Sự thật thông tin mua bọ hung để bào chế “thần dược phòng the”
Tin đồn nhiều thương lái Việt tìm thu mua bọ hung ở một số địa phương vùng cao để bào chế làm thuốc cải thiện chuyện “chăn gối” khiến dư luận hết sức hoang mang.
Theo một tài khoản Facebook có tên Giang Trịnh Tuân ở huyện Văn Chấn ( Yên Bái), hiện anh này thu mua bọ hung với số lượng từ 50kg trở lên với giá 100.000 đồng/kg khô. Khu vực thu mua gồm Hà Nội, Yên Bái, Lạng Sơn về điều chế làm thuốc tráng dương.
Cận cảnh loài bọ hung được người dân và thương lái ở một số tỉnh vùng cao bắt ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh. Ảnh: I.T
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Sổng A Nủ – Chủ tịch UBND xã Suối Giáng, huyện Văn Chấn, Yên Bái cho biết: “Hiện, tôi chưa nghe thông tin thương lái thu mua bọ hung trên địa bàn, tuy nhiên việc người dân ở một số xã ngoài huyện bắt bọ hung (con bọ màu đen to như đầu ngón tay, chân hay vo các đống phân trâu, bò) về để nấu ăn là chuyện bình thường đã diễn ra từ lâu”.
Video đang HOT
Nói về loài bọ hung, bà Phạm Thị Nhị – Trưởng phòng Hệ thống học côn trùng thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Loài bọ hung mà người dân ở một số vùng vẫn bắt để ăn và nghe đồn dùng để chữa bệnh có tên khoa học Catharsius molossus (họ Scarabaeidae). Đây là loài côn trùng cánh cứng, cơ thể dài 3-4 cm, màu đen, hình bầu dục hoặc gần vuông, mặt lưng hơi gồ lên, mặt bụng phẳng, hai mặt đều trơn nhẵn và sáng bóng. Đầu bẹt có sừng lồi nhọn ở giữa đỉnh. Cánh trước cứng chỉ phủ kín mặt lưng, làm nhiệm vụ bảo vệ; cánh sau rất mỏng dạng màng xếp dưới cánh cứng. Râu đầu hình lá có nhiều đốt. Chân trước có gai như răng cưa dùng để đào bới.
Theo bà Nhị, loài bọ hung này phân bố ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, nó thường sống gần những nơi nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa, ăn phân của những con vật này và dùng chân sau đùn phân thành viên, sau đó tha về tổ. Bọ hung đẻ trứng trong đất, trứng nở thành sâu. Sâu non ăn rễ cây, chồi gốc. Giữa năm 2002, ở Thanh Hóa, nhiều hecta ruộng mía đã bị bọ hung triệt phá nghiêm trọng.
Lý giải thêm về việc bọ hung có thể dùng để bào chế thuốc chữa bệnh tráng dương, sỏi thận, lương y Phó Hữu Đức, chủ phòng chuẩn trị y học cổ truyền Đức An Đường (Hà Nội) cho rằng: Việc bọ hung hay ấu trùng của bọ hung có thể bào chế thành thuốc chữa bệnh đến nay vẫn chưa có sách vở hay tài liệu khoa học nào có ghi chép, chứng minh được điều đó mà chỉ dừng lại ở kinh nghiệm dân gian. Đặc biệt là dùng bọ hung để làm thuốc tráng dương mới chỉ là tin đồn.
“Dựa trên kinh nghiệm của người sử dụng cũng có thể đánh giá được phần nào công dụng của vị thuốc, nhưng phải nghiên cứu trên cơ sở khoa học và trên diện rộng mới có thể đánh giá được. Bên cạnh đó, côn trùng nói chung và bọ hung nói riêng sống dưới đất luôn tiềm ẩn những độc tố, vì vậy người dân cũng nên cẩn trọng trong quá trình chế biến và sử dụng” – lương y Phó Hữu Đức cảnh báo.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh cây sâm cau quý của người Ca Dong
Dù được rất nhiều người biết đến và mua về để sử dụng làm thuốc, thế nhưng ngay cả tại quê hương của cây sâm cau là huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), không phải ai cũng đã tận mắt nhìn thấy loại cây này. Vì hình dáng của lá và rễ giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên loại sâm này được gọi là sâm cau. Còn lý do được ví là sâm "nhớ vợ" bởi lẽ loại sâm này gắn với câu chuyện "nửa đùa nửa thật" của một số người rằng, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.
Tùy từng nơi mà sâm cau có tên gọi khác, như: ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan... còn tên khoa học của nó là Curculigo orchioides Gaertn. Đây là loại cây thảo mọc hoang ở những vùng núi rừng tại Việt Nam. Riêng tại Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây là nơi sâm cau được tìm thấy nhiều nhất; đồng thời cũng là địa phương nổi tiếng với loại rượu ngâm với rễ của loại cây này.
Qua quan sát thì cây sâm cau trưởng thành cao từ 50-100cm, lá có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau với phiến thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 30-50cm, rộng từ 2-4cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà và khi phơi có mùi thơm ngậy. Và đây cũng là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc.
Có nhiều cách để chế biến rễ sâm cau như rửa sạch rồi phơi khô, bỏ vào ấm nấu nước uống. Tuy nhiên phổ biến nhất là ngâm rượu, với lượng rễ khô đã sao từ 2-2,5kg/bình 10 lít rượu. Việc tìm, đào sâm cau để lấy rễ có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên theo một số người dân Sơn Tây thì thời điểm rễ có chất lượng tốt nhất là vào tháng 11.
Là một trong số những người chuyên đi đào rễ sâm cau về bán, ông Đinh Văn Ngin (41 tuổi, ở xã Sơn Mùa) cho biết: "Bình quân mỗi ngày đi đào được từ 2-3 kg tươi/người. Tuy nhiên gặp chỗ mọc nhiều được đến 4-6 kg/ngày/người". Số sâm này được bán cho các chủ đại lý ở trung tâm huyện với mức giá từ 70.000-90.000 đồng/kg.
Theo một số tài liệu y học thì rễ sâm cau có tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, giúp kiện gân cốt, bồi bổ sức khỏe, thần kinh suy nhược... cho nên thời gian qua loại cây này ở Sơn Tây bị người dân khai thác nhiều, dẫn đến số lượng đang giảm. "Cùng với tuyên truyền người dân không khai thác ồ ạt, chính quyền huyện Sơn Tây đang chỉ đạo cho các ngành chuyên môn trực thuộc nghiên cứu để trồng và phát triển loại cây thuốc này", ông Lê Văn Tùng - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết.
Theo_Kiến Thức
Lãi suất tiền gửi tăng, vì sao? Động thái tăng lãi suất tiền gửi của một số ngân hàng thương mại gần đây được đánh giá khá bất ngờ... Ngân hàng (NH) TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi với mức cao nhất lên tới 7,7%/năm. Khi khách hàng gửi tiết kiệm thông thường kỳ hạn 13 tháng tại Viet Capital Bank, lãi...