Sự thật về căn bệnh quái lạ biến người tí hon thành khổng lồ
Với cơ thể kỳ quặc, người đàn ông được mệnh danh là “dị nhân khổng lồ” này đã trở thành trường hợp duy nhất trong lịch sử y học được xếp vào nhóm “tí hon kiêm không lồ” và cũng là bằng chứng cho thấy sự kỳ diệu của cơ thể người.
Phiên bản “ Thánh Gióng” ngoài đời thực
Adam Rainer sinh ra tại thành phố Graz, Áo vào năm 1899, cha mẹ của ông hoàn toàn bình thường.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, người đàn ông nhỏ thó sinh năm 1899 tại thành phố Graz này đã ghi danh vào quân đội nhưng không được chấp nhận vì không đủ chiều cao. Với chiều cao chỉ gần 1m40, ông đã bị loại vì quá thấp bé. 1 năm sau, mặc dù đã cao lên gần 5cm, ông vẫn bị từ chối do vẫn chưa đủ chiều cao so với quy định.
Năm 19 tuổi, ông bị xếp vào nhóm người lùn, thấp hơn so chiều cao trung bình khoảng 5cm. Báo cáo y học thời kỳ đó ghi lại, tuy thấp bé nhưng Rainer lại có bàn tay và bàn chân to bất thường so với kích cỡ cơ thể. Lần đầu đăng ký nhập ngũ, ông đi giày size 10 của Mỹ (tương đương với size 43 Châu Âu). 3 năm sau, bàn chân của ông bất ngờ phát triển gấp đôi, lên tới size 20 của Mỹ (size 53 Châu Âu).
Kỳ lạ hơn, năm ông 21 tuổi, mọi thứ thay đổi. Rainer phát triển đột ngột với tốc độ đáng báo động. Trong vòng 10 năm, chiều cao của “người tí hon” này tăng từ 1,47 m lên khoảng 2,16 m. Trong thời gian này, Rainer mắc bệnh vẹo xương sống ngày càng nghiêm trọng.
Sự thật phía sau điều bất thường
To lớn hơn hẳng người bình thường nhưng hồi nhỏ, Adam Rainer lại bị xếp vào nhóm “người lùn”.
Giữa năm 1930 và 1931, hai bác sĩ A. Mandl và F. Windholz quyết định kiểm tra trường hợp của Adam Rainer và phát hiện ra chứng bệnh Acromegaly, căn bệnh lần đầu tiên được nhắc đến trong tài liệu y khoa của bác sĩ Nicolas Saucerotte vào năm 1772.
Thủ phạm gây nên tình trạng phát triển đột ngột của Rainer là một khối u trong tuyến yên khiến hormone tăng trưởng tiết ra quá nhiều. Khối u khiến chân, tay của bệnh nhân to bất thường, trán và cằm nhô ra, môi dày, răng thưa.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), Acromegaly có thể hiểu là Hội chứng người khổng lồ hay to viễn cực.
Dấu hiệu dễ thấy ở nhóm người Acromegaly là bàn tay và bàn chân mở rộng, khuôn mặt thô rộng, da dày, nhiều dầu, mồ hôi và có mùi cơ thể khác thường, trong khi đó tăng trưởng mô da lại chậm nên xuất hiện tình trạng nhăn da.
Nguyên nhân gây bệnh Acromegaly là do tuyến yên tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng (GH). Đây là tuyến nhỏ nằm dưới đáy não phía sau cầu mũi, làm nhiệm vụ bài tiết một số hormone, trong đó có GH đóng một vai trò “quản lý” tăng trưởng thể chất.
Do Acromegaly có khuynh hướng tiến triển chậm nên các dấu hiệu sớm không rõ ràng, nhất là thời gian còn trẻ và không đồng nhất ở nhóm người cùng mắc bệnh.
Năm Adam Rainer 31 tuổi, 2 vị bác sĩ quyết định phẫu thuật dù họ biết tỷ lệ thành công rất thấp vì khối u đã phát triển trong 1 thập kỷ. Vài tháng sau khi ca phẫu thuật diễn ra, họ đo lại chiều cao của Rainer. Chiều cao của ông không tăng, nhưng chứng vẹo xương sống trở nên nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ nhận ra Rainer vẫn tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn.
