Sự thật về cặp gián điệp lừa cả thế giới
Những lời dối trá của hai gián điệp Iraq là tâm điểm của cáo buộc Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), cái cớ đã khiến Mỹ và liên quân dấn vào cuộc chiến tại đất nước Vùng Vịnh năm 2003.
Cuộc chiến Iraq đã được Mỹ và liên quân tiến hành dựa trên cái cớ sai sự thật
Sáu tháng trước cuộc chiến, Thủ tướng Anh khi đó, Tony Blair, đã cảnh báo về mối đe dọa từ WMD của Saddam Hussein. Cùng ngày, 24/9/2002, Chính phủ Anh công bố hồ sơ gây tranh cãi về WMD của lãnh đạo Iraq thời đó. Nhằm thuyết phục công luận, hồ sơ này đăng kèm lời tựa của chính ông Blair, đảm bảo với độc giả rằng “chắc chắn” Saddam Hussein vẫn tiếp tục sản xuất WMD.
Nhưng thực tế không hề “chắc chắn” mà có rất nhiều nghi ngờ. Thông tin tình báo nguyên bản từ MI6 và các cơ quan tình báo khác mà hồ sơ căn cứ vào đều đã nêu rõ điều đó và việc loại bỏ ý kiến này đã gắn cho hồ sơ một sự khẳng định không hề được đảm bảo.
Hai gián điệp lừa đảo
Hầu hết các thông tin tình báo chủ chốt mà Phố Downing và Nhà Trắng sử dụng đều là bịa đặt và dối trá. Như tướng Mike Jackson, khi đó là chỉ huy quân đội Mỹ, nói: “Những gì có vẻ quý giá về thông tin tình báo hóa ra chỉ là trò hề, bởi vì nó trông giống như vàng nhưng lại không phải thế”.
Bên cạnh đó còn có một thông tin khác nhưng ít gây hoang mang hơn. Lord Butler, người mà sau cuộc chiến Iraq đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên của chính phủ về vấn đề tình báo WMD, nhận xét rằng ông Blair và cộng đồng tình báo đã “tự lừa phỉnh mình”.
Nhưng cả Lord Butler và ông Mike đều nhất trí Blair không dối trá bởi vì họ cho rằng Thủ tướng Anh thực sự đã tin rằng Saddam Hussein có WMD.
Lord Butler cho biết ông không hay biết về thông tin tình báo nào đó rằng Saddam Hussein không có WMD.
Nhân vật khét tiếng đã lừa cả thế giới là Rafid Ahmed Alwan al-Janabi, một kẻ đào tẩu khỏi Iraq. Những câu chuyện bịa đặt và những lời dối trá của ông ta là một phần quan trọng trong thông tin tình báo được dùng để phát động chiến tranh Iraq, một trong những cuộc chiến gây chia rẽ nhất trong lịch sử gần đây. Và chúng đã góp phần vào một trong những thất bại tình báo lớn nhất từ trước đến nay.
Janabi được biết đến là Curveball, mật danh do tình báo Mỹ đặt. Ông ta xuất hiện như một kẻ tìm nơi trú ẩn tại một trung tâm tị nạn ở Đức năm 1999 và tự nhận là một kỹ sư hóa học nên nhận được sự chú ý của cơ quan tình báo Đức BND.
Janabi tuyên bố đã tận mắt thấy nhiều phòng thí nghiệm sinh học di động trên những chiếc xe tải. Người Đức đã nghi ngờ những lời này và chia sẻ với người Mỹ và người Anh.
MI6 cũng ngờ vực và họ đã bày tỏ trong một bức điện mật gửi cho CIA: “Các yếu tố hành vi [của ông ta] khiến chúng tôi ấn tượng là điển hình của các cá nhân mà chúng ta vẫn thường xem như những kẻ bịa đặt [nhưng chúng tôi] có xu hướng tin rằng một phần quan trọng trong báo cáo [của Curveball] là thật”.
Người Anh quyết định bám lấy Curveball, và người Mỹ cũng vậy. Sau đó, ông này thừa nhận mình là một kẻ bịa đặt và đối trá.
Sự hợp tác từ một gián điệp khác dường như cũng góp phần lừa cả thế giới. Đó là một sĩ quan tình báo, thiếu tá Muhammad Harith, người tuyên bố rằng việc phát triển các phòng thí nghiệm sinh học di động là ý tưởng của chính ông ta. Nhân vật này còn tự nhận đã ra lệnh lắp đặt các phòng thí nghiệm này trên 7 xe tải Renault. Harith đã tìm đường sang Jordan và sau đó tiết lộ thông tin cho người Mỹ.
