Sự thật thảm án “Ma lai” ở Tây Nguyên
Đồng bào bản địa Tây Nguyên nghìn đời đã tạo dựng, gìn giữ bồi đắp kho tàng văn hóa quý giá, đặc sắc qua Luật tục, Sử thi, Truyện cổ… Thế nhưng bên cạnh những giá trị tích cực, còn đó mảng tối tâm linh đày đọa nhiều phận người bi thảm nhất. Ma lai là một minh chứng.
Những trang viết về Ma lai
Trong số những nhà “Tây Nguyên học” nổi tiếng người Pháp mà nhà văn Nguyên Ngọc đã dày công sưu tầm, dịch và giới thiệu, đặc biệt nhất là cuộc đời và tác phẩm của nhà truyền giáo, nhà nhân chủng học Jacques Dournes (1922-1993). Từ những sổ tay ghi chép tỉ mỉ ròng rã suốt 25 năm sống trong những buôn làng người Thượng, khi trở về Pháp Jacques Dournes vẫn đóng khố cởi trần, miệt mài viết tới hàng trăm cuốn sách về Tây Nguyên.
Những người cao niên sống ở Cheoreo (tỉnh Gia Lai) kể: Họ từng thấy Jacques Dournes đóng khố, mang ớt, cà pháo… ra chợ ngồi bán. Ở với dân, họ ăn gì ông ăn đó. Họ đi đâu, ông theo đó. Vai mang gùi, ông theo đồng bào lên rẫy, họ kể gì, ông cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép. Ông có lẽ là nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu và phản ánh sâu sắc cội nguồn của hiện tượng Ma lai.
Trong cuốn “Rừng, đàn bà, điên loạn”, Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tác phẩm “Forêt, Femme, Folie” của Jacques Dournes, tác giả đã dành nhiều trang, nhiều đoạn viết về sự mê tín của nhiều tộc người Tây Nguyên đối với truyền thuyết Ma lai mà đồng bào gọi là Rohung – ác thần chỉ biết hủy hoại, khát máu, thích ăn thịt người. Những kẻ trong khi thụ giáo nghề phù thủy lỡ phạm vào điều cấm kỵ, hoặc bị quỷ nhập, có thể bị biến thành Ma lai. Lúc đó, họ bị mọc lên một cái mồng trên đầu và chuyên đi ăn cuộc sống của người khác. Do cái mồng dễ phát hiện, Ma lai bị tàn sát nên đã van xin Trời cho mất cái mồng đi. Từ đó, Ma lai ẩn náu trong thân xác người bình thường khó phân biệt. Về đêm, Ma lai lang thang đi giết người để ăn thịt, hoặc rỉa tử thi. Khi có tiếng chim lợn kêu, người ta tin đó là Ma lai đang cưỡi chim lợn và làng ắt có người chết… Định kiến Ma lai tệ hại đến mức bất cứ kẻ nào trong buôn làng bị cộng đồng tình nghi là Ma lai, mọi tai họa oán thù sẽ đổ lên đầu người đó khiến số phận của họ trở nên bất hạnh khôn cùng.
Từ lời kể nhân chứng
Ở Đắk Lắk, ít ai không biết Ama Bhiăng, sinh năm 1940, một trí thức Êđê từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh Đoàn gần 3 nhiệm kỳ, chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch MTTQVN tỉnh. Ông đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng sinh hoạt ngày thường vẫn tiếp tục bận rộn với đủ thứ công tác xã hội: Biên dịch, hiệu đính các tác phẩm song ngữ, xuống buôn làng vận động quần chúng, hòa giải tranh chấp v.v…
Nguyên Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk Ama Bhiăng
Trò chuyện với tôi về Ma lai, Ama Bhiăng trầm ngâm: Sự mê tín này rất nguy hiểm. Người ta toàn đồn thổi, truyền miệng từ đời này sang đời khác, chứ có ai thực thấy Ma lai nó thế nào đâu. Người ta cô lập, ghẻ lạnh với người bị nghi Ma lai. Thời mình làm chánh án, có lần huyện Đắk Nông đã xảy ra vụ án giết người nghiêm trọng vì hủ tục này. Một trung niên nghi đôi vợ chồng già nọ là Ma lai hại người, đã giết cả 2 cụ rồi cột đá ném xác xuống sông. Đáng tử hình, nhưng xét anh ta phạm tội chỉ vì mê tín nên tòa giảm xuống chung thân.
