Sự thật Trung Quốc chiếm 640 km2 lãnh thổ Ấn Độ
Căng thẳng biên giới giữaẤn Độ vàTrung Quốc tiếp tục không có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này càng được khẳng định khi mới đây Ấn Độ lên tiếng bác hoàn toàn thông tin nhượng lãnh thổ tại Ladakh cho Bắc Kinh.
Hãng tin Ấn Độ PTI cho hay, trước sự công kích mạnh mẽ của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) và Đảng Samajwadi (SP) tại phiên họp Hạ viện ngày 6/9 về những thông tin rằng Trung Quốc đã chiếm 640 km2 lãnh thổ của Ấn Độ tại Ladakh, Bộ trưởng Quốc phòng nước này A.K.Antony khẳng định điều này là không thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony
Bộ trưởng Antony cũng cho hay Chính phủ Ấn Độ đã triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và tiếp tục tăng cường khả năng tại các khu vực biên giới để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Shyam Saran đã đi thăm khu vực Ladakh từ ngày 2-9/8.
Bộ trưởng đã có báo cáo đánh giá về hạ tầng biên giới của Ladakh và các vùng lân cận.
Tuy nhiên các nghị sĩ BJP và SP cho rằng báo cáo của ông Antony có nội dung “không đúng” và nhất loạt đứng dậy làm náo loạn nghị trường, khiến Hạ viện Ấn Độ phải hoãn họp hơn một giờ.
Bộ trưởng Antony trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 7
Động thái diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng do tranh chấp dai dẳng về vùng Aksai Chin đang do Bắc Kinh kiểm soát và bang Arunachal Pradesh thuộc sự quản lý của New Delhi.
Ấn Độ tuyên bố Aksai Chin là một phần của Ladakh và cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc kiểm soát vùng này để tiếp tục lấn vào Ladakh mà bằng chứng là các vụ việc mới nhất.
Trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với Arunachal Pradesh và gọi bang này bằng tên Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng.
Video đang HOT
Một diễn biến có liên quan cho hay tối ngày 5/5 cả New Delhi và Bắc Kinh đồng thời rút quân ở khu vực Ladakh. Theo đó, binh sĩ Ấn Độ đã rút lui 1 km từ vị trí họ đóng ở Ladakh trong khi lính Trung Quốc rút khỏi vị trí mà họ dựng lán trại trước đó.
Ngày 21/4, Ấn Độ cáo buộc 2 trực thăng quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm không phận gần Chumar thuộc khu vực Ladakh, nằm gần giới tuyến LAC không chính thức giữa 2 nước và đang do New Delhi kiểm soát.
Hai máy bay Trung Quốc lượn lờ một lúc rồi thả xuống một số hộp thực phẩm, thuốc lá và giấy tờ để “đánh dấu hiện diện” trước khi trở về.
Chưa đầy 1 tuần trước đó, 32 binh sĩ Trung Quốc đã vượt qua LAC đến 18 km và dựng một trại lính tại Ladakh.
Hồi tháng 9/2012, máy bay trực thăng của Trung Quốc từng bay qua không phận Chumar và cho quân đổ bộ lên mặt đất để phá hủy boong-ke cùng nhiều lán trại cũ của quân đội Ấn Độ trước khi trở lui.
Theo Đất Việt
Mỹ muốn Syria theo mô hình nào?
Đó là câu hỏi được đặt ra khi Washington đang chơi chiến thuật "cá vàng" với sự xung đột không có dấu hiệu lắng dịu tại Syria.
Lái Syria theo con đường chính trị Hồi giáo cực đoan
Chỉ trong vòng một tháng đã có hơn 5.000 người chết do các đụng độ của lực lượng chính phủ và phiến quân ở Syria. Trong khi đó, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế triệu tập Hội nghị Geneva, với hi vọng là khởi điểm cho đàm phán giữa các bên đối đầu, vẫn chưa mang lại thành tựu đáng kể.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhận định rằng, thời điểm triệu tập diễn đàn càng bị trì hoãn thì thế lực khủng bố càng tích cực hơn nữa cản trở nỗ lực tổ chức sự kiện quan trọng.
Trao đổi với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, ông Lavrov xác nhận rằng ở Syria đang ngày càng tăng lực lượng cực đoan, đối đầu với chính phủ cũng như giới trí thức đối lập. Tình huống đe dọa trượt theo bờ dốc hỗn loạn. Nga đã hoàn thành phần công việc của mình là thuyết phục các đại diện chính phủ Syria cử phái đoàn đến Geneva. Nhưng đối thủ của nhà cầm quyền Damascus lại né tránh quyết định.
