Sự thật tắm đêm gây đột quỵ
Không ít người trẻ đột ngột qua đời sau khi tắm đêm khiến nhiều người tin rằng tắm muộn là nguyên nhân gây đột quỵ.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó 90% để lại di chứng, 50% ca bệnh tử vong.
Đáng lưu ý, những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng, tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Quân đội 108, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi chiếm 10-17%.
Với người trẻ, nhiều người cho rằng tắm đêm chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy đâu là sự thật?
TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định tắm gội đêm là nguy cơ gây đột quỵ.
Tắm đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ
Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy, đột quỵ thay đổi theo mùa, tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn hẳn vào mùa đông. Bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông cũng có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn.
Trong nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nếu nhiệt độ giảm 5 độ C sẽ khiến tỉ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng thêm 7%.
Đặc biệt, các thống kê chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày từ 8-12h. Ban đêm cũng xảy ra nhưng không thường xuyên.
Video đang HOT
Riêng những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
TS Chính nhấn mạnh, hiện tượng hay gặp nhất sau tắm gội đêm là chóng mặt, choáng váng, nguyên nhân do giãn mạch vì tắm nước nóng.
TS Chính giải thích, khi thời tiết lạnh, mạch máu luôn co lại. Khi tắm, nhất là tắm vào ban đêm bằng nước ấm, mạch máu khi đó sẽ giãn ra khiến máu ở trung tâm dồn ra ngoại vi đột ngột gây hiện tượng “ăn cắp máu”. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng máu đến tim, đến não, gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm. Hiện tượng này khác với đột quỵ.
Đó cũng là lý do khi tắm thuốc bắc, ngâm mình trong bồn nước nóng thuốc bắc, nhiều người cảm thấy lâng lâng, choáng váng tưởng bị say thuốc.
Trường hợp ngâm mình trong nước lạnh đột ngột cũng có thể kích hoạt dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc mất trí nhớ thoáng qua.
Vào năm 2017, chuyên gia phẫu thuật thần kinh Joji Inamasu cùng các cộng sự tại Đại học Y Fujita, Nhật Bản từng công bố nghiên cứu trên 1.939 bệnh nhân đột quỵ, cho thấy tắm không liên quan đến đột quỵ.
Trong 1.939 bệnh nhân, có 1224 bệnh nhân nhồi máu não, 505 xuất huyết trong não và 210 trường hợp xuất huyết dưới nhện. Trong số này có 78 trường hợp bị đột quỵ khi tắm, trong đó nhồi máu não 32 trường hợp (chiếm 2,6%), xuất huyết não 28 ca (chiếm 5,5%) và xuất huyết dưới nhận 18 ca (chiếm 8,6%).
Nghiên cứu cho biết, dù đột quỵ ở thể nào, chỉ có một số ít bệnh nhân được phát hiện gục trong bồn tắm.
Nhóm nghiên cứu kết luận, tỉ lệ bị xuất huyết não cao hơn khi tắm chủ yếu nằm trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Thậm chí một nghiên cứu tại Nhật Bản đăng tải trên tạp chí Heart vào tháng 5/2020, theo dõi hơn 30.000 người trong độ tuổi từ 40 – 59 trong suốt 19 năm (1990 – 2009) cho thấy, tắm bồn thường xuyên bằng nước ấm còn giúp giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ.
Nếu sử dụng nước nóng hơn, sẽ làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim, nguy cơ đột quỵ không giảm thêm.
Tuy nhiên với nhóm người cao tuổi, các nhà khoa học khuyến cáo không nên tắm bồn nước nóng vì có thể gặp cơn đau tim do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
Tập thể dục ngoài trời rét căm căm, thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay
Rét đậm rét hại với nền nhiệt rất thấp nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen tập thể dục ngoài trời từ sáng sớm. Các bác sĩ cảnh báo đây là hành động cần thay đổi để tránh xảy ra biến cố nguy hiểm về sức khỏe, trong đó có đột quỵ.
Liên tục từ đầu mùa rét đến nay, tại các bệnh viện và Trung tâm Đột quỵ như BV Bạch Mai, BV Lão khoa Trung ương, BV Trung ương Quân đội 108, BV Hữu Nghị... thường xuyên tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đột quỵ ở đủ mọi lứa tuổi.
Các bác sĩ cảnh báo, đột quỵ hiện đang là một trong những mối e ngại tới sức khỏe cộng đồng. Trước đây, bệnh thường gặp ở nam trên 55, nữ trên 50 tuổi, hiện nay bệnh nhân ngày càng trẻ hơn, nhiều thanh niên trẻ tuổi cũng rơi vào tình trạng này.
Trong thời tiết rét đậm như hiện nay, BS. Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến đột quỵ. Trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Còn tại Khoa Tim mạch can thiệp - Ngoại, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời điểm này bệnh nhân gia tăng khoảng 30% so với ngày thường. BS. Nguyễn Minh Đức - Phó Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Ngoại cảnh báo, khi thời tiết thay đổi đột ngột, người dân dễ mắc bệnh về đột quỵ não, đột quỵ tim. Do đó việc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng bằng cách giữ ấm cơ thể, giữ ấm nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng...
"Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên tập thể dục ngoài trời trong thời tiết rét đậm như hiện nay. Vì khi trời lạnh, các mạch máu bị co lại, đẩy huyết áp tăng cao là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, điển hình là đột quỵ. Người cao tuổi thường dậy sớm thì có thể vận động đi lại trong nhà, quét nhà, pha trà... là những vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi và thời tiết hiện nay " - BS. Đức khuyến cáo.
Theo các bác sĩ, có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi.
Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Bác sĩ khuyến cáo, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...
Khi gặp người bị đột quỵ cần sơ cứu người đột quỵ bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả nước lọc và gọi ngay cấp cứu.
Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng.
Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ lạnh kéo dài cho đến Tết âm lịch với khoảng 9 đợt rét đậm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, người cao tuổi và đặc biệt là người có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh trong mùa đông cũng như bệnh nặng do COVID-19.
Do đó, lưu ý quan trọng hàng đầu là giữ ấm cho người cao tuổi; tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ nếu đang phải điều trị bệnh mạn tính; và thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.
Đột quỵ có phải tai biến mạch máu não? Nhiều người thắc mắc, đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau hay đều là một bệnh. Theo các chuyên gia, nhiều người cho rằng đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai bệnh khác nhau, nhưng thực chất, đây đều là tên gọi chung của một bệnh. Đột quỵ và tai biến mạch máu não đều chỉ...