Sự thật “sốc” về tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh Nga
Tuy được coi là tên lửa liên lục địa mới của Nga nhưng tầm bắn của RS-26 có thể chỉ xếp vào tên lửa tầm trung không được phát triển.
Trước bối cảnh các nước phương Tây dẫn đầu là Mỹ đang triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa rộng khắp châu Âu cũng như một số địa điểm ở khu vực châu Á đang đe dọa đến an ninh Nga. Viện Công nghệ nhiệt Moscow đang tiến hành chương trình phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới mang tên RS-26 Rubezh.
RS-26 được thiết kế để đột phá lá chắn tên lửa của Mỹ triển khai ở châu Âu. Một số nguồn tin cho biết, sự phát triển của tên lửa mới đã được bắt đầu trong năm 2008. Thử nghiệm đầu tiên đã được thực hiện trong năm 2012, tên lửa đạt tầm bắn khoảng 5.800km.
Theo kế hoạch, công tác phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-26 sẽ hoàn thành trong năm 2014, và những tên lửa đầu tiên có thể đi vào phục vụ trong năm 2015 hoặc 2016. RS-26 thuộc loại ICBM hạng nhẹ, nó sẽ bổ sung cho các ICBM hạng nặng của Nga hiện nay như một vũ khí có tính cơ động cao.
RS-26 có khả năng đột phá ngay cả những hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi nhất. Ảnh minh họa
Một số nguồn tin cho rằng, RS-26 là bản thu nhỏ của ICBM hạng nặng RS-24 Yars (NATO định danh SS-27 Mod2) mới được đưa vào hoạt động trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga từ năm 2010. RS-26 nhỏ hơn nhiều so với các ICBM chủ lực hiện nay của Nga là Topol-M và Yars. Xét về kích thước nó tương đương với ICBM phóng từ tàu ngầm – RSM-56 Bulava.
Mặc dù RS-26 là một ICBM nhưng nó gần với tầm bắn tối đa của tên lửa đạn đạo tầm trung. Phương Tây cho rằng, Nga đang phát triển một tên lửa đạn đạo tầm trung núp bóng hợp pháp dưới một ICBM. Nếu RS-26 mang nhiều đầu đạn hạt nhân nó sẽ không thể đạt tầm bắn của một ICBM.
Trong trường hợp đó, tên lửa sẽ rơi vào loại tên lửa đạn đạo tầm trung. Phát triển các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500-5.000km bị cấm theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF được ký kết giữa Mỹ-Liên Xô vào năm 1987. Vì vậy Nga có thể đang tìm cách phát triển một loại tên lửa tầm trung để lấp đầy khoảng trống trước đây do tên đạn đạo tầm trung RSD-10 Pioner (NATO định danh là SS-20 Saber) đảm nhận.
Video đang HOT
Trong năm 2007, Nga tuyên bố rằng Hiệp ước INF không phục vụ lợi ích của Nga hiện nay. Năm 2012, Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF bằng cách phát triển một tên lửa đạn đạo mới. Cho đến năm 2014, RS-26 đã không xuất hiện trước công chúng bất kỳ lần nào.
Trong ảnh là xe phóng tự hành của RS-26 Rubezh.
Ước tính, RS-26 có chiều dài khoảng 12 mét, đường kính 1,8 mét, trọng lượng phóng khoảng 36 tấn. Nhiều khả năng, RS-26 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn. Hiện vẫn chưa rõ tên lửa RS-26 sẽ mang 1 đầu đạn hay nhiều đầu đạn tái nhập cảnh mục tiêu độc lập. Cả hai cấu hình đầu đạn đã được thực hiện trong năm 2013.
RS-26 được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho phép nó chính xác hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga. Người ta tin rằng, RS-26 có khả năng đột phá những hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi nhất thế giới.
Tên lửa mới được trang bị trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-27291, chiếc xe có 6 trục có khả năng cơ động rất cao. Xe có một mái che đặc biệt để giấu tên lửa bên trong giúp ngụy trang tốt hơn. Thiết kế xe chuyên dụng MZKT-27291 tương tự như xe MAZ-547 trước đây được sử dụng cho tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 Pioner.
RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Trong quá trình triển khai phóng thông thường, xe phóng sẽ được sự hỗ trợ của xe kiểm soát tín hiệu, xe hậu cần cũng như một số xe quân sự khác để đảm bảo an ninh cho tên lửa. Trong các tình huống khẩn cấp, xe mang phóng có thể hoạt động độc lập mà không cần sự hỗ trợ.
Sự ra đời của ICBM RS-26 Rubezh có thể sẽ làm phá sản kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tốn kém hàng tỉ USD mà Mỹ đang cố gắng để thực hiện.
Theo Kiến Thức
Quân đội Nga phóng tên lửa hạt nhân như thế nào?
Khi một quả tên lửa đạn đạo của Nga được phép rời bệ phóng, đầu tiên phải chuyển động lỗ khóa ở Sở chỉ huy, sau đó đúng 1 phút phải nhấn vào nút phóng.
