Sự thật về 9 địa điểm rùng rợn nhất Sài Gòn (phần cuối)
Nhà Vĩnh Biệt tại bệnh viện Chợ Rẫy, biệt thự với căn phòng niêm phong kín mít của nhà họ Hứa và 3 tòa tháp khu Thuận Kiều plaza đều là những nơi được cho là rùng rợn và bí ẩn nhất Sài Gòn. Tại sao như vậy?
1. Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy
Ít ai biết, Bệnh viện Chợ Rẫy có một căn nhà dùng để chứa xác bệnh nhân mất đi mà không có người thân nhận về, nơi ấy gọi là “nhà Vĩnh Biệt”. Nhà Vĩnh Biệt nằm trên đường Thuận Kiều, quận 5, TP.HCM.
Trái với sự đông đúc, ồn ào của các tòa nhà thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà Vĩnh Biệt lọt thỏm trong sự hoang vắng và trầm mặc hiếm hoi tồn tại ở chốn này.
Bệnh nhân mất mà không có người thân sẽ được đưa về đây rồi bảo quản trong vòng 30 ngày. Hết thời hạn mà thi hài vẫn vô thừa nhận thì bệnh viện sẽ mang đi hỏa táng. Tất cả các chi phí chi cho nhà Vĩnh Biệt do Quỹ từ thiện của bệnh viện trích ra.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà Vĩnh Biệt lại trở thành một trong những địa điểm “đáng sợ” nhất Sài Gòn. Ai cũng biết, Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong số các công trình tồn tại lâu nhất ở Sài Gòn, lượng bệnh nhân mắc các căn bệnh khó trị tập trung rất nhiều ở đây. Nên chuyện “tử biệt” là thường tình ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ít ai biết bệnh viện Chợ Rẫy cũng có 1 góc lặng lẽ gọi là nhà Vĩnh Biệt
Không những thế, người dân xung quanh vẫn thường hay kể về các “hồn ma bệnh viện”, và hầu hết đều luẩn quẩn bên cạnh nhà Vĩnh Biệt. Sở dĩ vậy là bởi, các xác chết được giữ trong nhà Vĩnh Biệt đều không có người thân vuốt mặt lúc lìa đời. Tất cả họ dẫu mất đi vẫn đau đáu một nỗi không còn ai bên cạnh, không còn ai đưa họ về với đất.
Chú Sáu – nhân viên giữ xe tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói ngắn gọn về nhà Vĩnh Biệt: “Những linh hồn đau khổ, khó được siêu sinh”.
Có thể do “thần hồn nát thần tính”, hoặc chứng sợ xác chết mà khi mới bước vào nhà Vĩnh Biệt, chưa thăm hỏi điều chi chúng tôi đã có cảm giác rợn người. Dãy đèn trắng lạnh lẽo kéo dài từ cửa đến cuối hành lang như xa hút.
Sự lặng lẽ, nét u hoài của những người đến thăm nhà xác như càng tô đậm thêm không khí đau thương bao trùm cả nơi đây. Mùi hóa chất ướp xác và hơi dễ khiến những người yếu sức choáng váng.
Nhưng dẫu thuộc danh sách những nơi đáng sợ nhất Sài Gòn, thì nhà Vĩnh Biệt vẫn như một minh chứng cho chữ tình giữa người với người, minh chứng cho câu “nghĩa tử là nghĩa tận” truyền đời của người Việt.
2. Người con gái duy nhất trong biệt thự nhà họ Hứa
Tuy giờ đây, đã trở thành Viện bảo tàng mỹ thuật TP.HCM nhưng tòa nhà của ông chủ họ Hứa vẫn mang nhiều bí ẩn về hồn ma của cô con gái duy nhất trong gia đình này.
Tọa lạc tại số 97, Phó Đức Chính, quận 1, dinh thự có 99 cửa này là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn xưa và cả ngày nay.
Đây là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa, từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma.
Video đang HOT
Rất nhiều người kể rằng nghe thấy tiếng khóc thảm thương văng vẳng từ căn phòng khóa kín cửa trong tòa nhà, chuyện về bóng cô gái mặc đầm ngủ trắng lướt nhanh qua các dãy hành lang, chuyện khuôn mặt người thảng thốt bỗng đâu xuất hiện… khiến người ta trở nên khiếp sợ tòa nhà này.
Nguyên nhân của những tin đồn rùng rợn này xuất phát từ việc đứa con gái duy nhất của ông Hứa Bổn Hỏa bỗng nhiên biến mất. Có hàng chục người con trai nhưng chỉ được 1 mụn con gái nên đại gia Bổn Hỏa hết mực yêu chiều.
