Sự thật sau tin đồn Trần Hữu Hiệp không có hành động nhường áo phao
Không những dùng sợi dây thừng dài để kéo cho chị Thu bám víu lấy, mà anh Hiệp còn làm hành động tương tự này đối với ít nhất là 3 chị em phụ nữ khác đi cùng.
Chị Phạm Thị Thu – được cho người trực tiếp nhận áo phao từ anh Hiệp trong vụ chìm tàu khiến 9 người thiệt mạng tại Cần Giờ
Ngay sau khi trên một số diễn đàn mạng có thông tin lan truyền rằng trong vụ tàu H29 – BP bì chìm ở vùng biển Cần Giờ, TP.HCM vào chiều tối ngày 2/8 (khiến 9 người thiệt mạng), anh Trần Hữu Hiệp – một người đàn ông đi trên tàu này đã không có hành động nghĩa hiệp nhường áo phao cho phụ nữnhư khai báo ban đầu của các nạn nhân, chúng tôi đã đi tìm hiểu sự thực.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trò chuyện với chúng tôi, chị Phạm Thị Thu (22 tuổi, nhân viên y tế của Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam – Pv pipe) đã đề cập khá nhiều tới người đàn ông dũng cảm trong vụ tai nạn thảm khốc nói trên.
Khác với những lời đồn đại hay khai báo ban đầu của những nạn nhân khác, chị Thu khẳng định với chúng tôi: Chị không phải là người trực tiếp đã nhận áo phao từ anh Hiệp, để rồi được may mắn sống sót sau vụ tai nạn này, mà chính chị Thu hôm ấy cũng đã có mặc sẵn áo phao.
Chị Thu kể lại: “Chính anh Hiệp và một số thanh niên khác đi trên tàu đã dùng sợi dây thừng rất dài để kéo chị em phụ nữ đi cùng tàu vào, trước khi bị sóng đánh ra xa. Chính nhờ có chiếc dây này mà nhiều chị em đã có chỗ bám víu lấy để trụ lại, bám vào tàu. Lúc gần xảy ra tai nạn thì em nhìn thấy anh Hiệp đã không còn áo phao nữa rồi”.
Video đang HOT
Do không biết bơi, thể lực lại yếu, nên cứ mỗi lần bị sóng đánh ra xa là anh Hiệp lại bị ói nước. Có những thời điểm nguy cấp nhất, sóng đánh anh Hiệp dạt thẳng ra một bên của mui tàu.
Khi nhìn thấy, chị Thu đã la lên, kêu mọi người cố gắng giữ lấy anh Hiệp, nhưng dù được rất nhiều thanh niên cố gắng giữ lấy tay, anh Hiệp vẫn không thể bám trụ vì sóng đánh quá mạnh.
Thông tin mà chúng tôi có được từ Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam và lực lượng cứu hộ, cũng như rất nhiều nạn nhân có mặt trên chuyến tàu định mệnh hôm ấy, anh Hiệp có nhường áo phao cho một người phụ nữ, nhưng đó là người phụ nữ nào, thì cho tới nay vẫn chưa tìm được
Nhằm khuyến khích, động viên tinh thần tuổi trẻ dũng cảm, hy sinh thân mình, nhường sự sống cho người khác, hôm 8/8, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tới tận gia đình anh Hiệp ở huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa trao tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” của Trung ương Đoàn cho người thân anh Hiệp.
Hiện Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cũng đã kí quyết định truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Trần Hữu Hiệp, và ủy quyền cho Bộ Giao thông Vận tải cũng như lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng Huân chương cao quí này cho gia đình, người thân anh Trần Hữu Hiệp.
Theo Xahoi
Chàng trai nhường sự sống trên con tàu đắm được vinh danh
Trong giây phút sinh tử, Trần Hữu Hiệp đã quyết định nhường áo phao cho một phụ nữ, anh còn bơi cứu được nhiều người khác. Tuy nhiên vì kiệt sức, chàng trai đã tử vong trước khi đội cứu hội tìm đến.
Chiều 8/8, tại xã Thạch Long (Thạch Thành, Thanh Hóa), đoàn công tác của Trung ương oàn phối hợp với Tỉnh oàn Thanh Hóa, đại diện Tập đoàn Dầu khí đã đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình và truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Trần Hữu Hiệp (25 tuổi), người đã nhường áo phao cứu được 5 người trong vụ chìm tàu làm 9 người chết tại biển Cần Giờ (TP HCM).
Hàng trăm người dân đón linh cữu Hiệp trong ngày trở về đất mẹ. Ảnh: Lê Hoàng
Trong vụ chìm tàu H29 - BP của Công ty Cổ phần bến tàu dịch vụ du lịch Maria trên sông Soài Rạp (đoạn chảy qua xã Long Hòa, Cần Giờ, TP HCM) ngày 2/8, Trần Hữu Hiệp đã quên thân mình cứu được 5 người.
Hiệp là con út trong gia đình thuần nông. Cậu tốt nghiệp Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ năm 2008. Sau một thời gian làm việc tại Hà Nội, năm 2011, Hiệp vào làm tại Công ty sản xuất ống thép dầu khí Tiền Giang. Lần về quê gần đây nhất của Hiệp là dịp Tết vừa rồi. Đây cũng là lần cuối Hiệp gặp người thân.
Người thân kể lại, khi gia đình đang làm thủ tục khâm liệm tại bệnh viện chiều 4/8 thì một phụ nữ trẻ đang mang thai được chồng đưa đến, gào khóc tiễn đưa Hiệp. Người phụ nữ kể rằng, trong chuyến tàu định mệnh hôm ấy, Hiệp đã kéo chị bám vào thành ca nô, tránh bị sóng cuốn đi.
Chị còn cho biết, ngoài việc cởi áo phao nhường cho một phụ nữ cùng trên chuyến đi gặp nạn, Hiệp cũng đã bơi trên sóng lớn, tìm cách dìu nhiều người khác đang chới với, đưa vào bám thành ca nô để đợi cứu hộ.
"Em nó còn trẻ quá, lại phải xa gia đình đi làm ăn xa, giờ chết nơi đất khách quê người thế này, đau lắm... Nhưng dù đau đớn, tôi và gia đình vẫn rất tự hào về con trai. Nó đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa", ông Trần Hữu Trọng, nói về con trai của mình.
Người thân đau đớn nhưng rất tự hào về chàng trai dũng cảm. Ảnh: Lê Hoàng
Anh Phạm Trọng Dũng, Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa chia sẻ, trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo giữa cái sống và cái chết, Hiệp đã làm được một điều mà chắc chắn nhiều người không làm nổi, đó là tự nhường đi cơ hội sống sót của mình cho người khác.
"Hành động của Trần Hữu Hiệp khiến nhiều người cảm động, khâm phục. Tấm gương của anh đã và đang lan tỏa nhanh chóng tới tuổi trẻ xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung", anh Dũng nói và cho biết thời gian tới, Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền về tấm gương Trần Hữu Hiệp trong các cuộc vận động tuổi trẻ sống đẹp.
Theo VNE
Nhường sự sống cho nhau trên con tàu định mệnh "Không chỉ nhường áo phao, các anh còn đứng trụ vòng tròn để chắn sóng cho những người yếu hơn. Cứ thấy ai bị sóng đánh văng, họ lại bơi ra kéo vào cho đến khi kiệt sức", Thu kể về các đồng nghiệp trong giây phút con tàu chìm giữa biển. Gương mặt Thu đẫm nước mắt khi kể về những đồng...