Sự thật thú vị: Mark Zuckerberg chưa từng đi làm thuê trong đời
Điều này từng được chính Chris Hughes, người đồng sáng lập Facebook, chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Trong một bài viết dạng chia sẻ quan điểm trên New York Times, người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes từng chỉ trích Facebook và CEO của nó vì những ảnh hưởng “ngày càng leo thang” trên vấn đề chia sẻ tin tức, sử dụng dữ liệu cá nhân và cách hàng tỷ người liên lạc mỗi ngày. Hughes đồng thời kêu gọi chính phủ liên bang hành động để quản lý sức mạnh của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Chân dung Chris Hughes, người đồng sáng lập Facebook. (Ảnh: WIRED)
Tham vọng thống trị của Facebook được thể hiện rõ nét trong câu chuyện Hughes chia sẻ từ năm 2006 khi Yahoo đưa ra lời mời gọi thâu tóm Facebook với giá 1 tỷ USD. Thương vụ này theo đó có thể biến Mark Zuckerberg và nhiều người khác thành triệu phú và Hughes tiết lộ ‘gần như tất cả mọi người ở Facebook” đều mong muốn CEO chấp nhận nó.
Thế nhưng, Mark Zuckerberg lúc bất giờ khẳng định anh không muốn làm việc dưới chướng bất kì ai và đã từ chối lời đề nghị của Yahoo.
“Mark chưa từng có một ông chủ thực sự nào và dường như lúc nào cũng cảm thấy không thích viễn cảnh này,” Hughes chia sẻ trên The New York Times. Ở thời điểm Yahoo đưa ra lời đề nghị thâu tóm, Mark Zuckerberg thực tế với chỉ 22 tuổi. Lúc bấy giờ, Facebook mới chỉ được gần hai tuổi cùng doanh thu đạt mốc 20 triệu USD. Thực tế, so với thành công của Facebook ở thời điểm hiện tại, nhiều người sẽ cho rằng quyết định cyar Mark Zuckerberg là hoàn toàn chính xác.
Sau liên tiếp những scandal và ồn ào, Facebook đang mất đi niềm tin của người dùng.
Video đang HOT
Khi Facebook chào bán của phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2012, giá trị cổ phiếu Chris Hughes nắm giữ có giá trị gần như tương đương với số tiền Yahoo đề nghị để mua lại Facebook vào hơn 6 năm trước. Mặc dù Hughes không còn làm việc tại Facebook trong hơn một thập niên qua, tuy nhiên anh chia sẻ rằng mình cảm thấy “giận dữ và có trách nhiệm” trong việc giúp mọi người nhận được những nguy hiểm tiềm tàng về sự thống trị của Facebook.
“Mark có thể chưa từng có một người sếp nào nhưng anh ta cần để tâm đến vẫn đề quyền lực,” Hughes viết. “Chính phủ Mỹ cần làm hai điều: phá vỡ thế độc quyền của Facebook và điều hành công ty này theo cách nó phải chịu trách nhiệm với người dùng.”
Sự thật thú vị sau loạt hình ảnh ai nhìn cũng thấy quen
Đây đều là những hình ảnh được sử dụng làm hình nền màn hình trong Windows quen thuộc với nhiều người dùng máy tính.
Bạn luôn nghĩ đây là đâu đó ở Ireland.
Thực ra thì đây là Sonoma, California. Hình nền huyền thoại của Windows XP này được chụp bởi nhiếp ảnh gia nhiếp ảnh gia Charles O'Rear vào một buổi chiều thứ 6 không có gì đặc biệt của năm 1996 khi anh lái xe xuyên qua những con đường ở California để tới gặp bạn gái (về sau trở thành vợ anh) Daphne. Trái với suy nghĩ của nhiều người tác giả tấm ảnh khẳng định nó không hề được can thiệp bằng kĩ thuật số. Hiện nay, sườn đồi này được người ta trồng nho.
Bạn luôn nghĩ đây là Grand Canyon.
Thực ra thì đây là Antelope Canyon. Một địa điểm cách Grand Canyon khoảng ba giờ lái xe. Antelope Canyon cũng là một địa điểm thu hút khá nhiều sự quan tâm của những người đam mê khám phá.
Bạn luôn nghĩ đây là núi Phú Sỹ.
Thực tế thì đây là núi Rainier ở California, Mỹ. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết thực tế đây là một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động và được coi là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới. Dù vậy, với cảnh quan kì vĩ và tươi đẹp, núi Rainier cũng là một điểm du lịch nổi tiếng tại Mỹ.
Bạn luôn nghĩ đây là một con đường ở Vermont, Hoa Kỳ.
Thực tế hình ảnh này được chụp ở Burlington, Ontario, Canada. Thực tế nguồn gốc của hình ảnh này đã từng làm rất nhiều người tò mò. Một cây viết của Vanity Fair thậm chí còn tham gia một hình trình kéo dài tới một năm để tìm ra chính xác địa điểm nó được chụp. Với sự trợ giúp của tác giả tấm hình (người này cũng hoàn toàn quên địa điểm mình chụp nó), cuối cùng họ đã tìm ra đây là "một con đường dẫn về phía nam khu Harris cũ" ở Burlington.
Bạn luôn nghĩ đây là Sa mạc Sahara.
Thực tế đây có thể không phải là một địa điểm có thật. Một số người am hiểu về công nghệ cho rằng đây là một tác phẩm Photoshop bởi mặt trăng trong tấm hình bị ngược. Dù vậy, nếu dải cát trong hình ảnh là có thật, nhiều người cho rằng nó có thể được chụp ở sa mạc Namib.
Bạn luôn nghĩ rằng đây là đâu đó ở Caribbean.
Thực tế thì tấm hình này có thể được chụp tại đâu đó ở Caribbean thật. Nhiều người cho rằng đó có thể ở gần Antigua hoặc Caymand Island, cả hai đều nổi tiếng với nước biển xanh ngắt, tuyệt đẹp.
Lê Nam Khánh
CEO Facebook phản đối sớm đi làm lại Mark Zuckerberg kêu gọi mọi người nên kéo dài thời gian ở nhà, trong khi tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi "mở cửa nước Mỹ ngay lập tức". Cuối tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố sắc lệnh trao quyền lực lớn hơn cho chính quyền liên bang trong việc tái mở cửa. CEO Facebook lập tức phản đối...