Sự thật về cam Cao Phong giá rẻ tràn lan trên phố
Cam Cao Phong là loại cam đặc sản của vùng Cao Phong Hòa Bình, với những giá trị về kinh tế và chất lượng thì giá bán của loại cam này dao động từ 30.000/kg trở lên khi mua tại vườn.
Tuy nhiên, trên những vỉa hè hay những khu chợ dân sinh tại thành phố Hà Nội, nó lại có giá rẻ đến bất ngờ, chỉ 15.000 đồng/ kg.
Cam gắn mác Cao Phong Hòa Bình giá rẻ được chào bán khắp các tuyến phố Hà Nội
Quả quý được chứng nhận chỉ dẫn địa lý
Từ nhiều năm nay, cam Cao Phong đã trở thành một thương hiệu của Hòa Bình. Cam vỏ mọng nhiều nước có vị ngọt chua đặc trưng. Đây là nông sản đem lại sản lượng cao cho người dân nơi đây. Tại Cao Phong hiện nay đang phát triển 4 giống cam chính là cam lòng vàng, cam Xã Đoài, cam canh, cam V2. Bốn giống cam này lần lượt ra trái từ tháng 9 dương lịch đến khoảng tháng 2-3, mùa chín rộ ước chừng vào Tết Nguyên đán.
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Đây là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.
Cam tại đây được hướng dẫn trồng và phát triển theo mô hình trồng cam sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Vì là loại quả tươi ngon và có chất lượng tốt nên hiện nay cam không chỉ bày bán ở thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Các cấp chính quyền tại đây cũng tạo mọi điều kiện để giúp đỡ người dân trồng cam theo mô hình sạch, và có những hướng phát triển cho mỗi năm để phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, hướng tới đem cam Cao Phong xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng năm, tại đây còn tổ chức lễ hội Cam Cao Phong để quảng bá hình ảnh cam Cao Phong và khẳng định thương hiệu cam số một hiện nay.
Chị Tường Anh, chủ vườn tại đây cho biết: ” Trồng và chăm sóc theo mô hình VietGap đã làm cho chất lượng cam ngày càng tăng lên, năng suất hàng năm cũng tăng lên rất nhiều. Mỗi năm vào ngày lễ hội thì cũng được tổ chức để nhằm quảng bá hình ảnh của cam Cao Phong ra rộng rãi hơn”.
Trung bình giá cam tại vườn được bán với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg và giá này, theo người trồng còn có thể tăng lên tùy vào nhu cầu của thị trường, tùy thuộc từng loại cam,ví dụ như cam V2 thường ra quả vào dịp Tết Nguyên đán nên rất được ưa chuộng, vì thế giá cũng cao hơn những loại cam khác.
Video đang HOT
Giá cam tại vườn còn đắt hơn khi xuống phố
Theo chị Tường Anh cho biết: “Giá tại vườn là 25.000-30.000 đồng/kg thì nếu đem ra thị trường, đặc biệt là đưa đến các thành phố lớn như Hà Nội thì giá ước chừng khoảng từ 45.000 đồng/kg trở lên”.
Thế nhưng, tại các cung đường Hà Nội như Nguyễn Xiễn, Hồ Tùng Mậu… hay tại một số chợ dân sinh, “Cao Phong” lại chỉ có 10.000-15000 đồng/kg. Giá mà ngay cả bán tại vườn cũng không có. Khi được hỏi về xuất xứ của những trái cam này, người bán đều thản nhiên trả lời đây là cam Cao Phong chuyển từ Hòa Bình về.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao lại có giả rẻ hơn nhiều so với mua tại vườn như vậy thì người mua sẽ nhận được câu trả lời rằng đây là loại rẻ hoặc mua nhiều nên giá rẻ hơn. Chị Liên (bán hoa quả ở chợ Nhà Xanh- Xuân Thủy) cho biết: “Cam này là cam Cao Phong chuẩn, nhưng cũng có loại này loại kia nên giá rẻ hơn thôi em “.
Thực tế, những quả cam mang thương hiệu Cao Phong nhưng thực chất lại được lấy từ những tỉnh khác hoặc thậm chí là hàng từ Trung Quốc với cái giá chỉ vài ngàn đồng một cân. “Như cam ở những nơi khác nhập chỉ có giá khoảng 9000-10.000 đồng/ kg thôi, rất rẻ, còn giá cam ở Cao Phong thì không bao giờ có giá như vậy.
Cam đấy nhìn bề ngoài thì nó giống hệt như cam Cao Phong nhưng những người nào sành ăn thì người ta biết ngay. Vì cam bình thường sẽ không có độ đậm cũng như mùi thơm đặc trưng. Có khi cũng là loại cam lòng vàng nhưng được trồng ở khu vực khác trong tỉnh, nhưng cũng không thể nào ngon bằng cam ở tại chính đất Cao Phong”, chị Tường Anh chia sẻ thêm.
Đánh vào nhu cầu của người mua muốn mua những sản phẩm có danh tiếng nhưng lại thích rẻ, chính vì vậy những người bán, nghiễm nhiên dùng cái mác cam Cao Phong để che mắt người mua. Vì cam Cao Phong thật có giá thành thường cao hơn những loại cam ở nơi khác, chính vì vậy nhiều người không biết có thể mua phải những loại cam cộp mác Cao Phong nhưng thực ra thì lại không phải.
