Sự thật “tàn khốc” đằng sau những món đồ đắt đỏ của đại gia
Đằng sau những chiếc túi xách hạng sang, món ăn đắt đỏ phục vụ đại gia là cả câu chuyện đẫm máu và tàn khốc không phải ai cũng biết.
Từ lâu, Hermès, Prada, Mulberry hay Louis Vuitton đã trở thành những thương hiệu túi xách xa xỉ hàng đầu thế giới, được giới đại gia ưa chuộng. Thế nhưng, ít ai biết rằng để làm ra một chiếc túi xách xa xỉ có biết bao nhiêu con vật bị hành hạ và giết chết dã man. Ảnh: Peta.
Một người làm việc trong xưởng lột da cá sấu tại Zimbabwe, một trong những đầu mối cung cấp da cá sấu lớn nhất thế giới tiết lộ: “Họ xẻ lưng cá sấu, rồi lấy da bụng làm túi”. Quy trình này vô cùng dã man và rùng rợn. Ảnh: Peta.
Những con cá sấu bị treo ngược trên dây để máu chảy hết xuống sau khi chịu đủ mọi nhục hình. Ảnh: Peta.
Sau khi đã bị lột da lưng, cá sấu bị ném vào các thùng đá như thế này. Ảnh: Peta.
Ngoài da cá sấu, một số thương hiệu nổi tiếng còn tung ra thị trường những sản phẩm túi xách da đà điểu với giá lên tới 100.000 bảng Anh (hơn 3 tỷ đồng) dành cho giới nhà giàu. Ảnh: Peta.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những hình ảnh sản xuất nguyên liệu da đà điểu làm nên những chiếc túi hàng hiệu được Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) công bố khiến nhiều người “phẫn nộ”. Ảnh: Peta.
Đó là hình ảnh chụp lén tại hai công ty đà điểu giết mổ lớn nhất thế giới, trong đó có công ty cung cấp da đà điểu độc quyền cho thương hiệu Hermès Birkins. Ảnh: Peta.
Những con đà điểu bị vặt lông và lột da sống một cách tàn nhẫn. Họ lấy da đà điểu để chế tác thành túi xách thượng hạng. Ảnh: Peta.
Lông đà điểu sẽ được dùng trong những bộ cánh xa hoa đẳng cấp. Ảnh: Peta.
Súp vi cá mập nổi tiếng đắt đỏ nhất nhì thế giới được nấu từ vây cá mập dành cho giới siêu giàu. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, quy trình đánh bắt để có được thứ vây cá đắt đỏ bậc nhất hành tinh từng bị nhiều tổ chức lên án bởi mức độ tàn nhẫn. Ảnh: Getty.
Từng con cá mập sẽ được câu lên bờ, chúng sẽ cắt hết hoàn toàn vây, bao gồm 2 vây lưng, 2 vây ngực, 3 vây cận đuôi và vây đuôi dưới. Ảnh: Getty.
Vì chỉ cần đến vây cá nên những gì còn sót lại được xem là vô giá trị. Dù cá còn sống hay đã chết, chúng đều sẽ bị ném xuống biển. Ảnh: Getty.
Lúc này, số phận của cá mập cũng rất bi thảm. Bị thương rất nặng, cũng không thể bơi, chúng chỉ có thể chờ chết vì mất máu hoặc bị xâu xé bởi các loài cá khác. Ảnh: Getty.
Vụ túi Hermes giả do người trong hãng: 10 nghi phạm khả năng lĩnh án tù cao
Vụ án đang làm rúng động ngành thời trang. Các công tố viên ở Paris đang tiến hành khởi tố các thành viên đứng đầu của một tổ chức bị buộc tội sản xuất và bán túi xách giả từ thương hiệu mang tính biểu tượng của Pháp Hermès.
Đặc biệt, thành viên của tổ chức này bao gồm một số nhân viên cũ của Hermès.
Mạng lưới, nhắm vào khách du lịch châu Á ở Paris nhưng cũng có các khách hàng ở Hồng Kông vào năm 2013 và 2014, đã bị phát hiện khi cảnh sát Pháp nghe lén nhà của một người đàn ông bị nghi bán các túi xách bị đánh cắp ở châu Á.
Một cuộc điều tra đã phát hiện ra một hoạt động bí mật trong đó các nghi phạm, làm việc tại nhà, được cho là đã sản xuất ra hàng chục túi "Birkin" giả, một thiết kế túi xách được săn lùng nhiều nhất và có lợi nhuận cao nhất của Hermès.
Được đặt tên theo nữ diễn viên người Pháp gốc Anh Jane Birkin, những chiếc túi có danh sách dài các khách hàng đang chờ đợi và sẵn sàng trả 45 ngàn đô la (1 tỷ đồng) trở lên cho các phiên bản được làm bằng da cá sấu. Mười người đã ra tòa vào tuần trước, trong đó có bảy cựu nhân viên của Hermès.
Các công tố viên cho biết các đối tượng đã kiếm được khoảng 2 triệu đô la (gần 50 tỷ đồng) mỗi năm bằng cách bán hàng giả với giá 22 ngàn - 33 ngàn đô la (510 triệu đồng đến 765 triệu đồng) mỗi túi xách.
Các cựu công nhân của Hermès sẽ làm những chiếc túi với da cá sấu nhập từ một nhà cung cấp của Ý, sử dụng khóa kéo và các thành phần khác được nhập lậu từ các xưởng của Hermès.
Một phụ nữ hiện 52 tuổi, sinh ra ở Campuchia nhưng sống ở Pháp từ năm 1980, được giao nhiệm vụ bán túi giả cũng như túi chính hãng "Birkins" cũ cho khách hàng để nhận hoa hồng.
Người phụ nữ khai với các nhân viên điều tra và trên tòa rằng khách hàng của cô biết rằng họ đang mua hàng giả. Một trong những nhân viên cũ của Hermès, bị buộc tội tổ chức đường dây, chỉ mới 18 tuổi khi anh bắt đầu làm việc tại Hermès.
"Lúc bấy giờ, tôi đã nhận ra sự nghiêm trọng của việc làm này này", anh chàng bây giờ 45 tuổi nói với tòa án.
Khi phiên tòa kết thúc vào thứ Sáu, các công tố viên đã yêu cầu mức án tù lên tới bốn năm và phạt tiền từ 112 ngàn - 220 ngàn đô la (2 - 5 tỷ đồng) cho ba kẻ cầm đầu, và án tù treo và phạt tiền cho những người khác.
Luật sư của Hermès cũng đã yêu cầu bồi thường thiệt hại 2 triệu đô la (gần 50 tỷ đồng).
Cứ có một chiếc túi đẹp, rồi mọi thứ sẽ ổn dần thôi! Quần áo nhàu một chút còn ủi được, chứ túi da, túi lông hay túi chần nhung mà để ướt thì hậu quả thật là tai hại! Phụ nữ đâu chỉ cần túi để đựng vài ba thỏi son hay chiếc điện thoại? Vẫn là từng ấy thỏi son, vẫn là chiếc điện thoại ấy, hộp cushion ấy..., nhưng với phụ nữ, bao...