Muhammad Harith dường như đã chế ra câu chuyện của mình bởi vì ông ta muốn một nơi ở mới. Tuy nhiên, 10 tháng trước cuộc chiến Iraq, những gì ông ta nói đã được khẳng định chỉ là bịa.
Sự thật bị loại bỏ
Video đang HOT
Nhưng không phải tất cả các thông tin tình báo đều sai sự thật. Từ trước khi cuộc chiến bắt đầu, hai nguồn cấp cao của Iraq đều cho rằng lãnh đạo của họ không hề có WMD.
Nguồn của CIA là Ngoại trưởng Iraq Naji Sabri. Cựu thành viên CIA Bill Murray – người khi đó làm giám đốc trụ sở CIA ở Paris – đã gặp gỡ ông Sabri qua trung gian, một phóng viên Ảrập. Murray đã đưa ra một danh sách các câu hỏi và gửi cho vị Ngoại trưởng Iraq, với WMD được nêu đầu tiên.
Người trung gian đã gặp Naji Sabri ở New York vào tháng 9/2002 khi ông chuẩn bị phát biểu tại Liên Hợp Quốc – 6 tháng trước khi cuộc chiến bắt đầu và chỉ một tuần trước khi hồ sơ của Anh được công bố.
Bill Murray nói thông tin “tình báo tốt nhất” đã không được sử dụng.
Murray cho hay, kết luận được đưa ra Saddam Hussein “có vũ khí hóa học còn lại từ đầu thập niên 1990, [và] đã giao chúng cho các bộ tộc trung thành với ông ta. [Ông ta] đã dự định có các vũ khí hủy diệt hàng loạt – hóa học, sinh học và hạt nhân – nhưng lúc này ông ta hầu như không có gì cả”.
Nguồn tin cấp cao thứ 2 là giám đốc tình báo Iraq Tahir Jalil Habbush Al-Tikriti. Một sĩ quan MI6 đã gặp gỡ ông này ở Jordan vào tháng 1/2003 – hai tháng trước cuộc chiến. Habbush được cho là muốn đàm phán một thỏa thuận ngăn chặn cuộc chiến tranh sắp xảy ra. Ông này cũng khẳng định Saddam Hussein không có WMD hoạt động.
Nhưng thật ngạc nhiên, Lord Butler – người khẳng định rằng người Anh “có quyền” cảm thấy bị lừa đảo bởi Thủ tướng của họ – chỉ hay biết về thông tin từ Habbush sau khi báo cáo của ông được công bố.
“Tôi không thể giải thích điều đó”, ông Butler nói. “Đây là điều tôi nghĩ rằng đánh giá của chúng tôi đã bỏ qua. Nhưng khi chúng tôi hỏi về nó thì chúng tôi được bảo rằng đó không phải là một thực tế quan trọng, bởi vì SIS [MI6] coi đó là điều mà Saddam bịa ra để lừa đảo”.
Lord Butler nói thêm rằng ông không hay biết gì về thông tin do Naji Sabri cung cấp.
Cựu thành viên CIA Bill Murray không hài lòng với cách thức mà thông tin tình báo từ hai nguồn cấp cao này được sử dụng. “Tôi nghĩ chúng tôi có lẽ đã đưa ra thông tin tình báo tốt nhất so với bất cứ ai vào thời điểm trước chiến tranh, và tất cả hóa ra là sự thật. Nhưng thông tin đó không được sử dụng và đã bị loại bỏ”.
Theo soha
Những hình ảnh xuyên suốt 10 năm sau cuộc chiến Iraq
Đúng 10 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein. Một Iraq đã thay đổi nhờ bàn tay của Mỹ và liên quân nhưng vẫn chìm sâu trong bạo lực.
Dưới đây là những giờ khắc chính trong 10 năm qua ở Iraq, kể từ khi chiến tranh nổ ra cho đến khi quân đội nước ngoài do Mỹ đứng đầu rút khỏi nước này.
Lính thủy đánh bộ Mỹ ở bắc Kuwait chuẩn bị sau khi nhận lệnh vượt qua biên giới Iraq ngày 20/3/2003.
Báo chí đưa tin về cuộc chiến Iraq được trưng bày bên ngoài địa điểm mà sau này Bảo tàng truyền thông Newseum được xây dựng.
Lửa khói bốc lên từ khu vực Dinh Tổng thống bên bờ sông ở Baghdad sau một cuộc tấn công lớn ngày 21/3/2003.
Tổng thống George W. Bush họp với Hội đồng Chiến tranh tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng ngày 21/3/2003.
Một lính Mỹ thuộc Đặc nhiệm Tarawa chiến đấu với lực lượng Iraq từ một xe bọc thép ngày 23/3/2003 ở thành phố Nasiriyah thuộc miền nam Iraq.
