Sự thật thú vị ít biết về Quân đội Mỹ
Cấp bậc phổ biến nhất là chuyên gia, một năm đốt hết 2 tỷ lít nhiên liệu, 31/44 Tổng thống Mỹ là quân nhân…là các sự thật ít biết về Quân đội Mỹ.
Cấp bậc phổ biến nhất là chuyên gia, một năm đốt hết 2 tỷ lít nhiên liệu, 31/44 Tổng thống Mỹ là quân nhân…là các sự thật ít biết về Quân đội Mỹ.
Điều đầu tiên trong những sự thật ít biết về quân đội Mỹ là, Quốc khánh nước Mỹ là vào ngày 4/7/1776 nhưng Quân đội Mỹ thì đã ra đời từ trước đó một năm. Vào mùa xuân năm 1775, người Mỹ muốn tấn công người Anh ở gần Boston nhưng họ biết rằng muốn làm vậy thì trước hết cần phải cấu trúc lại tổ chức mới đối đầu được với những người lính chuyên nghiệp của đối phương.
Vì thế vào ngày 14/6/1775 Quốc hội Lục địa thông qua một nghị quyết chính thức thành lập quân đội. Một ngày sau Washington được bổ nhiệm làm Tư lệnh và nắm quyền chỉ huy quân đội của ông ở Boston vào ngày 3/7/1775.
Theo Wearethemighty, hiện quân đội Mỹ có hơn 1 triệu binh sĩ gồm một nửa đang hoạt động thường trực, nửa còn lại là các thành phần dự bị của Vệ binh Quốc gia và dự bị động viên. Nếu đặt tất cả các binh sỹ quân đội Mỹ vào một thành phố thì thành phố ấy sẽ lớn thứ 10 nước Mỹ về dân số.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm ngân sách nên năm 2015, quân số của quân đội Mỹ giảm xuống khoảng 1.042.000 người. Tuy nhiên với con số đó, quân đội Mỹ vẫn duy trì vị trí là đơn vị sử dụng lao động lớn thứ hai sau tập đoàn Walmart (với 2,2 triệu lao động trong biên chế).
Trong quân đội Mỹ có một điều sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người đó là cấp bậc phổ biến nhất là các “chuyên gia”. Theo thống kê trong toàn bộ các lực lượng thường trực và dự bị, trong năm 2015, quân đội Mỹ có đến 264.890 người được gọi là chuyên gia, con số này chiếm hơn một phần tư quân số.
Video đang HOT
Trước đây Quân đội Mỹ từng có hệ thống thứ bậc cho chuyên gia từ Spec-4 đến Spec-9 nhưng điều này đã bị loại bỏ vào năm 1985. Thay vào đó người ta gọi chung bậc Spec-4 để chỉ những người sẵn sàng nhập ngũ và từ “chuyên gia” ra đời từ đó. Trong ảnh là phù hiệu của các “chuyên gia”.
Nói cho dễ hiểu, các chuyên gia là những người dự bị thường trực luôn sẵn sàng bổ sung cho quân đội nhất. Nhưng họ còn có điểm đặc biệt nữa là họ có thể “làm thuê” cho bất kỳ việc gì mà quân đội đang cần nhưng đang thiếu nhân lực.
Cũng như nhiều quân đội khác, quân đội Mỹ cần rất nhiều nhiên liệu. Một báo cáo năm 2008 của quân đội Mỹ cho biết họ đã mua vào 880 triệu gallon nhiên liệu cho các hoạt động của mình trong năm đó. 1 gallon bằng khoảng 3,7 lit. Như vậy một năm quân đội Mỹ đốt hết hơn 2 tỷ lít nhiên liệu các loại.
Một điều đáng lưu ý nữa là hầu hết các Tổng thống Mỹ đều từng có thời gian phục vụ quân đội. Trong số 44 người đã từng là Tổng thống Mỹ, có đến 31 người từng tham gia nghĩa vụ quân sự. 24 người trong số 31 người đã phục vụ trong quân đội hoặc dân quân (nay gọi là Vệ binh Quốc gia).
Mặc dù việc từng tham gia quân đội không phải là một điều kiện để trở thành Tổng thống nhưng nhiều Tổng thống Mỹ đã tiến đến chức vụ này từ những vị trí trong quân đội. Chẳng hạn Washington (người trong ảnh) từng là một anh hùng chiến tranh.