Rồi một ngày không ai nhìn thấy cô con gái xinh đẹp xuất hiện nữa, từ đó những đêm khuya thanh vắng, từ trong toà nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.
Rồi đến một buổi sáng, người dân Sài Gòn bất ngờ thấy chú Hỏa đăng cáo phó thông báo con gái duy nhất của ông đã chết. Thông tin còn cho biết, do chết bất ngờ vào ngày trùng tang nên chỉ làm lễ sơ sài và an táng tại khu đất ở Long Hải thuộc khu nghỉ dưỡng của gia tộc.
Người ta không tin Hứa Tiểu Lan – con gái Hứa Bổn Hỏa chết, vì có vài tên trộm đã cả gan đào mộ cô với hy vọng trộm được chút của cải chôn theo. Nhưng bất ngờ thay, quan tài trống rỗng và đây chỉ là “mộ gió”. Sự biến mất của Tiểu Lan, cùng tiếng khóc văng vẳng trong tòa nhà rơi vào vòng bí ẩn.
Chuyện về Hứa Tiểu Lan trong dinh thự 99 cửa vẫn còn là bí ẩn
Cho đến khi một quyển sách có nhan đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” do tác giả Phạm Phong Dinh viết ra mắt tại hải ngoại người ta mới tạm giải thích được vì sao cửa phòng Hứa Tiểu Lan tuy đầy đủ tiện nghi nhưng lại luôn luôn đóng kín, tại sao quan tài không có thi hài, và tiếng khóc, và bóng cô gái mặc váy ngủ trắng rũ rượi lướt qua các hành lang.
Lý do Phạm Phong Dinh đưa ra là Hứa Tiểu Lan bị mắc bệnh phong, vốn là một bệnh vô phương cứu chữa thời xưa.
Vừa thương con, lại vừa sợ căn bệnh quái ác lây lan, nên ông đành phải nhốt con mình trong căn phòng kín.
Từ một cô gái xinh đẹp, nay dung nhan tàn tạ vì phong cùi, Hứa Tiểu Lan trở nên điên loạn, hay gào thét thảm thiết trong đêm. Đó cũng giải thích lý do tại sao ngôi mộ kia lại không có xác người. Tuy nhiên, thực hư thế nào vẫn chưa rõ.
3. Thuận Kiều plaza vì sao hoang phế?
Cách đây 15 năm trước, Thuận Kiều plaza, với 3 tòa nhà cao chọc trời ở vị trí đắc địa nhất đã trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của Sài Gòn.
Cứ ngỡ nơi đây sẽ là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm uất, tất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường.
Đến “thám hiểm” Thuận Kiều plaza, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ, hàng loạt ky ốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ.
Một vài khu nhà dưới trệt vẫn rực rỡ ánh đèn, nhưng vẻ thâm u, vắng lặng của tòa nhà chọc trời vẫn khiến người ta e ngại.
Phối cảnh Thuận Kiều plaza
Nằm trên đường Hồng Bàng, ngay khu trung tâm mua sắm của quận 5 và của cả thành phố, vậy tại sao Thuận Kiều plaza lại dần hoang phế? Câu hỏi này khiến người ta thêu dệt khá nhiều tin đồn về tòa nhà chọc trời này. Do trong lúc xây dựng, có 3 nhân công mất mạng tại công trình này nên người ta đồn rằng, linh hồn của 3 người đã ám lấy tòa nhà, không thể phát triển thịnh vượng.
Có người còn cho rằng, 3 tòa tháp chọc trời rất giống hình… 3 cây nhang bốc khói giữa đất trời thì làm sao mà làm ăn nổi.
Tuy tất cả các tin đồn ma quỷ về Thuận Kiều plaza chỉ là thêu dệt… cho vui nhưng lý do vì sao tòa nhà đồ sộ này thất thu trầm trọng vẫn là điều rất khó để giải thích.
Theo Một Thế Giới
7 lý do khiến nợ công đáng lo
Vì sao nợ công lại đáng lo? Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM đưa ra 7 lý do.
Tài chính khẳng định nợ vẫn trong ngưỡng an toàn khi mức nợ chỉ tương đương 54% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn mức được cho là trần nợ công mà Quốc hội đặt ra (65%). Thế nhưng, các đại biểu Quốc hội vẫn tỏ ra lo ngại. Vì sao nợ công lại đáng lo? Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM đưa ra 7 lý do.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Ông nghĩ gì về việc nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra lo lắng về nợ công?
