Sự thật sau con số lãi 15 tỉ của bầu Đức
Ở Việt Nam, bầu Đức luôn là người đi đầu về khoản đầu tư làm bóng đá. Trong một năm qua, ông và tập đoàn HAGL đã thu hoạch được những gì?
Bất chấp những khó khăn rất lớn về vấn đề tài chính của tập đoàn HAGL nhưng bầu Đức vẫn giữ trọn nhiệt huyết với bóng đá.
Một năm “có lãi”
Từ hồi cuối tháng 9, giám đốc điều hành của HAGL – Huỳnh Mau đã tuyên bố, số doanh thu mà HAGL thu về trong mùa bóng vừa qua lên đến 20 tỷ.
Trong đó, hợp đồng lớn với nhà tài trợ Nutifood tạo cho HAGL có nguồn thu ổn định trong nhiều năm.
Một số ngôi sao như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường cũng mang về hàng tỷ đồng tiền quảng cáo với các hãng bia, dược phẩm và tham gia đóng quảng cáo cho Nutifood.
16 vị trí quảng cáo trên sân Pleiku hiện được HAGL tận dụng triệt để với mức giá cạnh tranh, đóng góp 1,6 tỷ đồng vào ngân sách CLB.
Sau đó, tại cuộc họp tổng kết V-League 2015 (vào cuối tháng 10), bầu Đức cũng đã tuyên bố ông chỉ phải bỏ ra dưới 15 tỷ đồng để nuôi cả đội HAGL trong một mùa, thậm chí còn sinh lãi 5 tỷ đồng. Đây là điều rất hiếm có ở giải V-League.
Việc “xuất khẩu” lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường giúp bầu Đức thu về gần chục tỷ đồng.
Công bố của bầu Đức càng bất ngờ hơn nếu so sánh với hồi tháng 3/2012, ông chủ phố Núi đã từng tiết lộ với báo giới rằng ông phải mất khoảng 70 tỷ/ năm để làm bóng đá.
Bầu Đức đã lý giải số lãi có được ở mùa vừa qua là do cách làm bóng đá chuyên nghiệp của HAGL.
Video đang HOT
Đó là việc dựa trên nền tảng đào tạo trẻ vững mạnh để bớt hàng chục tỷ đồng mua sắm ngoại binh và chuyển nhượng cầu thủ nội, cộng với các hợp đồng quảng cáo, bán áo, bán vé…
HAGL cũng khác biệt so với phần còn lại bởi hầu hết các đội bóng tại V-League chủ yếu phải xin tiền từ ngân sách địa phương cũng như phụ thuộc quá nhiều vào “bầu sữa” của các doanh nghiệp.
Trong khi đó bầu Đức lại phát triển đội bóng theo hướng “lấy bóng đá để nuôi bóng đá” và đã bắt đầu thu được kết quả.
Công Phượng chính là ngôi sao đầu tiên được “xuất khẩu”, giúp bầu Đức thu về khoảng 2,2 tỷ đồng. Tiếp theo là Tuấn Anh và chuẩn bị là Xuân Trường, tổng cộng dự kiến sẽ giúp bầu Đức thu về số tiền khá lớn, lên tới hàng chục tỷ đồng.
Đó là về mặt tiền bạc, còn về yếu tố thành tích, uy tín, thương hiệu?
Năm 2015 không phải là một năm thành công về mặt danh hiệu với đội bóng HAGL. Giống như vài năm trở lại đây, đội bóng phố Núi không thể trở thành một trong những ứng viên cho chức vô địch V-League.
Với sự thay máu về lực lượng, đào tải nhiều cầu thủ luống tuổi để thay thế bằng những lứa cầu thủ trẻ Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường, Hồng Duy… HAGL phải vật vã để trụ hạng. Trong khi thành tích duy nhất của đội bóng chỉ là chức vô địch ở giải U21 quốc tế.
Tuy nhiên, việc trụ hạng thành công đã được nhiều người coi là một kỳ tích bởi có rất nhiều thời điểm đội bóng phố Núi bị rơi vào “cửa tử”. May thay, đội bóng của bầu Đức đã hồi sinh ở giai đoạn cuối cùng để lách qua khe cửa hẹp.
Trong năm 2015, yếu tố thương hiệu, hình ảnh của đội bóng phố Núi vẫn có sức hút rất lớn đối với NHM.
Minh chứng là việc đơn vị truyền hình VTV đã phát sóng trực tiếp tất cả các trận của HAGL ở lượt đi và khá nhiều trận lượt về ở V.League trên kênh quảng bá phát sóng toàn quốc VTV6.
Với lứa cầu thủ rất “hot” như Công Phượng, Tuấn Anh… HAGL cũng chính là đội bóng duy nhất bán sạch vé cả mùa giải ngay khi giải đấu chưa diễn ra. Đây cũng là những cái tên được HNM quan tâm nhiều nhất trong suốt 1 năm vừa qua.
Nhìn chung, năm 2015 là một năm tương đối thành công với đội bóng của bầu Đức, từ tiền bạc đến thành tích thi đấu và cả yếu tố phát triển thương hiệu.
“Muỗi đốt inox” và cái tâm của bầu Đức
Mặc dù gọi là làm bóng đá “có lãi” sau một năm khá thất bát về mặt thành tích của CLB, nhưng số tiền mà bầu Đức thu được từ bóng đá chỉ như “muỗi đốt inox” nếu so với hàng chục triệu USD mà ông đã bỏ ra để đào tạo nên cả một thế hệ U19 đầy tài năng như hiện tại.