Tình hình bất ổn tại Syria đang khiến cho sự đoán định về tương lai của quốc gia này ngày một khó hơn.
Theo Moscow, với sự tán đồng của phương Tây và một số nước Ả Rập đang tiếp tay cho họ bằng hệ tư tưởng và vật chất, phe đối lập Syria tuyên bố "sự vô nghĩa" của hội nghị không mang lại ổn định cho Syria. Tính "ương ngạnh" của lực lượng đối lập được cho là có sự hậu thuẫn tích cực từ phía Mỹ.
Đối với lực lượng nổi dậy cũng như Washington thì việc ông Bashar al-Assad chính thức từ chức mới được coi là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề xung đột ở Syria. Tuy nhiên, Hoa Kỳ bỗng có thông báo hết sức bất ngờ khi bày tỏ rằng, sự sụp đổ của chế độ Assad sẽ là mối đe dọa an ninh cho Hoa Kỳ.
Lý giải cho điều này, Washington tin rằng Syria sẽ biến thành nhà máy sản xuất những phần tử Hồi giáo cực đoan và khủng bố, và nước Mỹ sẽ đi lại vết xe đổ trong cuộc chiến tại Afghanistan. Đây cũng được xem là điểm thắt quan trọng trong chính sách của Washington và điều đó cũng lý giải tại sao Mỹ vẫn cứ lấp lửng khi nghĩ về tương lai của Syria.
Mặc dù có những quan ngại như vậy, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục chuyển giao vũ khí cho phe đối lập Syria, lực lượng đang chủ yếu do các nhân vật Hồi giáo cực đoan nắm giữ nhằm trợ giúp lực lượng này tiếp tục có sức mạnh để kháng cự lại quân đội chính phủ Syria.
Có lẽ Washington sẽ không bao giờ quên được những bài học khi chơi với lửa của mình. Đơn cử chính là việc Mỹ từng giúp đỡ Bin Laden thành lập những nhóm vũ trang trong cuộc chiến do chính người Mỹ kêu gọi chống lại quân Liên Xô ở Afghanistan, để rồi những năm sau đó Bin Laden đã trở thành nỗi khiếp sợ của người Mỹ.
Yếu tố cực đoan của lực lượng chống chính phủ lên tới đỉnh điểm thông qua lời tuyên bố của một trong những thủ lĩnh của Liên minh Quốc gia các lực lượng đối lập và cách mạng, Ayrut Anis, khẳng định rằng: "giết hại hàng loạt thường dân là nhằm mục tiêu thiết lập "cán cân hoảng sợ" trước chế độ hiện hành". Chính điều này thực sự đã khiến Washington thức tỉnh.
Hai chữ "lợi ích" có thể khiến Washington cảm thấy hoa mắt khi tính tới nước đi Syria trên bàn cờ thế giới. Nhưng nếu cố giữ Syria theo ý định của mình thì không loại trừ khả năng Mỹ sẽ phải trả giá.
Đại tướng Ray Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cũng đã phản đối mạnh mẽ sự can thiệp quân sự trực tiếp vào nước này. Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng khẳng định rằng hành động quân sự sẽ không có lợi cho bất kỳ ai.
Thế nhưng sự thiếu rõ ràng, hay nói cách khác là tính mập mờ trong quan điểm của người Mỹ đối với vấn đề Syria vẫn là điều khiến nhiều người cảm thấy hoài nghi. Phải chăng Washington vẫn đang tiếc miếng thịt Syria, hay Mỹ muốn áp dụng một mô hình mới tại quốc gia này...
Liệu Syria có trở thành một Afghanistan thứ 2 nếu như Mỹ can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị tại quốc gia này?
Trung Quốc bất ngờ xuất hiện...
Khả năng chính phủ Bashar al-Assad sụp đổ đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, bởi vì trong trường hợp đó, Syria sẽ trở thành thiên đường cho tất cả mọi kẻ khủng bố. Đó là tuyên bố của Phó Giám đốc CIA Michael Morell. Theo ông, sự thắng thế của "Al-Qaeda" ở Syria sẽ gây khó khăn thêm cho Hoa Kỳ.
Nhưng các chuyên gia phân tích chính trị lại có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Quan sát viên Evgeny Yermolaev của Nga cho rằng vấn đề không chỉ liên quan đến Syria. Thực chất Nhà trắng đang áp dụng một chính sách đồng nhất đối với hầu hết các đồng mình mà Mỹ đã đưa tay "che chở".