Các đại biểu lo lắng là hoàn toàn đúng và thậm chí có thể coi đây là vấn đề nóng của năm 2014, bởi nợ được hiểu như đòn bẩy tài chính. Nhà toán học Archimedes từng nói "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy tung trái đất này lên". Nhưng nếu điểm tựa quá yếu, đòn bẩy sẽ thành đòn gánh. Nói vui nguyên lý là như vậy. Nếu ứng dụng nguyên lý ấy vào điều kiện hiện tại và xét trên phương diện tổng quan thì có 2 điểm đáng lo.
Thứ nhất, ngưỡng nợ công 65% GDP chỉ là con số mang tính chỉ tiêu vì còn lệ thưộc vào các điểm tựa biến động trong nền kinh tế. Nếu điểm tựa là một nền kinh tế không mạnh thì không có yếu tố ngưỡng ở đây, bởi ngưỡng là yếu tố "chạy" nên rất dễ vỡ ngưỡng. Thế nên, có quốc gia nợ 100% GDP, thậm chí 200% GDP mà nền kinh tế vẫn bình thường. Nhưng có quốc gia nợ công chỉ 60% GDP thôi đã là bất thường .
Thứ hai, nói nợ công chưa đến ngưỡng chỉ là cách tự động viên. Và ngay cả khi nợ công ở mức 54% GDP, dưới ngưỡng 65% GDP thì vẫn tiềm ẩn một số vấn đề. Đó là cách tính nợ vẫn còn tranh cãi, cơ cấu nợ có vấn đề, việc sử dụng và kiểm soát nợ cũng chưa ổn. Đặc biệt là đang biểu hiện ra bên ngoài tình trạng loay hoay trả nợ, rồi xu hướng nợ tăng lên khiến chúng ta không thể yên tâm được.
Ông có thể phân tích cụ thể hơn không?
Thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển nên phải vay ngắn hạn. Đó là cái lo cụ thể thứ nhất. Nỗi lo thứ hai là chúng ta đang phải chi 25% tổng thu ngân sách để trả nợ công, một con số quá lớn đối với một quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, ngân sách năm 2014 chưa chắc đã thu đủ (con số trên 25% thu ngân sách để trả nợ nói trên là tính theo con số ngân sách thu đủ).
Điểm đáng lo thứ ba là cơ cấu nợ công. Hiện tại, nợ trong nước là 50%, nhưng chủ yếu là vay ngắn hạn, trong khi 50% nợ còn lại vay từ nước ngoài, tuy có ưu đãi, nhưng ưu đãi lại đang giảm dần. 10% vay đảo nợ vừa rồi là có ưu đãi, nhưng đang giảm dần vì chúng ta đang vào ngưỡng nước thu nhập trung bình.
Thứ tư là chúng ta đang trả phải nợ nhưng không tự trả được mà phải dùng đến phương pháp vay để đảo nợ, chứng tỏ chúng ta đang vay quá sức mình hoặc thanh khoản đang có vấn đề. Cái lo thứ năm là tốc độ vay nợ tăng nhanh hơn GDP, tới 18% so với mức tăng GDP chỉ 5-6%.
Thứ sáu là sử dụng nợ còn dàn trải, các công trình được Chính phủ bảo lãnh thì mang tính dựa dẫm và thiếu hiệu quả. Hệ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) chỉ khoảng 5,62%, mà quy mô của đầu tư công chiếm trong tổng đầu tư toàn xã hội lại khá lớn.
Cái lo thứ bảy là nợ còn tăng và việc phát hành trái phiếu để vay nợ đã "đè" lên các kênh khác. Nói cách khác là lấy đi vốn của các kênh đầu tư khác.
Việc đi vay để trả nợ là đảo nợ. Điều này có đáng ngại?
Vay để trả nợ thực chất là đẩy hạn trả nợ về tương lai, nghĩa là nợ vẫn còn nguyên đó. Về bản chất, đây là biểu hiện không tốt.
Nhưng theo quan điểm của Bộ Tài chính, đảo nợ không ảnh hưởng gì đến số nợ công và vẫn thấp hơn ngưỡng 65%GDP?
Đúng là tổng nợ công không tăng, nhưng chúng ta đẩy nợ về tương lai và nợ còn nguyên đó. Nghĩa là chúng ta vẫn phải tiếp tục vay để tài trợ trả nợ, trong khi bị thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư. Nếu nợ tiếp tục tăng, tổng nợ đến một lúc nào đó sẽ vỡ ngưỡng. Như vậy sẽ rất gay go.
Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục chống lãng phí, dàn trải và tăng cường quản lý vốn vay gắn với các dự án cụ thể. Vậy ông đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng vốn tại các dự án công hiện nay?
Các đại biểu Quốc hội lo lắng về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn là quá đúng. Rất tiếc một mình Bộ Tài chính không thể kham được vì liên quan đến cả thể chế, hệ thống quản lý và kiểm soát.
Nói rõ hơn, việc sử dụng vốn hiệu quả liên quan đến chiến lược sử dụng nợ công. Bên cạnh đó là hệ thống tổ chức trong quá trình sử dụng nợ. Một yếu tố nữa là cách hành xử trên một dự án và cuối cùng là khâu kiểm soát, đánh giá.
Rõ ràng, đầu tư của chúng ta còn dàn trải, những dự án được bảo lãnh mang tính dựa dẫm, dẫn đến kết quả là chúng ta không làm chủ được khâu đầu là khâu dự án. Trong khi đó, khâu quản lý cũng có một số vấn đề. Đó là vừa lãng phí, vừa dàn trải, vừa manh mún và đôi khi có cả tham nhũng. Như thế lấy đâu ra hiệu suất cao. Do đó, cần phải có một sự thay đổi mang tính hệ thống về cơ chế vận hành sử dụng vốn.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đẩy mạnh việc phân bổ vốn theo vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Ông có cho rằng như vậy?
Tôi đồng tình với quan điểm này. Điểm tựa của nợ công là cơ chế và vốn dùng vào việc quy hoạch phải tính trên toàn quốc chứ không thể quy hoạch tính theo kiểu mỗi tỉnh, mỗi huyện. Tôi cho rằng chỉ khi phân bổ vốn theo vùng, theo dự án cấp quốc gia, lúc đó nợ công mới phát huy được dựa trên cơ chế tổ chức và kiểm soát thật tốt.
Theo ông, liệu có đáng lo về tỉ lệ nợ công 50% vay trong nước và 50% vay ở nước ngoài hay không?
Nợ trong nước có ưu thế hơn vì có thể kiểm soát được rủi ro như tăng thuế hoặc in tiền. Còn đối với nợ nước ngoài, việc trả nợ vừa vướng vào rủi ro thanh khoản, tức không đủ ngoại tệ, vừa lo biến động tỉ giá.
Có nên vay dài hạn hơn để giãn thời gian trả nợ?
Nợ công cần đáp ứng 2 yếu tố. Một là vay với kỳ hạn dài, nợ công mới có ý nghĩa, vì đây là hoạt động đầu tư. Việc đầu tư kiếm lợi nhuận trong thời gian dài mà lại đi vay ngắn thế này là không tốt. Thế nhưng, thị trường vốn của nước ta, tức thị trường dài hạn, lại chưa phát triển, thành ra việc vay trong nước đã ít rồi lại còn vay ngắn hạn nữa là điều không an toàn.
Hai là cần phải cơ cấu lại tỉ lệ nợ vay trong nước với vay nước ngoài. Như đã nói ở trên, nhược điểm của vay nước ngoài là tạo áp lực lên tỉ giá và thanh khoản. Do đó, đã tái cơ cấu thì phải cơ cấu lại cả tỉ lệ nợ lẫn thời gian trả nợ.
Như ông nói, nợ công có những cách tính khác nhau, nên chuyện lo ngại không an toàn hay không cũng khó mà chính xác?
Đúng là vấn đề này còn nhiều tranh luận. Vì trong cách tính của chúng ta đã áp cách tính của nước ta, còn các quốc gia có cách tính khác nhau như nợ chính phủ, nợ chính phủ địa phương, nợ doanh nghiệp mà có bảo lãnh của chính phủ.
Ngoài ra, còn chuyện nợ các doanh nghiệp mà chính phủ không bảo lãnh. Nợ này phải tính sao đây? Cuộc tranh luận còn khá dài, nhưng rõ ràng cách tính nợ cũng là một áp lực.
Xin cảm ơn ông
Theo Báo Đất Việt
Tuần 13-19/6: Giá lúa gạo tại ĐBSCL giảm nhẹ Đa số các loại lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm giá nhẹ trong tuần từ ngày 13-19/6, trừ loại gạo thành phẩm 5%. Theo báo cáo công bố ngày 23/6 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa khô tại kho loại thường trong tuần dao động trong khoảng 5.150-5.250 đồng/kg, còn giá lúa dài từ 5.450-5.550 đồng/kg,...