Mới đây, Tổng thống Nga đã xa gần cảnh cáo các nước không nên can thiệp vào Nga vì nước Nga là cường quốc hạt nhân, đủ sức đáp trả mọi hành động phiêu lưu. Vậy đâu là cơ quan trực tiếp sử dụng kho vũ khí hạt nhân của Nga? Một khi cần sử dụng tên lửa hạt nhân, quân đội Nga sẽ thực hiện theo quy trình nào?
Theo cuốn Quân đội Nga - Những bí mật bạn chưa biết của Nxb QĐND, Sở chỉ huy tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga được đặt tại ngoại ô Moscow. Nó được xây dựng ngầm trong lòng đất bằng một loại bê tông đặc biệt để có thể sống sót trong một cuộc tấn công hạt nhân. Toàn bộ khu vực Sở chỉ huy tên lửa chiến lược chiếm diện tích vài km2.
Trong tất cả các hành lang của Sở chỉ huy, người ta không cần sử dụng lính gác vì tất cả các cửa đều được mã hóa và camera giám sát suốt đêm ngày. Mặt khác với kiến trúc quân sự, nếu không có người dẫn đường, người lạ sẽ bị lạc phương hướng.
Một tên lửa đạn đạo của Nga.
Sở chỉ huy cũng được thiết kế thành một khu vực khép kín, có thể tồn tại độc lập trong nhiều ngày mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Khi xảy ra tình huống một cuộc tấn công hạt nhân, đây có thể là nơi an toàn nhất trên thế giới.
Lực lượng tên lửa hạt nhân của Nga hiện có khoảng 100 trung đoàn với nhiều loại tên lửa hạng nặng mang được nhiều đầu đạn hạt nhân. Thời kỳ Liên Xô còn tồn tại, có đến 11 loại tên lửa đạn đạo nhưng hiện giờ Nga chỉ còn duy trì 6 loại. Trong đó, tên lửa RS-20V "Voevoda" (phương Tây gọi là SS-18) có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân hay tên lửa SS-24 được trang bị trên hệ thống đường sắt và tên lửa Topol đặt trên các thiết bị phóng di động mặt đất.
Trong các tên lửa hạt nhân của mình, Nga cho rằng tên lửa Topol-M là loại vũ khí sẽ đảm bảo an ninh Nga trong 20 đến 30 năm tới. Nó đã được triển khai cách Moscow 250km.
Tất cả các dữ liệu về tình hình lực lượng tên lửa chiến lược Nga đều nằm trong một máy tính cá nhân đặt trên bàn làm việc của Tổng Tư lệnh lực lượng hạt nhân chiến lược.
Quy trình để phóng 1 tên lửa đạn đạo của Nga như sau: Khi phát hiện có một tên lửa đạn đạo được phóng lên không trung, lực lượng phòng ngự tên lửa đạn đạo phải nhanh chóng tính toán ra đường bay và khu vực rơi của nó. Mệnh lệnh phản kích sau đó ít nhất phải thông qua 3 cấp gồm: điện thoại, vô tuyến điện, vệ tinh. Nếu trong tình huống vô cùng nguy cấp, nhân viên chủ chốt có thể tự quyết định việc phóng tên lửa đáp trả, nhưng phải chịu nhiều điều kiện hạn chế, và quan trọng là phải nhận được mật mã từ lãnh đạo cao nhất.
Ảnh minh họa cảnh phóng tên lửa.
Sẽ không bao giờ xảy ra tình huống tên lửa đạn đạo được phóng lên mà chưa được phê chuẩn bởi vì để phóng tên lửa đạn đạo trước tiên cần phải chuyển động chìa khóa, sau một phút phải bấm vào nút phóng, điều này không được sai sót một ly và cần phải được thực hiện với 2 nhân viên trực ban đồng thời do nút phóng và lỗ khóa nằm ở hai khu vực cách xa nhau.
Trong phòng của Tổng tư lệnh tên lửa chiến lược có hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ. Có khoảng 9000 thiết bị vũ trụ đang chuyển động ngày đêm trên các quỹ đạo khác nhau quanh trái đất. Tất cả đều được hiển thị rõ ràng trên màn hình ở trung tâm chỉ huy. Hệ thống này là mấu chốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Nga.
Do Sở chỉ huy tên lửa chiến lược có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia nên nó được xây dựng đặc biệt cẩn thận với nguyên tắc cao nhất là đảm bảo sự tồn tại ngay cả trong tình huống bị tấn công hạt nhân.
Có thể dẫn ra những ví dụ cho sự cẩn trọng này như hệ thống điện dự phòng với một tổ hợp pin tích điện rộng 1,5m dài 20m cùng hệ thống máy phát bằng dầu. Bên cạnh đó, tất cả thiết bị điện trong hệ thống đều có bản dự trữ giống hệt. Nhờ thế, năm 1997 từng xảy ra tình huống mất điện 8 giờ liền nhưng trong sở chỉ huy hạt nhân, tất cả thiết bị vẫn hoạt động bình thường.
Theo Người Đưa Tin
Pháp ra điều kiện để giao tàu Mistral cho Nga Lệnh ngừng bắn và Giải pháp chính trị ở Ukraine là điều kiện quan trọng cho việc chuyển giao tàu chiến Mistral cho Nga, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói. Vào ngày 4/9, Tổng thống Hollande tuyên bố, Pháp đã đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng trên với Nga. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ khả năng rằng, việc chuyển giao chiến...