Sức khỏe của Adam Rainer bắt đầu giảm dần. Ông mất khả năng nhìn bằng mắt phải và mất khả năng nghe ở tai bên trái. Theo thời gian, biến dạng ở cột sống trở nên rõ rệt khiến Rainer nằm liệt giường. Cuối cùng, Rainer qua đời ở tuổi 51 vào ngày 4/3/1950 với chiều cao đo được là 2,34m.
Theo Danviet
Nhóm phi công nữ chuyên rải bom ban đêm nghe danh đã rụng rời
Điều phi thường và đáng ngưỡng mộ ở những nữ phi công được biệt danh "Phù thuỷ bóng đêm" này là họ chỉ lái máy bay trong đêm và họ không hề đem theo dù. Máy bay của các "phù thủy" cũng không có radar, súng, radio mà chỉ có la bàn và bản đồ.
Biệt đội "Phù thuỷ bóng đêm" đã rải hơn 23.000 tấn bom vào các mục tiêu Quốc xã. Và khi làm như vậy, họ đã trở thành một tài sản quan trọng của Liên Xô trong chiến tranh Thế chiến II.
Với Hồng quân Liên xô, các nữ phi công trẻ của trung đoàn đánh bom đêm số 588 là tài sản lớn, góp phần tạo nên chiến thắng. Đối với kẻ địch, họ là những "phù thủy bóng đêm" đáng sợ nhất, bất kỳ kẻ nào có thể hạ được "một phù thủy" sẽ được phát xít Đức trao thưởng lớn.
Phát xít Đức thời đó gọi họ là Nachthexen, hay "phù thủy đêm", bởi vì tiếng ồn ào của những chiếc máy bay của họ trông giống như những chiếc chổi quét trong đêm. "Âm thanh này là cảnh báo duy nhất người Đức có. Các máy bay quá nhỏ để hiển thị trên radar ... hoặc trên các bộ định vị hồng ngoại ", Steve Prowse, tác giả của kịch bản The Night Witches, kể lại. "Họ không bao giờ sử dụng radio, vì vậy các đài phát thanh không thể lần được tần số. Về cơ bản họ là những bóng ma. "
Chân dung nữ tướng Marina Raskova.
Sử dụng những nữ phi công ném bom không phải là sự lựa chọn đầu tiên. Trong khi phụ nữ trước đây đã bị cấm tham gia chiến đấu, nhưng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đầy khốc liệt đã khiến các nhà lãnh đạo Liên Xô có lý do để xem xét lại chính sách này. Trùm Phát xít Adolf Hitler đã khởi động Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lăng khổng lồ của vào Liên bang Xô viết tháng 6 năm 1941. Vào mùa thu, quân Đức đang tràn vào Moscow, Leningrad bị bao vây và Hồng quân đang phải vật lộn. Liên Xô đã tuyệt vọng.
Và lần xuất quân đầu tiên của phi đội bay "Phù thuỷ bóng đêm" ngày 28.6.1942 đã thành công khiến quân đội Đức một phen hú vía.
Phi đội này là sản phẩm trí tuệ của Marina Raskova, một nữ phi công nổi tiếng của Liên Xô được gọi là "Amelia Earhart của Liên Xô" - không chỉ là hoa tiêu đầu tiên của Không quân Liên Xô mà bà còn trải qua nhiều chuyến bay dài trong cuộc chiến. bà đã nhận được thư từ các phụ nữ khắp Liên Xô muốn tham gia vào chiến tranh Thế chiến II. Trong khi họ được phép tham gia vào các vai trò hỗ trợ, có rất nhiều người muốn trở thành những tay súng và phi công, bay một mình. Nhiều người đã mất anh em hoặc người yêu, hoặc đã nhìn thấy nhà cửa và làng mạc của họ bị tàn phá. Nhìn thấy cơ hội, Raskova đã kiến nghị cho nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin để cho cô thành lập một đội chiến đấu nữ.
Vào ngày 8 tháng 10 năm 1941, nhà lãnh đạo Josef Stalin đã ký sắc lệnh thành lập ba trung đoàn không quân gồm toàn nữ giới. Raskova nhanh chóng triển khai tuyển mộ đội quân. Từ hơn 2.000 ứng viên, bà đã chọn khoảng 400 phụ nữ cho mỗi ba đơn vị. Hầu hết là sinh viên, độ tuổi từ 17 đến 26. Những người được lựa chọn chuyển đến Engels, một thị trấn nhỏ phía Bắc của Stalingrad, để bắt đầu đào tạo tại Trường Hàng không Engels.
