Sự thật thú vị về loài cá ngựa
Không như những loài động vật khác, cá ngựa sinh sản theo cách vô cùng đặc biệt. Thay vì con cái, con đực của chúng sẽ mang thai rồi đẻ con.
Cá ngựa không có vảy, đầu và cổ giống loài ngựa
Xương sống của cá ngựa còn nằm bên ngoài cơ thể
Loài này ăn xong thức ăn sẽ đi vào hệ tiêu hóa và đi ra luôn, dẫn đến chúng phải ăn liên tục
Một con cá ngựa có thể “xơi” 3.000 con tôm biển nhỏ mỗi ngày
Chúng di chuyển bằng cách đập chiếc vây nhỏ trên lưng liên tục, tốc độ 35 cái/giây. Vây ngực nhỏ phía sau đầu cá ngựa có vai trò như chiếc bánh lái
Còn đuôi là để chúng không bị cuốn trôi đi, bám được vào thực vật nhỏ
Cá ngựa còn có tên gọi khác là hải mã, dài từ 16 – 35 cm khi trưởng thành
Video đang HOT
Chúng là một trong những loài động vật chung thủy nhất
Cá ngựa đực còn có vai trò mang thai và sinh nở
Trên bụng cá ngựa đực có một chiếc túi, cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào đó
Mất khoảng 45 ngày để cá ngựa đực này mang thai và sinh con
Sau khi sinh con, cá ngựa bố sẽ nhịn trong vài giờ nếu không chúng có thể sẽ vô tình ăn luôn cả con mình
Chúng sẽ sống được khoảng từ 1 – 5 năm, tùy vào giống
Cá ngựa có nhiều ở các vùng biển nhiệt đới, ôn đới trên thế giới, nhiều nhất là tại Đông Nam Á, Nam Phi, kênh đào Panama
Có 54 loài cá ngựa đã được tìm ra
Ở Việt Nam thường dùng cá ngựa để làm cảnh, ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh xương khớp, bổ thận tráng dương
Thán phục những 'ông bố' vĩ đại nhất trong thế giới động vật
Chẳng tình yêu nào sánh được với tình yêu của bố mẹ với con cái và ở động vật cũng không phải ngoại lệ.
Sau đây là 7 'ông bố' hi sinh hết mình vì con trong thế giới động vật.
1. Cá ngựa là một ông bố vĩ đại trong thế giới động vật khi là một trong số những loài cá mà con đực phải mang bầu.
Cá ngựa mẹ đẻ trứng trong túi của cá ngựa bố. Cá ngựa bố thụ tinh cho trứng và sau đó cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trứng phát triển.
Cá ngựa đực có thể mang được 2.000 trứng trong suốt 10 đến 25 ngày trước khi những quả trứng này nở thành cá ngựa con.
"Cá ngựa đực là những ông bố tuyệt vời", tiến sĩ Mark Pagel, một nhà nghiên cứu về sinh vật học tiến hóa tại trường Đại học Reading (Anh).
2. Đà điểu Nam Mỹ: Ở loài đà điểu này, mỗi con đực thường có từ hai đến mười hai bà vợ, nói vui là chúng sinh hoạt theo chế độ một chồng nhiều vợ.
Vào mùa sinh sản, các con đực gom cỏ khô và lá khô lại làm tổ. Tổ của đà điểu Nam Mỹ khá to, có thể chứa được từ 10 đến 60 trứng.
Sở dĩ con đực làm tổ to như thế vì tất cả các bà vợ của nó sẽ cùng đẻ trứng vào trong chiếc tổ này. Sau khi đà điểu cái đẻ trứng xong, các ông bố đà điểu này sẽ đuổi bà vợ đi rồi tự mình ấp trứng và chăm sóc con non.
Thường thì trứng sẽ nở sau khoảng ba ngày ấp. Như vậy, với loài đà điểu Nam Mỹ, con đực đã đảm nhiệm hết vai trò của con cái trong việc nuôi dưỡng thế hệ tương lai.
3. Gián: Gián là một loài côn trùng bạn có thể ghét cay ghét đắng, nhưng các con gián đực lại là những ông bố vĩ đại nhất trong thế giới động vật. Gián bố thường giúp đỡ gián mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng gián con.
Ngoài ra, gián đực cũng được giao nhiệm vụ dọn vệ sinh tổ và bảo vệ gia đình.
4. Ếch Darwin: Khi sinh sản, ếch cái sẽ đẻ trung bình khoảng 40 trứng xuống thềm lá ẩm của rừng. Ếch đực sẽ ở bên canh gác cho đến khi phôi thai thành hình, khoảng 3-4 tuần. Sau đó, nó sẽ nuốt các phôi này vào trong chiếc túi đặc biệt nằm trong thanh quản. Sau ba ngày, nòng nọc thành hình.
Ếch đực tiếp tục giữ nòng nọc con trong túi cho đến khi chúng phát triển hoàn toàn, tức là trở thành một chú ếch con khỏe mạnh. Trong thời gian ở trong túi, nòng nọc sẽ được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng được tiết ra từ thành túi. Sau khi ếch con đã đủ sức tự lập, ếch bố sẽ "khạc" chúng ra qua đường miệng.
CLIP: Ngựa vằn cố tình giết chết con vì lý do không ngờ tới Con ngựa vằn đực đã dùng nhiều cách để cố gắng giết chết chú ngựa vằn con. Rất may là ngựa vằn mẹ đã phát hiện và giúp con mình trốn thoát ngoạn mục. Ngựa vằn cố gắng giết con non. Trong thiên nhiên hoang dã, việc cạnh tranh quyền giao phối và thống trị bầy đàn khiến những con đực sẵn sàng...