Sự thật rùng mình phía sau chiếc điện thoại vẫn kè kè bên cạnh chúng ta hàng ngày
Nhìn thấy những hình ảnh kinh dị thế này có lẽ bạn sẽ xem xét lại việc cầm chiếc điện thoại và để người khác sờ vào điện thoại của mình.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, chiếc điện thoại thông minh dường như là “vật bất li thân” đối với nhiều người. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong công việc, giao tiếp, kết nối. Mọi khoảnh khắc đời sống đều cần dùng đến điện thoại như để giải quyết công việc, trò chuyện với bạn bè, gia đình, xem phim, nghe nhạc, cập nhật thông tin,…
Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ về những chiếc điện thoại mà không mấy ai để ý. Một trong những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy số vi khuẩn gây hại trên một chiếc điện thoại nhiều gấp 18 lần so với bồn cầu.
Thông thường, những loại vi khuẩn bám cơ thể người khi ta chạm vào những bề mặt không sạch sẽ hoặc còn sót lại khi chúng ta rửa tay không đúng cách đều vô hại. Nhưng một số loại có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét da và thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Để nghiên cứu mức độ bẩn trên bề mặt điện thoại di động, giáo viên chuyên ngành vi trùng học tại Đại học Surrey (Anh) đã yêu cầu sinh viên cho điện thoại vào “môi trường phát triển vi khuẩn” trong các đĩa Petri thí nghiệm. Sau 3 ngày, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một kết quả hết sức bất ngờ.
Nút Home và phần xung quanh đường viền điện thoại là nơi “sinh sống” của nhiều loại vi khuẩn nhất.
Trong một số trường hợp, họ phát hiện ra loại vi khuẩn truyền bệnh có tên khoa học là Staphylococcus aureus hay còn gọi là Tụ cầu vàng. Một loại vi khuẩn khác là Trực khuẩn, tên khoa học là Bacillus mycoides. Loại vi khuẩn này thường tìm thấy ở trên mặt đất, vì vậy điện thoại cũng rất dễ mang loại khuẩn này khi nó bị rơi xuống đất.
Video đang HOT
Hình ảnh hàng triệu con vi khuẩn bám quanh chiếc điện thoại.
Việc làm thí nghiệm này như là một bài tập về nhà cho sinh viên Vi sinh y học do Tiến sĩ Simon Park đưa ra. Ông chia sẻ: “Dường như điện thoại không chỉ là vật trung gian để kết nối giữa người với người mà còn là vật trung gian truyền rất nhiều thứ khác như đất bụi, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ có hại khác”.
“Tôi ra bài tập hướng dẫn các em cho điện thoại vào đĩa Petri để các em xác định xem điện thoại có thể mang những loại vi khuẩn nào. Có thể cách này khá kỳ lạ nhưng lại là biện pháp tốt để các em không còn dán mắt vào điện thoại di động suốt ngày, khích lệ các em bỏ điện thoại xuống và có nhiều thời gian với cuộc sống thực hơn”.
Điện thoại có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Trong số những chiếc điện thoại mà nhóm sinh viên của Tiến sỹ Park thí nghiệm còn có một trường hợp mang số vi khuẩn đủ để khiến người khỏe mạnh bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Thậm chí một người đàn ông tại Uganda từng bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết do virus ebola gây ra do ăn cắp một chiếc điện thoại di động có chứa vi khuẩn này.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Bạn có tin rằng chúng ta đang cầm cốc sai cả đời mà không biết?
Thỉnh thoảng bạn lại bị chê cầm cốc "không nên hồn", khiến nước trong cốc cứ sánh ra ngoài. Thật ra, hậu quả này không phải là tại bạn vụng về đâu.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã dành nhiều thời gian và công sức để giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của cuộc sống: thức uống nóng thường bị trào, sánh ra khỏi cốc khi chúng ta cầm nó đi lại, dù có thể chỉ là đi từ chỗ để ấm về chỗ ngồi của mình mà thôi.
Sau rất nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm về nhiều cách bước đi và nhiều phân tích kỹ càng, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng có một lý do chính gây nên chuyện sóng sánh này, chính là cách chúng ta cầm cốc. Hóa ra, cách cầm cốc của chúng ta từ trước đến nay SAI BÉT! Theo họ, bằng cách cầm cốc bằng quai một bên, hoặc cầm ôm quanh thân cốc, chúng ta đã vô tình khiến cho lực thức uống nóng bên trong va vào thành cốc đựng tăng lên - bạn cứ hình dung như cảnh sóng biển cho hợp với mùa hè: sóng đánh vào bờ đá càng mạnh, bọt nước văng lên sẽ càng cao và xa.
Vậy nên, đây là cách cầm cốc rất sai:
(Ảnh: Internet)
Sai nốt:
(Ảnh: Internet)
Cách cầm đúng phải là:
(Ảnh: Internet)
Cách cầm đúng này đòi hỏi bạn phải giữ cốc ở phía trên, các ngón tay bấu lại ở ngay dưới miệng cốc - làm như vậy sẽ giảm lực va đập bên trong và tránh trào.
Tuy nhiên, cách cầm tối ưu nhất cho đến lúc này cũng không phải là không có vấn đề, mà có lẽ chính bạn cũng đã nghĩ ra: Thứ nhất, cách cầm này không tạo được cảm giác vững vàng, an toàn mà luôn sợ tuột tay, rơi vỡ. Và đó là chưa kể hơi nóng bốc lên từ cốc sẽ chạm vào lòng bàn tay, nếu thức uống quá nóng thì có thể gây bỏng không biết chừng. Trong trường hợp cốc có nắp và không lo bỏng hơi, ta lại càng dễ bị đẩy vào tình huống nắp còn trên tay nhưng cốc đã tung tóe dưới sàn nhà...
Các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến những chuyện này, và đưa ra một giải pháp thần kỳ khác cho chuyện trà và cà phê bớt sóng sánh: đi giật lùi. Theo họ, bằng cách đi giật lùi, chúng ta có thể thay đổi đáng kể chuyển động tay của chính mình, tác động lên chiếc cốc và làm giảm nguy cơ sóng sánh.
Khoa học đã lên tiếng, liệu bạn đã sẵn sàng sửa sai?
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Bất ngờ với lý do thật sự khiến các vận động viên hễ có huy chương là cắn Có 2 lý do giải thích việc làm mang tính biểu tượng này của các vận động viên, nhiều người đã nghĩ ra được 1 rồi, nhưng lý do còn lại mới là "bá đạo". Ai theo dõi các cuộc tranh tài thể thao hẳn đều cảm thấy quen thuộc với hình ảnh các vận động viên khi đứng trên bục nhận giải...