Tiểu đoàn số 3 thuộc Binh chủng lính thủy đánh bộ số 4 của Mỹ tập kích Cầu Diyala ở Baghdad ngày 7/4/2003.
Lính Mỹ hạ tượng Saddam Hussein, một màn kết mang tính biểu tượng của sự sụp đổ chế độ ở Baghdad ngày 9/4/2003.
Người Iraq rời khỏi Baghdad ngày 11/4/2003 khi thành phố này rơi vào hỗn loạn, tràn ngập cướp bóc, hôi của và vô luật lệ.
Phó Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Iraq Mushin Hasan ngồi giữa những đồ vật khảo cổ học bị phá hủy ở Baghdad ngày 13/4/2003. Bảo tàng này bị cướp bóc tan hoang.
Ăn mặc như lính chiến, Tổng thống Bush gặp gỡ các phi công và các thành viên tổ lái của tàu sân bay USS Abraham Lincoln, những người sẽ trở lại Mỹ vào ngày 1/5/2003 sau khi được triển khai ở Vùng Vịnh.
Ảnh Saddam Hussein được chụp ngày 14/12/2003, một ngày sau khi ông này bị bắt. Lính Mỹ đã bắt được cựu Tổng thống Iraq khi ông này trốn trong một hầm nhện ở quê nhà Tikrit.
Các lao động làm việc tại một khách sạn ở Baghdad ngày 15/1/2004. Iraq bắt đầu tiến trình tái thiết đầy thách thức.
Iraq liên tục hứng chịu các vụ đánh bom xe. Trong ảnh là một cậu bé đứng tại hiện trường một vụ tấn công trước khách sạn Shaheen ở Baghdad ngày 28/1/2004.
Những bức ảnh về cảnh lính Mỹ lạm dụng tù nhân bên trong nhà tù Abu Ghraib được tiết lộ vào cuối tháng 4/2004. Bê bối này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình chống chiến tranh mạnh mẽ ở Iraq và khiến dư luận trên toàn thế giới phẫn nộ.
Các thành viên Shi'ite nổi dậy chuẩn bị chiến đấu trong các cuộc đụng độ với quân đội Mỹ ở Najaf ngày 7/8/2004, ngày đọ súng thứ 3 liên tiếp ở thánh địa này.
Trong bối cảnh bạo lực leo thang, các cử tri Iraq, gồm hàng nghìn phụ nữ, vẫn tham gia cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên ở đất nước này trong vòng một nửa thế kỷ ngày 30/1/2005. .
Các vụ nổ bom không giảm bớt. Trong ảnh là hiện trường vụ đánh bom xe giữa một khu chợ đông đúc ở đông Baghdad ngày 12/5/2005.
Lãnh đạo bị lật đổ của Iraq, Saddam Hussein, nói tại tòa án ở Vùng Xanh, Baghdad ngày 17/10/2006. Hussein và 6 bị cáo khác cùng bị xét xử về tội giết người hàng loạt trong chiến dịch Anfal nhằm vào phiến quân người Kurd hồi cuối những năm 1980.
Một cô gái tên là Mary McHugh than khóc hôn phu của mình, Trung sĩ James Regan, tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Washington ngày 27/5/2007. Người lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ này tử trận ở Iraq hồi tháng 1 cùng năm.
Tổng thống Barack Obama có bài phát biểu ngày 27/2/2009 trước các lính thủy đánh bộ tại Trại Lejeune ở Bắc Carolina. Trong bài phát biểu, ông nêu ra các kế hoạch rút dần quân Mỹ khỏi Iraq.
Các quân nhân Mỹ cúi đầu trong buổi lễ hạ quốc kỳ tại Baghdad ngày 15/12/2011. Buổi lễ này chính thức đặt dấu chấm hết cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq.
Một binh sĩ Mỹ chuẩn bị rời khỏi Căn cứ Không quân Sather ở Baghdad ngày 15/12/2011. Lực lượng cuối cùng của Mỹ rời Iraq và tiến sang Kuwait ngày 18/12, gần 9 năm sau khi phát động cuộc chiến nhiều tranh cãi nhằm lật đổ Saddam
Theo vietbao
Chiến tranh Iraq - hậu quả của thông tin tình báo sai lệch Một cuộc điều tra quy mô lớn về cuộc chiến kéo dài 10 năm qua trên lãnh thổ Iraq khẳng định, bằng chứng tình báo mà phương Tây sử dụng để xâm lược Baghdad dựa trên những thông tin thiếu chính xác. Điều tra mới nhất do BBC thực hiện cáo buộc, Mỹ và Anh cố tình dựa vào những thông tin tình...