Họ trải qua một chương trình giáo dục cường độ cực cao - dự kiến sẽ học trong một vài tháng mà hầu hết binh sĩ phải mất vài năm để nắm bắt. Mỗi người tuyển dụng phải đào tạo và thực hiện như là phi công, lái tàu, bảo dưỡng và đội tàu ngầm.
Các nữ phi công trẻ này điều khiển những chiếc máy bay gỗ và vải bạt mỏng manh Polikarpov PO - 2 để đối chọi lại với quân địch được trang bị đầy đủ trong chiến trận được coi là khốc liệt nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bị trúng đạn, chiếc máy bay của họ sẽ bốc cháy như tờ giấy.
Điều phi thường và đáng ngưỡng mộ ở những nữ "phù thủy" này là họ chỉ lái máy bay trong đêm và họ không hề đem theo dù. Máy bay của các "phù thủy" cũng không có radar, súng, radio mà chỉ có la bàn và bản đồ.
Ở thời điểm cao trào, trung đoàn 588 xuất kích tới 18 lần trong một đêm. Máy bay của họ chỉ có thể mang theo 6 quả bom trong một lần xuất kích và ngay sau đó phải quay về lắp bom rồi tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ. Do hạn chế về tải trọng nên các phi công nữ không mang theo dù, phải bay ở tầm thấp và dễ dàng bị phát hiện. Nadezhda Popova, một trong những "phù thủy bóng đêm" nổi tiếng nhất đã tự mình xuất kích 852 lần thực hiện nhiệm vụ, nhận nhiều huân chương và danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Sự gan dạ không phải là yếu tố duy nhất khiến các nữ "phù thủy" thành công mà yếu tố quan trọng nhất là họ có chiến thuật chiến đấu vô cùng thông minh. Các nữ "phù thủy" thường bay trong đội hình 3 máy bay với 2 máy bay luôn hoạt động như chim mồi thu hút sự chú ý của phát xít Đức. Sau một thời điểm nhất định, 2 máy bay sẽ đột nhiên tách ra những hướng khác nhau và nhanh chóng di chuyển khi chiếc còn lại thả bom.
Phi công Đức rất sợ khi đối đầu đội quân "phù thủy" này của Liên Xô. Đầu năm 1943, nữ phi công Tamara Pamyatnykh cùng một đồng đội từng tả xung hữu đột giữa đội hình 42 oanh tạc cơ và máy bay tiêm kích hộ tống của Đức, bắn cháy hai máy bay Đức, trước khi chiếc Po-2 của Pamyatnykh bị bắn rụng cánh. Cô nhảy dù xuống đất và được người dân cứu giúp.
Tin đồn bắt đầu lan rộng trong quân Đức rằng các nữ phi công Liên Xô được tiêm loại thuốc giúp họ có thị lực tinh tường như loài mèo trong đêm tối, thậm chí tin đồn còn nói rằng những nữ phi công anh hùng này có xuất thân từ những tên tội phạm. Tuy nhiên, sự khiếp sợ và thêu dệt thông tin thất thiệt về những phù thuỷ đêm càng khiến cho họ trở nên nổi tiếng hơn và khi nhắc đến họ, phát xít Đức không khỏi rùng mình.
Cho đến khi kết thúc chiến tranh, các "phù thủy bóng đêm" Liên Xô đã thực hiện tổng cộng 30.000 lượt oanh tạc, rải 23.000 tấn bom lên các mục tiêu phát xít Đức. Trung đoàn 588 mất 30 nữ phi công trong chiến đấu, 23 người được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Trung đoàn 588 sau đó được đổi tên thành Trung đoàn Không quân Oanh tạc đêm Bảo vệ Taman số 46 và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Mặc dù là đơn vị được trang trí nhiều nhất trong Không quân Liên Xô trong chiến tranh, trung đoàn Phù thủy bóng đêm đã tan rã sáu tháng sau khi Thế chiến II kết thúc.
Theo Danviet
Nô lệ tình dục thời thế chiến cuối cùng ở TQ qua đời Một chuyên gia nhận định, Trung Quốc đã không còn ai " đứng lên và nói về một phần lịch sử". Bà Hoàng Hữu Lương qua đời ở tuổi 90. Hoàng Hưu Lương, người "phụ nữ giải khuây" cuối cùng còn sống cho đến ngày nay, đã qua đời tại quê nhà ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Bà hưởng thọ 90 tuổi,...