Sự thật về cái chết của huyền thoại Escobar
Số phận của Andres Escobar có nhiều liên hệ với một người trùng tên với anh, ông trùm ma túy Pablo Escobar.
Tin tức về cái chết của Andres Escobar thật sự đã tạo nên một cú sốc với cả đất nước Colombia và thế giới bóng đá. Anh qua đời ở tuổi 27, khi đang ở độ chin của sự nghiệp, và là người đội trưởng mẫu mực, trầm lặng và được yêu mến của đội tuyển quốc gia Colombia. Tình yêu mà người hâm mộ dành cho Andres Escobar, vô tình, cũng gần giống như tình yêu mà họ dành cho một người mang họ Escobar khác, ông trùm ma túy Pablo Escobar.
Pablo Escobar sở hữu một đế chế ma túy trị giá tới hàng tỷ USD vào thời điểm đó, là đối tượng truy lùng của cảnh sát nhưng lại là người hùng với hàng triệu dân nghèo Colombia bởi ông cung cấp cho họ nhà ở và việc làm, những điều chính phủ không làm được. Ông cũng dành tình yêu lớn cho bóng đá, xây nhiều sân vận động cho những đứa trẻ có chỗ vui chơi và thậm chí còn sở hữu một đội bóng là Atletico Nacional. Đội bóng này lên ngôi vô địch Copa Libetadores năm 1989 với rất nhiều ngôi sao quốc nội trong đội hình, trong đó có Andres Escobar.
Vào thập niên 80, các ông trùm ma túy khác theo chân Escobar đầu tư vào bóng đá, đầu tư tiền của vào xây dựng các đội bóng, trả lương hậu hĩnh để giữ chân các ngôi sao, tạo nên một cuộc hồi sinh của nền bóng đá nước này. Khi Pablo Escobar bị giam ở nhà tù Catedral ngoại ô Medelin, các thành viên của đội tuyển quốc gia Colombia thường xuyên tới thăm ông một cách bí mật.
Một bê bối xảy ra vào cuối năm 1993, khi thủ thành nổi tiếng với củ phá bóng kiểu bọ cạp Rene Higuita bị các nhà báo bắt gặp trên đường tới thăm Pablo Escobar. Nó không chỉ khiến Higuita bị loại khỏi danh sách dự World Cup 2014 tại Mỹ, mà còn đẩy anh vào vòng lao lý vì chính phủ Colombia cho rằng anh có liên hệ với ông trùm ma túy này. Ngày 2/12/1993, một ngày sau sinh nhật lần thứ 44 của mình, Pablo Escobar bị giết.
Kẻ chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này được cho là The Pepes, với sự hậu thuẫn của các băng nhóm buôn ma túy đối địch khác ở Medelin và sự giật dây từ phía sau của cảnh sát. Chính phủ Colombia tin rằng cái chết của ông trùm Escobar có thể chấm dứt tình trạng bạo lực tràn lan ở nơi này, nhưng họ đã nhầm. Mọi chuyện càng trở nên hỗn loạn hơn sau đó.
Nếu như trước đây, mọi việc trong thế giới ngầm ở thành phố Medelin đều phải hỏi qua ý kiến của Escobar, thì sau cái chết của ông, bất kỳ ai cũng trở thành “ông chủ” của riêng mình. HLV trưởng đội tuyển quốc gia Colombia, Maturana nói: “Khi Pablo Escobar chết, cả thế giới bàng hoàng và than khóc. Và kể từ lúc đó, bạn phải cảnh giác mọi lúc mọi nơi. Bạn không thể tin tưởng ai nữa, kể cả cảnh sát”.
Video đang HOT
Chàng hậu vệ Andres Escobar khi đó vừa cầu hôn bạn gái Cascardo của mình, và cũng đồng thời nhận được lời đề nghị chơi cho Milan ở mùa giải sau đó. Anh cũng có một niềm tin tuyệt đối rằng bóng đá có thể ngăn chặn bạo lực đang tàn phá quê hương mình. Nhưng với cái chết của ông trùm Pablo Escobar trước đó, cộng với thất bại gây sốc của đội tuyển Colombia trên đất Mỹ, mọi chuyện càng trở nên không thể kiểm soát nổi.
