Sự thật về bài viết “Cảnh báo mùa sứa biển” đang gây chấn động MXH và cách xử lý đúng nhất nếu bị sửa biển cắn
Mùa hè tới đi biển nhỡ chẳng may bị sứa cắn cũng mất vui, lưu ý ngay những cách xử lý này để đảm bảo phòng ngừa kịp thời và an toàn nhé!
Mùa hè đến đồng nghĩa với mùa du lịch biển cũng tràn về. Tâm lý chung của dân tình dưới thời tiết nắng nóng như thế này là được ra biển vùng vẫy trong làn nước, hưởng gió lồng lộng. Thế nhưng ngoài những tai nạn đuối nước, cát lún, sóng ngầm phổ biến, thì một tai nạn khi đi biển nữa mà mọi người có thể gặp phải đó chính là bị sứa biển cắn.
Mới gần đây, bài viết “Cảnh báo mùa sứa biển” được các fanpage cộng đồng du lịch đăng tải đang gây xôn xao MXH, dân tình liên tục bình luận và chia sẻ để phòng tránh. Thế nhưng sự thật về mùa sứa biển này chưa hẳn là như vậy.
Bài viết đang nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng
Sự thật về mùa sứa biển
Trong bài viết trên MXH, ngay từ phần mở đầu tác giả có đề cập tới “mùa sứa biển” trong những tháng hè. Nhưng thực chất, không có khái niệm “mùa sứa”, sứa không hoạt động theo mùa mà là mùa hè người dân đi biển nhiều nên tai nạn do sứa gây ra nhiều hơn. Sứa có ở biển quanh năm, “mùa sứa biển” cần hiểu đúng lại là mùa du lịch nên gặp nhiều sứa.
Dân tình đi biển nhiều, nên gặp sứa nhiều hơn. Nguồn: Internet.
Những năm gần đây, tình trạng sứa biển cắn khi đi du lịch biển vẫn rải rác xuất hiện ở Việt Nam và trên thế giới, nhiều ca gặp biến chứng nguy hiểm do cắn vào chỗ hiểm hóc như tai, mắt, vùng kín.
Vết thương do bị sửa biến cắn.
Triệu chứng khi bị sứa biển cắn
Video đang HOT
Đầu tiên, việc sửa biển cắt có thể hiểu là con sứa đã truyền chất độc vào cơ thể người. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ bị rát, nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều, cảm thấy khó chịu. Còn nặng hơn thì có thể xảy ra tai biến tức thì, nạn nhân rơi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, dẫn đến hôn mê. Trong trường hợp này cần đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) thì độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.
Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst.
Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu. Nếu nặng hơn chút thì có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.
Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi thì phải đến viện ngay để được hồi sức và chống sốc.
Cách xử lý kịp thời và đúng nhất nếu bị sửa biển cắn/ đốt
Phương thức sứa biển đốt con người hoặc các động vật khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, để xử lý kịp thời khi bị sứa biển cắn, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:
Với trẻ nhỏ:
- Bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, trấn an để trẻ bớt lo lắng, sợ hãi.
- Hạn chế vận động vùng bị thương.
- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước thường vì làm tổn thương nặng hơn. Có thể dùng dấm, ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt.
Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt.
- Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương. Có thể chườm đá để giảm đau.
- Trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi bị sứa đốt với các biểu hiện như ớn lạnh, lo sợ, hoảng hốt, xuất hiện các triệu chứng nóng bừng, nổi ban đỏ ngứa trên da, phù mắt, phù môi, ngạt mũi…, cảm thấy khó thở, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt… cần nhanh chóng đưa đến viện ngay.
- Ngoài ra, dù đảm bảo sơ cứu nhưng vẫn cần theo dõi kỹ trong 8 giờ. Nếu trẻ còn đau hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cần đến cơ sở y tế ngay.
Với người lớn:
- Người sơ cứu cần đeo găng hoặc quấn khăn, túi nilon… lấy các xúc tu hoặc tay sứa còn bám trên người ra khỏi nạn nhân.
- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da.
Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương.
- Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, soda hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương), dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem…) để cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị đốt, tránh làm mạnh tay kẻo gây ra những tổn thương trên da.
- Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Tại chỗ bị chích có thể dùng một loại histamin bôi hoặc kem hydrocortison nhằm làm giảm ngứa, giảm sưng. Khi nạn nhân bị sứa đốt tình hình trở nên trầm trọng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, vào mùa du lịch biển nên phòng sẵn một số thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc chữa tiêu chảy và một chai dấm để chủ động xử lý khi bị sứa cắn. Khi xuống tắm, nếu cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải sứa cắn không, từ đó điều trị kịp thời.
Theo Trí Thức Trẻ
Cắm 50 biển cảnh báo nguy hiểm đuối nước, lắp đặt bể bơi cho trẻ em
Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vừa tổ chức cắm 50 biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước cao và đang tiến hành lắp đặt bể bơi thông minh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Trường Tiểu học Nam Hồng.
50 biển báo nguy hiểm đã được lắp đặt tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước cao
Thị đoàn Hồng Lĩnh đã chỉ đạo các cơ sở đoàn phường, xã cắm 50 biển báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước cao ở dọc các sông, kênh nhà Lê, hồ Thiên Tượng, đập Đá Bạc, đập Khe Dọc...
Đồng thời khảo sát, cải tạo, khoanh vùng các khu vực tiềm ẩn nguy cơ gây đuối cho nước trẻ em; thành lập các đội thanh niên xung kích thường xuyên theo dõi, kiểm tra tại các địa điểm trẻ em thường tắm để nhắc nhở và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
Các cơ sở đoàn triển khai các lớp học bơi cho thanh thiếu nhi trong dịp hè
Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn tiến hành lồng ghép sinh hoạt hè với tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước, tai nạn thương tích cho hơn 1.500 lượt ĐVTN, thiếu niên nhi đồng và tổ chức các lớp học bơi cho thanh thiếu nhi trong dịp hè. Trong đó có 3 lớp học bơi miễn phí cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa.
Tại Trường Tiểu học Nam Hồng, từ nguồn kinh phí do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tài trợ thông qua Văn phòng Tư vấn trẻ em Hồng Lĩnh, bể bể bơi thông minh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được lắp đặt.
Đến nay, công trình bể bơi thông minh đã hoàn thành việc bắt đường ống nước, lắp đặt bể bơi và đang tiếp tục lắp đặt mái che, nhà thay quần áo cùng các hạng mục kèm theo
Bể bơi thông minh có chiều dài 16m, rộng 6m và cao 1,3m với tổng kinh phí trên 205 triệu đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2019.
Khi bể bơi thông minh được đưa vào sử dụng, học sinh sẽ được đào tạo về kỹ thuật bơi và trang bị các kỹ năng sinh tồn, kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước.
Theo baohatinh
Thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh trĩ Những loại thực phẩm sau đây tuyệt đối không nên sử dụng khi bạn đang mắc phải căn bệnh trĩ bởi có thể khiến bệnh nặng thêm, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số. Bệnh do một số...