Nhà báo Kpă Simon, dân tộc Jơ Rai, phó giám đốc Đài TNVN khu vực Tây Nguyên chia sẻ : Khi chưa về Đài, anh dạy học nhiều năm ở huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Cho tới bây giờ, phần đông đồng bào vùng này vẫn đồn Ma lai gắn liền với thuốc thư, hễ muốn hại ai chỉ cần lấy thuốc thư yểm bùa, hoặc dùng râu mép con cọp chết đốt thành tro, chấm vào ly rượu mời ai uống người đó sẽ chết. Loài chim lợn quan hệ mật thiết với Ma lai nên chim lợn bay đảo quanh ở nhà nào, nhà đó kinh sợ hồn xiêu phách tán. Nhiều người bị kẻ đố kỵ vu oan là Ma lai cũng chỉ bởi xinh đẹp, sang giàu. Đồng bào Sê Đăng thường kể cho con cháu nghe: Chờ đêm khi buôn làng ngủ say, Ma lai mới rút đầu khỏi thân, lôi theo chùm ruột bay đi ăn thịt người. Dù chỉ nghe kể, không thấy nhưng bọn trẻ cũng sợ, cũng tin.
Đến những vụ án đau lòng
Làng Đắk Yă, xã Đắk Yă yên bình giữa rừng thẳm huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai xảy ra trọng án.
Năm 2007, trong làng có 2 thanh niên tên Duân và Kel tính tình ngỗ ngược, hay rủ nhau trộm cắp. Có lần bạn bè khuyên nhủ, Duân và Kel sừng sộ bảo: Chúng tao đi ăn cắp của làng khác, chúng mày xen vào làm gì!? Từ nay, đứa nào ngăn cản, chúng tao sẽ thư chết! Một tuần sau, một phụ nữ mạnh khỏe trong làng là bà H’Blin bỗng lăn ra ốm chết. Nghi bà H’Blin bị thư, tối ngày 10/3 hàng chục thanh niên kéo đến nhà Duân đập phá tan hoang, sau đó đánh chết Duân kéo xác vứt vào khu nhà mồ, rồi tiếp tục kéo nhau đi đánh chết cả Kel cùng cha ruột là ông H’Nhêu đã 76 tuổi, khi họ đang làm rẫy. Vụ án chấn động dư luận được xác định là án điểm, phải xử nhanh, xử đúng trước đông đảo công chúng để giáo dục, răn đe. Ngay trong năm 2007, Tòa án huyện Mang Yang đã đưa 7 thanh niên phạm tội giết người và hủy hoại tài sản công dân ra xử, tuyên 6 người chịu án 7 năm tù. Riêng mức án nặng nhất, 9 năm tù, thuộc về kẻ cầm đầu H’Lin, chính là Bí thư chi đoàn của làng Đăk Yă.
Video đang HOT
Kiểm điểm các đối tượng mê tín quá khích ở làng Ktu. Trong số đó, có cả đoàn viên thanh niên
Tháng 7/2010, tới lượt làng Đê Kôp, thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang xảy ra xung đột về thuốc thư. Jêl quê ở làng Đăk Yă lấy vợ, ở rể, trong lúc ngà say lỡ buộc miệng “nổ” mình có thuốc thư. Sau đó, vì mâu thuẫn trong bàn rượu, Jêl lại thổi bột cây độc làm đám bạn nhậu ngứa ngáy phù nề nên đã bị nhiều người xúm lại đánh, đuổi Jêl ra khỏi làng. Phải nhờ chính quyền địa phương vào cuộc, can ngăn, hòa giải, Jêl và gia đình mới được nộp 10 ghè rượu và một con bê để cúng tạ lỗi và thết đãi cả làng.
Năm 2012, tai bay vạ gió đổ xuống đầu bố con ông Khách ở làng Jơ Long, xã Hà Ra, huyện Mang Yang. Vốn không ưa ông Khách, chỉ mấy tháng đầu năm trong làng có tới 4 người chết và 5 người bệnh nặng, dân làng bèn quy tội Ma lai- thuốc thư cho ông Khách và 6 đứa con. Mặc dù những cái chết đều có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đã nhiều lần dân làng đe dọa sẽ đánh chết cha con ông Khách, may chính quyền kịp thời can thiệp.