Đơn cử là câu chuyện của Iraq, Libya, tại các quốc gia này cuộc nội chiến đã xảy ra và các nhóm vũ trang không tuân lệnh bất cứ ai đang hoạt động ráo riết khiến tình hình trong nước rối loạn, đó là điều mà Washington cần ở khu vực Trung Đông.
Chuyên gia Evgeny Yermolaev phân tích thêm, "không nghi ngờ gì là nếu chính quyền trung ương hiện tại Syria bị lật đổ, số phận đất nước này sẽ còn tồi tệ hơn. Cần lưu ý rằng tất cả ba nước nêu trên đều là các đối tượng mà Mỹ và đồng minh can thiệp vũ trang hoặc gây áp lực.
Nếu tình huống cụ thể chỉ xảy ra trong một quốc gia, có thể coi đó là tình cờ. Nếu tình hình lặp đi lặp lại trong một quốc gia, có thể coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng nếu hoàn cảnh tương tự lây lan sang nước thứ ba, tình huống như vậy chỉ có thể được gọi xu hướng".
Rõ ràng, Mỹ đã lập ra một mô hình chính phủ mới cho khu vực Trung Đông. Bản chất của mô hình này là tạo ra bất ổn tại các nước này, khiến chính quyền không thể kiểm soát tình hình, buộc phải liên tục cầu cứu phương Tây. Khi đó Mỹ và phương Tây sẽ can thiệp ở mức độ nhất định để trao đổi quyền lợi và sẽ không giúp đỡ "nhiệt tình" để tránh tình trạng "chơi dao có ngày bị đứt tay".
Syria hiện đang giữ vai trò vị trí chiến lược quan trọng tại khu vực nơi không chỉ Mỹ muốn duy trì tầm ảnh hưởng của mình.
Thomas Nadein, một chuyên gia Trung Đông của Úc lại có những nhận định sắc sảo hơn nhiều khi tin rằng, Mỹ cũng như phương Tây không hoàn toàn tham tài nguyên ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn nghĩ.
"Có thể nhiều người vẫn nghĩ rằng lợi ích của Mỹ cũng như phương Tây ở Trung Đông là kiểm soát các nguồn tài nguyên năng lượng. Tuy nhiên, nhiều khả năng trong vòng 20 năm tới, từ một nước nhập khẩu Mỹ có thể trở thành nước xuất khẩu năng lượng. Khi đó, có lẽ Mỹ sẽ không quan tâm đến Trung Đông? Câu trả lời là Mỹ vẫn sẽ bám chặt khu vực này", Nadein khẳng định.
Theo vị chuyên gia này thì nguyên nhân khiến Washington không từ bỏ Trung Đông lại nằm ở chính Trung Quốc chứ không phải Nga.
"Trong con mắt của Nhà trắng, khu vực này ngày càng trở nên quan trọng từ quan điểm địa chính trị. Trung Quốc đang tiếp tục củng cố vị trí của mình tại đây. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vươn lên vị trí thứ nhất trên thế giới.
Tức là, Mỹ sẽ mất vai trò nền kinh tế hàng đầu. Tiếp theo đó Mỹ cũng mất vai trò lãnh đạo chính trị, và quá trình "xuống dốc của Mỹ" sẽ không thể đảo ngược. Dễ hiểu là quá trình đó khó có thể khiến Mỹ hài lòng", Thomas Nadein phân tích.
Hành động và hành động tích cực chính là điều mà Mỹ đang nỗ lực phải làm để lái xu hướng trên đi theo một chiều khác. Mỹ sẽ phải cố gắng giữ quyền kiểm soát quân sự và chính trị trong các khu vực chiến lược quan trọng, đặc biệt là tại Trung Đông bằng chính sự bất ổn mà nước này tạo ra.
Thậm chí, sự bất ổn càng khó giải quyết lại là điều mà Washington cần, bởi Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc khi tạo tầm ảnh hưởng ở một khu vực "sáng súng, trưa bom, tối đạn" như vậy. Thế nên, dự đoán về việc Mỹ thiếu quan tâm đến khu vực này không phải là hoàn toàn hợp lý.
Theo VTC
Tên lửa Triều Tiên án binh, Philippines cho Mỹ dùng căn cứ Không có dấu hiệu cho thấy các dàn phóng di động di chuyển vào hoặc ra khỏi căn cứ tại Bắc Triều Tiên từ thứ Năm. Trong khi đó, Philippines khẳng định sẽ cho phép Mỹ triển khai lực lượng tại các căn cứ ở nước này trong trường hợp chiến tranh với CHDCND Triều Tiên. Tên lửa Bắc Triều Tiên bỗng nhiên...