Điều ít biết thứ 7 là Quân đội Mỹ sở hữu rất nhiều đất đai. Nếu gộp lại các nơi mà họ sở hữu, diện tích đó còn lớn hơn so với Hawaii và Massachusetts kết hợp lại. Theo thống kê, quân đội Mỹ sở hữu 15 triệu mẫu đất trên khắp nước Mỹ tương đương với khoảng 24.000 dặm vuông.
Nam Khánh
Theo_Kiến Thức
Khám phá xe thiết giáp BTR-50 ít biết của Việt Nam
Xe thiết giáp BTR-50 được phát triển trên khung gầm xe tăng PT-76, có khả năng chở tới 20 binh sĩ, lội nước tốt với tốc độ 11km/h.
Xe thiết giáp BTR-50 được phát triển trên khung gầm xe tăng PT-76, có khả năng chở tới 20 binh sĩ, lội nước tốt với tốc độ 11km/h.
BTR-50 là xe thiết giáp chở quân lội nước được Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1950 trên cơ sở khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Hàng nghìn chiếc BTR-50 đã được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1954-1970 xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có một điểm đáng lưu ý là, BTR-50 là mẫu xe thiết giáp bánh xích hiếm hoi được Liên Xô phát triển thời kỳ này. Hầu như, sau này Liên Xô chỉ tập trung vào thiết giáp bánh lốp.
Theo một số tài liệu, năm 1971, Việt Nam đã nhận được những chiếc xe thiết giáp BTR-50 đầu tiên (thuộc biến thể PK). Ảnh: đơn vị hỗn hợp BTR-50PK và xe tăng lội nước PT-76 trước giờ xuất trận tham gia chiến dịch lớn.
Bộ đội thông tin nghiên cứu lắp đặt mạng lưới thông tin trên xe thiết giáp BTR-50PK trong kháng chiến chống Mỹ.
Ngoài trang bị BTR-50PK cho lực lượng tăng thiết giáp Lục quân, sau này khi hình thành Binh chủng Hải quân Đánh bộ, BTR-50PK được chuyển sang cho cả Hải quân. Ảnh: thiết giáp BTR-50PK rời tàu đổ bộ lớn của Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia đánh chiếm mục tiêu hải cảng quan trọng của Khmer Đỏ, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.
Xe thiết giáp chở quân BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, dài 7,08m, rộng 3,14m, cao 2,03m. Kiểu dáng của xe được đánh giá là giống cái thuyền như PT-76. Tuy nhiên, cấu trúc trong xe là khác biệt hoàn toàn với khoang lái ở phía trước, khoang chở quân ở giữa và sau cùng là khoang động cơ.
Theo nhà sản xuất, BTR-50 có khả năng chở đến 20 binh sĩ trên xe, họ sẽ ra vào bằng cửa nóc rất lớn. Thiết kế này khiến binh lính gặp nguy hiểm trên chiến trường khi vừa ra khỏi xe sẽ phải đối mặt ngay với màn hỏa lực của đối phương.
BTR-50 bọc giáp thép dày 13mm ở mặt trước thân, 10mm ở hai bên hông, 10mm ở nóc xe và 7mm ở đuôi xe.
Hỏa lực cơ bản của xe thiết giáp BTR-50 là trung liên 7,62mm SGMB hoặc đại liên 14,5mm KPV.
Trên thực tế, khi đưa vào trang bị, nhiều loại vũ khí khác cũng được triển khai trên BTR-50. Ví dụ tại Việt Nam, bộ đội ta đã cải tiến cho BTR-50 mang cả pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 (trong ảnh), tên lửa chống tăng AT-3 để phục vụ chiến đấu.
BTR-50 trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước 240 mã lực V-6 6 cho tốc độ hành trình 44km/h. Nó có khả năng lội nước tốt với hai động cơ đẩy water-jet ở đuôi.
Trong ảnh, BTR-50 thử nghiệm chạy trên mặt nước với động cơ water-jet, tôc độ tối đa đạt 11km/h.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Tên thật ít ai biết của các biểu tượng thời trang Coco Rocha tên thật là Mikhaila, trong khi Lady Gaga có tên khai sinh rất dài, khác hẳn nghệ danh. "Nữ hoàng tạo dáng" Coco Rocha là tên tuổi đình đám trong làng mốt. Cô tên thật là Mikhaila Rocha. Nàng sinh năm 1988, người Canada. Người đẹp nổi tiếng nước Mỹ Erin Heatherton tên thật là Erin Heather Bubley. Erin sinh năm...