Sự thật tử tù sắp bị tiêm thuốc độc bất ngờ khai đồng phạm
Từ lúc điều tra cho đến lúc ra tòa, Minh khai rành mạch hành vi phạm tội do một mình gây ra trong vụ giết người đốt xác. Khi sắp thi hành án tử hình, tử tù này viết thư tố giác đồng phạm.
Suốt tuần qua người dân miền Tây xôn xao chuyện tử tù viết thư gửi gia đình tố giác kẻ chủ mưu giết người đốt xác khiến dư luận nghĩ đến số phận pháp lý của thanh niên sắp bị tiêm thuốc độc sẽ thay đổi.
Cơ quan tố tụng ở Bạc Liêu ngay lập tức khẩn trương xác minh tố giác của phạm nhân Trần Ngọc Minh (22 tuổi), người từng bị TAND tỉnh Bạc Liêu kết án tử hình cách nay hơn 2 năm.
Kết luận của VKSND tỉnh Bạc Liêu về việc người bị Minh tố giác không liên quan đến vụ án
Theo hồ sơ, Minh muốn có tiền trả nợ và biết Trần Thiện Thanh ở đường Cao Văn Lầu, TP Bạc Liêu có nhiều tài sản nên nảy sinh ý định giết chết người bạn này.
17 giờ ngày 4.10.2011, Minh điện thoại gặp Thanh hẹn đi chơi và nhờ bạn gái chở đến công viên Trần Huỳnh.
Video đang HOT
Khi người yêu quay về, vài phút sau Thanh đến chở Minh vào khu du lịch Hồ Nam karaoke. Đến 18 giờ 30, Minh kêu Thanh chở vào khu dân cư gần đó thuộc khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu.
Tại đây, Minh vờ mắc tiểu, kêu Thanh cho xuống xe và thừa cơ hội rút dao đâm bạn cho đến chết.
Tại đây, Minh dùng chai nước lọc định mua thêm xăng đốt xác nạn nhân nhưng trạm xăng đóng cửa.
Trở lại phòng trọ, Minh rủ anh người yêu đi uống cà phê đến 22 giờ cùng ngày và sáng hôm sau tìm nơi bán xe của Thanh được 19 triệu đồng.
Số tiền này Minh trả nợ 2,5 triệu đồng, đưa người yêu 1 triệu trả mẹ cô này, còn lại gửi người yêu cất giữ thì bị bắt.
Ông Đặng Quốc Khởi, Phó chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu cho biết 2 năm trước Minh bị phạt tử hình về tội “giết người” và “cướp tài sản”. Bản án của TAND tỉnh Bạc Liêu xử sơ thẩm không có kháng nghị, Minh kháng cáo nhưng bị TAND Tối cao tuyên y án.
Ngày 27.9.2013, TAND tỉnh Bạc Liêu ra quyết định thi hành án tử hình đối với Minh. Thế nhưng, ngày 20.10.2013 và 28.10.2013, Minh và cha là ông Trần Văn Năng (ngụ TP Bạc Liêu) gửi đơn tố giác anh của người yêu Minh là đồng phạm chủ mưu với Minh trong vụ án.
Theo đơn, do biết Minh có quan hệ đồng tính với Thanh, anh của người yêu ép Minh giết người cướp tài sản, nếu không sẽ công khai chuyện đồng tính.
Mới đây, VKSNS tỉnh Bạc Liêu xác định Minh và ông Năng tố giác thiếu căn cứ. TAND tỉnh Bạc Liêu đang xin ý kiến cấp trên để hủy quyết định đình chỉ thi hành án tử hình đối với Minh để tiếp tục thi hành án phạm nhân này.
Theo Môt thê giơi
Lại tranh cãi ai sẽ tiêm thuốc độc khi thi hành án tử hình
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm?
Nên để bác sĩ pháp y thay bác sĩ?
Cuối năm 2013, dư luận xã hội và trong ngành y tế xôn xao trước vụ việc bác sĩ và điều dưỡng viên của bệnh viện Đa khoa Phú Yên bị Hội đồng thi hành án (THA) tử hình yêu cầu đưa kim tiêm vào người phạm nhân để truyền thuốc độc. Điều này đi ngược với lời thề chữa bệnh cứu người trong ngành nên không những bản thân người bác sĩ và điều dưỡng viên này bị ám ảnh vì lần đầu tiên trong đời họ buộc phải làm một việc trái với đạo đức nghề nghiệp, mà lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cũng phản ứng với thái độ đầy bức xúc.
Được biết, khi biết việc cử bác sĩ đi hỗ trợ đội THA, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên - bác sĩ Phan Vũ Nhân đã đề nghị cử bác sĩ pháp y nhưng không được đồng ý.
Ảnh minh họa
Sau khi vụ việc xảy ra, quan điểm cử bác sĩ pháp y đi thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan tòa án, thi hành án của ông Phan Vũ Nhân không phải là duy nhất, bởi sau đó đã có nhiều bài báo đặt câu hỏi: "Phải chăng nên để bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ trảm phạm nhân?".
Cũng có nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng cần phải quy định rõ những đối tượng, ngành nào làm nhiệm vụ này, có thể là đội ngũ pháp y của Bộ Y tế, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, nếu trong văn bản chưa quy định về việc này thì nên bổ sung vào, chứ không nên để những bác sĩ không làm nhiệm vụ pháp y đi tiêm thuốc độc cho phạm nhân.
Như vậy, có không ít quan điểm tán thành việc cử bác sĩ pháp y đi làm nhiệm vụ hỗ trợ thi hành án tử hình bằng thuốc độc thay cho bác sĩ. Theo thông tư liên tịch, vai trò của bác sĩ chỉ là hỗ trợ việc xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết. đều khẳng định bác sĩ pháp y chỉ có nhiệm vụ xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả với Hội đồng thi hành án. Mặt khác, theo TS Vũ Dương, việc thực hiện tiêm truyền vào tĩnh mạch không phải là thủ thuật dễ đối với bác sĩ pháp y.
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm? Đó là câu hỏi đang được đặt ra. Đứng trước vụ việc bác sĩ Bệnh viện Phú Yên bị yêu cầu buộc đưa kim tiêm vào người phạm nhân, bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc - Giám đốc BV nêu quan điểm rằng, trong đoàn công tác đã có một số bác sĩ, nhân viên của ngành công an thì nên giao họ làm, không cần bác sĩ của ngành y tế. Ngành công an, tòa án nên có lực lượng chuyên trách để làm việc đó.
Các bác sĩ nói chung và bác sĩ công an nói riêng đang đứng trước sự giằng co giữa y đức cứu người và thực thi công vụ mà Nhà nước yêu cầu. Thiết nghĩ, trong tình huống bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ thì bên cạnh luật cần quy định rõ ràng hơn, các cơ quan chức năng cũng phải giải thích rõ cho người thực hiện, đừng để xảy ra tình trạng tranh cãi, đùn đẩy như hiện nay.
Theo Pháp luật Việt Nam
Nỗi niềm người vợ từ chối nhận xác tử tù Sau thời gian dài chờ thi hành án, gia đình tử tù từ chối "ân huệ" được đón người thân của mình trở về, đưa vào lòng đất mẹ. Không thể nhận xác chồng vì quá nghèo Hơn hai tuần sau khi phải lên bàn tiêm thuốc độc, tử tù Nguyễn Toàn đã được Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế lo mồ...