Đại tá Trần Văn Thọ, Trưởng Công an huyện Mang Yang, nơi hủ tục Ma lai còn nặng nề có lẽ vào hàng… nhất Tây Nguyên khẳng định: Đồng bào bản địa không ai biết “thuốc thư”, “ma lai” là gì, chỉ vì thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu, họ đã nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là hủ tục lạc hậu hết sức nguy hiểm, buộc các cơ quan chức năng phải tích cực vào cuộc, tuyên truyền vận động người dân bài trừ!
Thê thảm nhất, là số phận ông A Thun, người dân tộc Ba Na ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ nguồn tin ban đầu về cái chết bất thường của ông A Thun, cơ quan điều tra đã tiến hành khai quật tử thi. Kết quả cho thấy A Thun đã bị đánh và siết cổ tới chết, thế nhưng vợ con ông trước sau vẫn khăng khăng khai chồng, cha mình buồn nên thắt cổ chết! Các trinh sát cố công tìm hiểu, cuối cùng mới có nhân chứng dè dặt tiết lộ: A Thun bị dân làng đuổi ra rừng, giết chết vì là Ma lai!
Vụ án dần sáng tỏ: Trong một tiệc cưới, A Thun đã cãi nhau và lỡ tay tát ông A Táo ở cùng làng. Dù ngay sau đó 2 người đàn ông đã bắt tay làm hòa nhưng hôm sau, A Táo đau bụng dữ dội rồi qua đời. Mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết do bị ngộ độc rượu, nhưng mối nghi ngờ A Thun là Ma lai đã loan khắp làng. Người ta suy diễn A Thun đã dùng “thuốc thư” giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước, vì 2 người đó bệnh nặng, cúng Yàng hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi.
Già làng tổ chức họp khẩn cấp, buộc A Thun nghe cả làng “đấu tố”. Bị dồn ép, A Thun vừa nhận mình là Ma lai, liền bị lũ làng kéo đến đốt nhà, đuổi ra khỏi làng. Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống. Nào ngờ ngay sáng hôm sau, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao “thuốc thư” ra, mới mong được sống.
A Thun quỳ lạy dân làng, thề độc mình không phải là Ma lai, không có thuốc thư, nhưng vẫn bị đám đông quá khích tròng dây mây vào cổ kéo ra con suối cạnh làng, đánh cho đến chết, rồi căn dặn vợ con A Thun: Hễ ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết!
Hay như chuyện Yin ở làng Ktu, xã Chứ Á. Yin chơi thân với H’Mơ cùng làng. Khi nghe H’Mơ bị bệnh nặng với kết quả chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai là xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não, Yin, đến hỏi han an ủi. Không ngờ vài ngày sau H’Mơ chết. Dân làng lại rộ lên tin đồn H’Mơ bị bỏ “thuốc thư”. Hậu quả là giữa tháng 4/2013, Yin bị một nhóm thanh niên trong làng kéo tới nhà hành hung, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngành Công an đã kết hợp với chính quyền địa phương đưa các thủ phạm ra kiểm điểm trước dân. Tại buổi kiểm điểm, sau khi được nghe phân tích Ma lai – thuốc thư chỉ là hủ tục mê tín, các đối tượng đã hứa sẽ không tái phạm, không tin vào Ma lai – thuốc thư nữa…
Theo 24h
Những vụ án đau lòng do bị "ma men" dẫn lối
Trong thời gian qua, rất nhiều vụ án xảy ra trên bàn nhậu, mà nguyên nhân là do "ma men dẫn lối". Chỉ vì bia rượu, những đệ tử "Lưu Linh" hành động trong tình trạng thiếu kiểm soát dẫn tới những vụ việc nghiêm trọng. Hậu quả mà nó để lại cho xã hội vô cùng nhức nhối, mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn những "hung thần của rượu".
Bị giết vì không đủ "trà tam tửu tứ"
Vào ngày 17.5, Công an huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng đối với bị can Nguyễn Thành Luân (SN 1991) và Trịnh Công Luân (SN 1992) cùng trú tại thôn Trường Định 2, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn về tội "cố ý gây thương tích dẫn đến chết người".
Trước đó, Nguyễn Trường Giang (SN 1992, cùng xã với hai đối tượng trên) và một người nữa ngồi nhậu tại một quán rượu trong thôn. Đang nhậu say sưa thì Giang lấy lý do "hết hứng", rời khỏi cuộc nhậu đến một quán nước gần đó ngồi uống càphê.