Đặc biệt, nó chỉ như muối bỏ biển nếu so với những khoản thua lỗ về tài chính của tập đoàn HAGL trong 1 năm qua.
Bởi năm 2015 được coi là cột mốc rất đáng quên với tập đoàn kinh tế mà bầu Đức sở hữu khi tập đoàn HAGL đã thua lỗ tới 3600 tỷ đồng do sự sụt giảm kỷ lục về giá cổ phiếu.
Theo báo cáo tính đến hết ngày 18/12/2015, cổ phiếu HAG của tập đoàn mà bầu Đức sở hữu mất giá trên 49% so với đầu năm (chỉ còn 11.300 đồng/đơn vị). Đây cũng là mức đáy kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2008.
Hệ quả của việc giá cổ phiếu lao dốc không phanh khiến tài sản của Bầu Đức “bốc hơi” tới 3600 tỷ đồng so với cuối năm 2014.
Nghĩa là nếu tính sơ sơ với mức lãi của việc làm bóng đá như thời điểm hiện tại thì phải mất hàng… trăm năm mới có thể gỡ nổi chừng đó!.
Nhắc đến điều đấy để thấy được rằng, trong bối cảnh thua lỗ nặng nề về mặt tài chính, sức ép lên người lãnh đạo như bầu Đức là cực kỳ nặng nề.
Bởi hơn ai hết, chính ông là người phải chịu trách nhiệm cho việc sụt giảm tài chính của tập đoàn HAGL cũng như tìm cách để cứu vãn tình trạng thê thảm hiện tại.
Ấy vậy mà trong làng bóng đá, người ta vẫn thấy bầu Đức nhiệt huyết như thế nào. Ông vẫn giành tâm sức để mà tranh đấu mạnh mẽ nhất nhằm thay thế chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG.
Ở nhiều trận đấu của HAGL, người ta vẫn bắt gặp vị ông bầu mới mái tóc ngày một bạc sương, ngồi đó chăm chú theo dõi “những đứa con” trên khán đài.
Ông vẫn hàng ngày lo xuất khẩu những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… , vẫn để để tâm đến những vụ việc Quế Ngọc Hải để sắm vai Mạnh Thường Quân…
Rõ ràng nếu là một người khác thay vì bầu Đức, sẽ thật khó để có thể nhiệt tâm với bóng đá như vậy trong bối cảnh con tàu kinh tế mình đang lái đang có dấu hiệu lệch phương hướng.
Phải chăng đó cũng chính là sự khác biệt của bầu Đức so với phần còn lại?
Theo Soha
Bóng đá Việt Nam và những "phát ngôn bất hủ" năm 2015
Trong một năm mà Bóng đá Việt Nam chứng kiến bao sóng gió cả trong lẫn ngoài sân cỏ, thì đương nhiên sẽ không thể thiếu những "phát ngôn bất hủ" của những người trong cuộc.
"Còn ông Miura thì Bóng đá Việt Nam sẽ không phát triển và không bao giờ xài được các cầu thủ HAGL. Tôi sẽ lo hết cho ĐTQG đến chừng nào đoạt chức vô địch thì thôi...". - Bầu Đức.
"HAGL đang tận dụng tất cả những mối quan hệ tốt của họ. Việc thay tướng rồi chiến thắng cho thấy HLV Nguyễn Quốc Tuấn có mối quan hệ tốt hơn HLV Guillaume ". - HLV Trần Bình Sự (Đồng Nai).
Bầu Đức liên tục công kích HLV Toshiya Miura trong năm qua.
" Bóng đá Việt Nam đầy rẫy tiêu cực nhưng có ai dám đứng lên tố cáo và làm trong sạch như tôi đâu, đơn giản vì họ đang tận dụng lợi ích nhóm để hưởng thụ cá nhân". - Bầu Trường.
"HLV Minh Đức là một con người rất ngông cuồng, cậu ta chỉ biết dắt bóng lên giữa sân rồi đi về, đó là lý do HAGL chấm dứt hợp đồng bó rau 500 đồng này". - HLV Nguyễn Quốc Tuấn (HAGL).
"Tôi thấy các anh là những nhà quản lý mà toàn né tránh, không ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm cả". - Chủ tịch Trần Mạnh Hùng (Hải Phòng).
"Bầu Đức cho rằng bị "đánh hội đồng" nhưng "đánh hội đồng" hay "cứu hội đồng" thì còn phải xem xét...". - Chủ tịch Đặng Xuân Huy (Đồng Tháp).
"Nói tôi nhận 100 triệu đồng là vu khống và bịa đặt, mục đích nhằm hạ uy tín của tôi và VFF chứ không phải vì điều gì khác". - Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng.
"Nếu có bằng chứng, công an đã bắt cả người hối lộ và nhận rồi. Việc phải đưa quà, tiền cho quan chức VFF là chuyện ai cũng biết...". - Nguyễn Văn Chương - nguyên quyền Giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF.
Theo Thethao24h
6 sự kiện bên lề nổi bật của bóng đá Việt 2015 Lãnh đạo VFF bị tố nhận hối lộ, tình yêu tin đồn Công Phượng - Hòa Minzy hay cú vào bóng nhiều tranh cãi của Ngọc Hải. Chủ tịch và Phó chủ tịch VFF bị tố nhận hối lộ Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn bị "người nhà" Nguyễn Văn Chương tố nhận hối lộ. Theo...