Theo VNE
World Cup 1994: Ngỡ ngàng & bi kịch
Giải đấu World Cup trên đất Mỹ lẽ ra đã hoàn hảo nếu không có vài vết xước, mà khủng khiếp nhất là cú đá phản lưới định mệnh của Andres Escobar.
NƯỚC MỸ KHIẾN CẢ THẾ GIỚI NGỠ NGÀNG
Trong chiến dịch vận động giành quyền đăng cai World Cup1994 có 3 đại diện lọt vào vòng chung kết: Mỹ, Brazil và Morocco (Ma Rốc). Tất cả đều nghĩ rằng, World Cup sẽ trở lại với Nam Mỹ. Brazil rõ ràng là ứng viên sáng nhất trong 3 cái tên cuối cùng. Bởi chẳng ai tin Morocco có thể đăng cai một kỳ World Cup và Mỹ, đất nước thậm chí còn không biết bóng đá là môn thể thao gì, lại càng không.
Nhưng một bất ngờ lớn đã xảy ra. Mỹ giành tới quá nửa số phiếu bầu từ hội đồng các thành viên Exco ngay từ vòng đầu tiên. Lẽ ra người ta sẽ tổ chức 2 vòng bầu chọn, nhưng chiến thắng tuyệt đối của người Mỹ khiến Brazil thua cũng tâm phục khẩu phục.
Sau bất ngờ đến sự tò mò. Mỹ sẽ tổ chức World Cup thế nào khi mà người dân của họ vốn không hề thích bóng đá. Nếu như cả thế giới gọi bóng đá là football (hoặc một cụm từ gì đó, nhưng kiểu gì cũng phải gắn từ &'quả bóng' vào) thì người Mỹ gọi bóng đá là soccer. Ở Mỹ, football là Bóng bầu dục.
Cựu tổng thống Mỹ, Bill Clinton, chỉ biết tới bóng bầu dục trước VCK World Cup 1994?
Sự ngơ ngác của người Mỹ về bóng đá thể hiện qua 2 câu chuyện khôi hài diễn ra trong chính lễ khai mạc World Cup. Câu chuyện đầu tiên, dựa trên một lời đồn, cho rằng: Chính tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nói trước mặt Thủ tướng Đức Helmut Kohl một câu đầy khôi hài: "Cho đến khi nước Mỹ tổ chức World Cup tôi mới biết quả bóng... hình tròn" (quả bóng mà người Mỹ biết đến từ trước đến nay hình bầu dục).
Kế đó, nữ danh ca Dinna Ross được bố trí sút quả bóng từ cự ly rất gần vào khung thành bỏ trống, coi như một nghi thức trong lễ khai mạc. Nhưng bà đã đá quả bóng ra ngoài. Chuyện vốn chẳng lấy gì làm vui. Nhưng khán giả Mỹ bỗng đứng dậy vỗ tay rầm trời. Với người Mỹ, cũng giống như chơi bóng bầu dục, trái bóng chỉ cần lăn qua một cái vạch màu trắng là điểm số đã được ghi.
Vậy đó, liệu người ta có thể trông đợi gì ở lượng khán giả tới sân?
Nhưng nước Mỹ đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Với lượng khán giả tới sân trung bình đạt 69.000 CĐV/trận, Mỹ 1994 đã phá vỡ kỷ lục về lượng khán giả tồn tại từ World Cup 1966 ở Anh. Theo con số của BTC, cả World Cup 1994 đã đón tổng cộng 3,6 triệu lượt CĐV tới sân xem bóng đá. Con số này cho đến tận bây giờ vẫn còn là một kỷ lục, dù World Cup năm đó chỉ có 52 trận đấu thay vì 64 trận như ngày hôm nay.