Vốn dĩ "chè tam, tửu tứ" nên mấy thành viên còn lại gọi điện thoại cho Giang quay lại bằng được để nhậu tiếp cho vui. Gọi mãi mà không thấy Giang nghe nên uống một lúc nữa, cả bọn giải tán đi tìm. Cả ba đến quán nước "Hương Trần", thấy Giang đang ngồi uống càphê, cầm điện thoại mà gọi mãi không nghe. Hơi men bốc lên, Nguyễn Thành Luân túm cổ áo Giang lôi ra ngoài hỏi vì tội "không thèm nghe điện thoại, coi thường anh em".
Chưa kịp trả lời thì Giang bị Trịnh Công Luân dùng tay đánh vào gáy. Cú đánh của con nhà võ dòng dõi Tây Sơn khiến Giang ngã xuống đường, chấn thương sọ não dẫn tới tử vong. Cả bọn sợ hãi bỏ trốn khỏi hiện trường, nhưng bị lực lượng chức năng bắt giữ ngay sau đó.
Qua điều tra xác minh, cơ quan điều tra kết luận chỉ có Nguyễn Thành Luân và Trịnh Công Luân tham gia hành hung dẫn tới cái chết của Giang. Cả hai sẽ phải đối mặt với vòng lao lý khi tuổi đời còn quá trẻ.
Thiếu nữ bị hại đời vì hớ hênh khi say
Sau một chầu nhậu "lên giời", thiếu nữ say "quắc cần câu" nằm ngủ. Những chiến hữu trên bàn nhậu đã lợi dụng cơ hội này để hiếp dâm thiếu nữ. Vì đang say nên thiếu nữ đành chịu trận, sau đó tố cáo lên cơ quan chức năng và các đối tượng đã bị bắt.
Sự việc xảy ra vào trưa 19.3, chị Nguyễn Thị D.T (SN 1995) quê ở huyện An Biên, Kiên Giang, lên TPHCM chơi. Khi lên tới thành phố, D.T gọi cậu bạn Đào Văn Út (SN 1994) ra đón về phòng trọ của Út nghỉ trưa, tại phòng Út còn Nguyễn Văn Trung (SN 1991) và Nguyễn Đăng Khoa- cả ba đều cùng quê với D.T.
Sau đó Khoa đi làm, còn lại ba người, Trung mua bia về thết đãi cô bạn cùng quê "chẳng mấy khi lên chơi". Cả ba nhậu vui vẻ, vì tửu lượng kém và đi đường xa mệt nên D.T uống hết hai chai bia Sài Gòn thì thấy say và đi nằm ngủ, để hai cậu bạn nhậu tiếp. Lúc Trung ra ngoài nghe điện thoại, Út thấy D.T nằm trên giường hớ hênh bèn đến ôm hôn, vì quá say nên D.T chẳng có phản ứng gì. Lúc Trung quay vào bắt gặp cảnh đó, sẵn có hơi men không kiềm chế được dục vọng nên cả Út và Trung bàn với nhau hiếp dâm D.T.
Nghĩ là làm nên Trung đến bóp cổ D.T giữ cho Út thực hiện hành vi đồi bại, sau đó đến lượt Trung. Thiếu nữ D.T bị bóp cổ tỉnh dậy, nhưng vừa say, vừa sợ hãi nên không dám kêu cứu và kháng cự. Sau đó D.T đòi về và được Út chở ra bến xe gần đó, nhưng cô không về mà đến cơ quan công an trình báo sự việc.
Út và Trung bị bắt, tại cơ quan điều tra cả hai đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Cơ quan Công an quận 12 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Út và Trung vì tội danh "hiếp dâm".
Rượu mời không uống... cho uống rượu phạt
Ngày 22.5 vừa qua, tại Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng diễn ra phiên xét xử sơ thẩm một vụ án mạng mà nguyên nhân cũng xuất phát từ rượu.
Bị cáo là Nguyễn Văn Phong (SN 1992), nạn nhân là Lưu Gia Ký Thanh (SN 1974) cùng trú tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Theo cáo trạng thì vào ngày 20.10.2012, cả Phong và Thanh cùng Nguyễn Đức Quang (trú tại Hòa Sơn) tham gia nhậu tại nhà Thanh với nhiều người khác. Phong cầm chén đi "kính sức khỏe" lần lượt những người trong mâm nhậu, tất cả đều vui vẻ uống. Khi đến chỗ Quang để mời, vì nghĩ Quang lớn tuổi hơn nên Phong cầm chén bằng hai tay để tỏ lòng kính trọng đàn anh.