Bạn Mỹ Hảo (sinh viên) cho biết: ” Mình cũng hay mua hoa quả ở mấy sạp bên vỉa hè nhưng cũng chưa bao giờ tìm hiểu kỹ lắm. Người bán nói cam ở đâu thì mình biết vậy thôi chứ cũng không tìm hiểu gì nhiều, giá cả hợp lý thì mua thôi”…
Việc thương hiệu cam Cao Phong bị đem đi gắn mác cho những loại cam không phải cam Cao Phong chính gốc sẽ làm tổn thất lớn về thương hiệu cũng như niềm tin của người tiêu dùng.
Người mua phải cam Cao Phong nhái sẽ đánh giá sai về chất lượng những trái cam mà người trồng đang từng ngày phải xây dựng, gìn giữ. Những trái cam đạt chuẩn mà những người trồng phải chăm bón kỹ lưỡng rồi sẽ bị hàng nhái làm mất đi uy tín và niềm tin của người tiêu dùng .
Theo Phapluat.
Hòa Bình tưng bừng tổ chức lễ hội cây có múi
Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc cùng cả trăm gian hàng bán nông sản khác đã cùng hội tụ về Lễ hội cây có múi tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là dịp để Hòa Bình quảng bá các đặc sản của xứ Mường tới người tiêu dùng.
Sáng 2/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019, Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình.
Dự lễ khai mạc có các đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố; đại diện Sở NN&PTNT cùng Trung tâm Khuyến nông của 24 tỉnh phía Bắc...
Phát biểu tại Lễ hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, thông qua sự kiện tỉnh Hòa Bình công bố 24 sản phẩm OCOP lần đầu tiên sau hơn 1 năm tập trung thực hiện theo các điều kiện, yêu cầu của sản phẩm OCOP. Đây là tín hiệu rất vui, chứng tỏ trình độ sản xuất của nông dân chúng ta được nâng lên; cho thấy rằng tiềm năng phát triển nông sản hàng hóa của Việt Nam, kể cả các nhóm sản phẩm trụ cột quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh, đặc biệt là nhóm nông sản đặc sản của làng xã, địa phương chúng ta rất đa dạng, phong phú và dồi dào.
"Nhà nước, doanh nghiệp cùng với người nông dân có liên kết tốt thì chúng ta sẽ làm nên nhiều sản phẩm nông sản vừa tốt, giá thành phù hợp và chất lượng rất cao, không chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa mà còn cả thị trường xuất khẩu" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tham quan các gian hàng.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ thêm, các tỉnh, các địa phương, bà con nông dân đã rất chủ động trong xúc tiến thương mại. Một là, ứng dụng những công nghệ cao của công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc ngay từ khâu sản xuất, chế biến cho đến khâu bán hàng. Thứ hai, trình độ sản xuất hàng hóa của người nông dân Việt Nam từ việc áp dụng xây dựng vùng nguyên liệu sạch cho đến việc tổ chức sản xuất hàng hóa, mẫu mã, bao bì được nâng cao.
Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến chất lượng và đưa ra sản phẩm hàng hóa tốt nhất, bắt mắt nhất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường...
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao giấy chứng nhận OCOP cho các hộ kinh doanh.
Tại diễn văn khai mạc Hội chợ và lễ hội, ông Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, khu vực phía Bắc có hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó có hơn 400 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.
Mặt hàng cam Cao Phong được trưng bày tại lễ hội.
Đặc biệt, khu vực này có hơn 100.000 ha trồng cây ăn quả có múi, chiếm gần 50% diện tích cây ăn quả có múi của cả nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành nông nghiệp, xây dựng nông thông mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Đây là dịp để các địa phương của tỉnh Hòa Bình giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của mình tới người tiêu dùng.
Riêng tại Hòa Bình, toàn tỉnh có 10.500ha cây ăn quả có múi với cơ cấu giống chín sớm chiếm 25% với các giống CS1, quyt Ôn Châu; chín chinh vu 45% với các giống cam xã Đoài, cam Vân Du, quyt, bưởi đỏ, bưởi da xanh; chín muộn chiếm 30% với các giống cam Canh, cam V2; cho sản lượng hơn 15 vạn tấn với giá trị sản phẩm thu được từ 450-500 triệu đồng/ha, là yếu tố chính giúp tăng giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt của tỉnh đạt 135 triệu đồng/ha cũng như tăng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6,2% năm 2019.
Phụ nữ Mường tham dự lễ hội.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Hòa Bình đã công nhận 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, hòa cùng với hơn 400 sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Bắc, đưa sản phẩm đặc thù từng địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tham gia Hội chợ và Lễ hội năm nay có gần 200 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia với gần 300 gian hàng và khoảng 4.000 loại sản phẩm. Đây là dịp để quảng bá sản phẩm cây ăn quả có múi, nông sản và sản phẩm OCOP các địa phương của Hòa Bình và các tỉnh phía Bắc đến người tiêu dùng.
Theo Danviet
Làm được việc này, người trồng cam không lo ế mà vẫn thu tiền tỷ Cam được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap luôn được các chuỗi siêu thị và người tiêu dùng đặt mua. Người trồng cam ở thủ phủ cam Cao Phong (Hòa Bình) đã đang nâng đời cho 7,8 vạn tấn cam bằng tiêu chuẩn VietGap. Đây là cách người trồng cam tự cứu lấy mình. Đầu vụ thu hoạch cam, giá cam luôn là...