Nước Mỹ đi xem World Cup như trẩy hội
Với tiềm lực kinh tế vững vàng và thái độ làm việc nghiêm túc, nước Mỹ đã tổ chức một trong những kỳ World Cup quy củ và hiện đại bậc nhất thế giới thậm chí tính cả đến ngày hôm nay. Rất nhiều CĐV từ các quốc gia Nam Mỹ đã há hốc mồm khi thấy một chiếc xe chạy vào sân đưa cầu thủ chấn thương ra ngoài (trước đó họ chỉ dùng cáng).
Bóng đá với người Mỹ cũng dễ chịu hơn hẳn. Thay vì những màn la hét, chửi rủa lẫn nhau giữa 2 lực lượng CĐV, người ta thấy dân Mỹ đi xem bóng đá như thể đi... picnic. Họ mang theo đồ ăn thức uống vào sân. Họ ăn, uống và bình luận sôi nổi. Tuyệt đối không có tranh cãi (bởi người ta cũng chẳng biết gì về... luật bóng đá mà cãi nhau).
Một kỳ World Cup thưởng thức đúng nghĩa.
Bi kịch Andres Escobar
World Cup 1994 thực tế đã có thể kết thúc hoàn hảo y như cái cách nó bắt đầu. Đáng tiếc, sự kiện hậu vệ người Colombia Andres Escobar bị bắn chết chỉ 10 ngày sau khi vô tình đá phản lưới nhà trong trận đấu với chính đội chủ nhà Mỹ, đã phủ một bóng đen tang tóc vào một góc World Cup.
Pha đá phản lưới nhà đen tối của Escobar
Escobar gần như đã bị xả cả một băng đạn vào người khi đang lấy xe sau khi dùng bữa ăn với gia đình tại quê nhà. Một vài người chứng kiến sự việc kể lại, họ nghe những tên bắn Escobar vừa bóp cò vừa gằn giọng về chuyện hậu vệ này đã đá phản lưới nhà ra sao. Chất giọng đầy sự hằn học và cái cách những tay xã hội đen này muốn xé tan cơ thể Escobar bằng những phát súng cũng cho thấy sự man rợ của vụ giết người này.
Lần theo cái chết của Escobar người ta phát hiện thêm ra những bí ẩn kinh hoàng. Hóa ra kẻ giết chàng hậu vệ tội nghiệp người Colombia (bị bắt và kết án 43 năm tù) là một tay giết thuê. Hắn làm việc cho một lực lượng mafia chuyên buôn bán ma túy và vũ khí.
Và anh đã phải trả giá bằng mạng sống của mình
Khi tên thuê sát thủ giết Escobar bị phanh phui, người ta mới biết gã này đã đặt cược một số tiền lên tới cả chục triệu USD vào trận đấu giữa Colombia và Mỹ. Hắn thua cuộc và Escobar phải đền tội vì đá phản lưới nhà.
Sự kiện này cũng đồng thời đánh dấu World Cup 1994 trở thành kỳ World Cup đầu tiên xuất hiện cảnh tượng những tên mafia ngang nhiên đặt vài chục triệu đô cho kết quả thắng-thua một trận đấu. Cảnh sát đã thử lật tung cả giải đấu xem có phát hiện trận nào khả nghi hay không, nhưng tài liệu điều tra vụ việc này mãi mãi không bao giờ được công bố.
Theo VNE
Những khoảnh khắc World Cup: Tấn bi kịch của Andres Escobar Một bàn phản lưới nhà ở World Cup Mỹ 1994 đã dẫn tới số phận bi kịch cho đội trưởng ĐT Colombia, người là nạn nhân của cả một xã hội, chứ không chỉ của những trận bóng đá. "Cuộc sống không chấm dứt ở đây. Chúng ta phải tiếp tục. Cuộc sống không thể chấm dứt ở đây. Dù khó khăn ra...