Nhưng Quang lại ấm ức nghĩ "tại sao nó mời tất cả mọi người bằng một tay, đến mình nó lại cầm hai tay, hay nó chơi đểu mình?". Nghĩ vậy nên Quang không uống và đôi co với Phong. Thanh cũng nhảy vào tiếp ứng cuộc cãi vã, bênh vực Quang. Tiếp đó, Phong cầm chai bia ném về phía Quang nhưng trượt rồi bỏ chạy; Quang đuổi theo, nhưng được mọi người can ngăn nên cùng Thanh đi về nhà.
Phong lép vế khi bị hai người dọa dẫm nên bực tức, chạy về nhà tìm con dao để đi tìm đánh lại. Khi đến nhà Quang, thấy Thanh đứng ở trước cửa, Phong xông vào đâm một nhát khiến Thanh tử vong tại chỗ. Sau khi gây án, Phong mới sực tỉnh rượu, bỏ trốn nhưng đã bị bắt ngay trong ngày.
Tại phiên tòa, Phong bị tuyên phạt 14 năm tù về tội giết người và bồi thường cho gia đình bị hại 75 triệu đồng. Vậy là Phong tự tay khép lại cánh cửa tự do khi tuổi đời mới tròn 20 về hành vi thiếu kiềm chế của mình vì ma men.
Hãy hạn chế bia rượu để bảo vệ mình
Nguyễn Văn Phong tại phiên xử sơ thẩm tại TAND TP.Đà Nẵng.
Việt Nam là một đất nước còn nghèo, nhưng lại đứng hàng đầu thế giới về tiêu thụ bia, rượu tính theo đầu người với mức 28 lít/người/năm (2011) như xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dự đoán đến năm 2015 Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về tiêu thụ bia, rượu với khoảng 60-70 lít/người/năm.
Lạm dụng bia, rượu quá mức không chỉ là nguồn cơn gây ra những hậu quả đau lòng như tai nạn, phạm tội, mà kéo theo đó còn là sự lãng phí về tiền bạc, sức khỏe... Cơ quan chức năng đã đề ra nhiều biện pháp mạnh để hạn chế tác hại của bia, rượu như cấm quảng cáo rượu, bia, đánh thuế nặng, phạt nặng với hành vi sử dụng bia, rượu gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng xem ra chưa có nhiều tác dụng. Thậm chí gần đây, để giảm thiểu tai nạn từ bia, rượu khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông TPHCM đã lập chốt tại cửa quán nhậu để kiểm tra nồng độ cồn của các đệ tử "Lưu Linh".
Trao đổi với phóng viên, Trưởng Văn phòng luật sư Luật Việt Vũ Văn Thành cho biết: "Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, được bổ sung năm 2009, quy định. BLHS không coi việc sử dụng bia, rượu quá nồng độ quy định là tình tiết để giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự".
Cũng theo luật sư Thành thì khi sử dụng bia, rượu dẫn đến hành động giết người thì có thể bị phạt tù từ 7-15 năm. Còn giết nhiều người, phụ nữ có thai, động cơ đê hèn thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo Điều 93 BLHS quy định. Nếu phạm tội hiếp dâm khi sử dụng bia, rượu thì bị xử phạt ở các mức độ khác nhau tùy từng trường hợp; cụ thể với các mức án là 5-10 năm nếu nạn nhân là trẻ chưa thành niên, 7-15 năm tù nếu hiếp dâm có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai..., gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị tù chung thân hoặc tử hình như Điều 111 của BLHS quy định.
Một số trường hợp sử dụng bia, rượu sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng như trong BLHS quy định, như: Sử dụng nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép khi tham gia giao thông cả đường bộ (Điều 202), đường sắt (Điều 208), đường thủy (Điều 212)...
Mỗi người dân cần nói không hoặc hạn chế bia, rượu để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ người khác, nhất là những người trẻ tuổi, đừng để "ma men" dẫn lối gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân cũng như xã hội
Theo Lao động
Những vụ án đau lòng vì cuồng yêu Những ngày gần đây, dư luận ở TP Đà Nẵng chưa hết xôn xao, bàn tán về vụ án Nguyễn Phước Thành (39 tuổi, trú tại phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vì yêu đắm say cô Phan Thị Hải Yến (24 tuổi, trú phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) nhưng không được Yến đáp trả tình...