Sự thật rợn người tục thiên táng linh thiêng ở Tây Tạng
Tập tục thiên táng được thực hiện ở Tây Tạng trong suốt nhiều thế kỷ. Đối với người dân địa phương, tục lệ mai táng này hết sức linh thiêng nhằm giúp linh hồn người quá cố được đầu thai chuyển kiếp.
Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục này đối với người dân địa phương vô cùng linh thiêng và ý nghĩa.
Sau khi qua đời, thi hài người quá cố được để ở nhà từ 3 – 5 ngày trước khi mang lên núi.
Người thân trong gia đình người chết đưa thi thể đến khu thiên táng nằm trên núi cao cách xa khu dân cư.
Tất cả thành viên trong gia đình đều chứng kiến nghi lễ linh thiêng này để đối mặt với cái chết và cảm nhận nghi lễ thiên táng linh thiêng.
Nhiều gia đình mời các Lạt ma đến cầu nguyện cho người quá cố sang thế giới bên kia bình an.
Kế đến, người Tây Tạng đốt cây bách xù để thu hút những con kền kền đến. Đối với người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng.
Những con kền kền được ví như thiên sứ giúp linh hồn của người đã khuất được đầu thai, chuyển kiếp.
Các “rogyapa” (người xử lý xác chết) bắt đầu công việc xử lý thi thể thành nhiều phần để đàn kền lền xà xuống thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành đám tang, các lạt ma tiếp tục cầu nguyện cho người chết trong 49 ngày.
Tập tục thiên táng của người Tây Tạng diễn ra với những nghi thức được cho là khá rùng rợn. Thế nhưng, người dân địa phương cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện giống như cỗ xe chở linh hồn.
Video đang HOT
Khi cỗ xe xuống cấp, không còn sử dụng được nữa thì linh hồn rời đi. Khi ấy, cỗ xe từng chở linh hồn được dùng làm thức ăn cho các loài vật khác.
Tâm Anh
Theo Kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Những tục lệ mai táng kỳ lạ nhất trên thế giới
Với niềm tin vào kiếp luân hồi, hoặc tưởng nhớ, biết ơn, mong muốn người đã khuất được siêu thoát, nhiều nơi trên thế giới đã có những cách mai táng kỳ lạ và có phần rùng rợn.
Tục mộc táng, huyền quan, chung sống với người đã chết hay mai táng lộ thiên... là những tục lệ mai táng khiến chúng ta không khỏi 'lạnh sống lưng' khi chứng kiến.
Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ mai táng kỳ lạ. Khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất
Thi thể các em bé được rửa sạch, cho vào mọt chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây. Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông
Người Nyingchi và Kangbei tin rằng, khi làm như vậy, linh hồn các bé sẽ dễ dàng tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác
Ngôi làng Terunyan (thuộc đảo Bali) nằm bên bờ hồ Batur, quận Bangli (Indonesia) nổi tiếng về tập tục mai táng lộ thiên. Những người chết được đưa đến nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt, gọi là xuồng ba lá Pedau
Sau khi tiến hành các nghi lễ, xác chết được đặt xuống huyệt sâu khoảng 20m nhưng không lấp đất. Xung quanh được dựng lên một hàng rào bằng tre nứa bao bọc như một chiếc lồng thô sơ và đơn giản. Thi thể người chết gần như phơi ra hoàn toàn trước mưa nắng gió sương
Quá trình phân hủy diễn ra hoàn toàn tự nhiên nhưng không bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây cho rằng nhờ cây thần có tên gọi Tarumenyan được trồng trong khu vực nghĩa trang đã tỏa mùi hương, che chở cho những linh hồn
Bộ tộc Merina ở Madagascar có một tập tục độc đáo để thắt chặt tình thân trong gia đình, được gọi là Famadihana. Đây là một nghi lễ tưởng nhớ những người thân đã mất sau 7 năm hoặc lâu hơn tại hầm mộ trong nghĩa trang của gia đình
Người dân nơi đây khai quật mộ của những người thân đã mất và bọc hài cốt họ trong một miếng vải mới. Sau đó người dân Madagascar sẽ cùng nhau nhảy múa với bộ hài cốt trong niềm hân hoan, vui mừng
Nghi lễ Famadihana được xem là dịp để người trần thể hiện tình cảm của họ đối với người thân đã quá cố, bởi trong quan niệm của người Madagascar, người đã mất chính là người trung gian giữa người sống và thượng đế. Nếu gia đình nào không tổ chức Famadihana trong khi có đủ điều kiện tài chính đều bị cho là mắc tội nghiêm trọng
Điểu táng là hình thức mai táng được cho là rùng rơn nhất của người Tây Tạng, Trung Quốc. Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi để mặc đàn kền kền rỉa xác
Hành trình đưa thi thể người quá cố đến nơi mai táng thường bắt đầu từ sáng sớm. Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và tấu nhạc đám ma suốt dọc đường nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết
Ngay cả phần xương cũng được những người làm công việc an táng đập nát để chim dễ mang đi. Phật giáo Tây Tạng tin rằng, khi con người chết đi, linh hồn sẽ rời nhục thể để vào kiếp luân hồi mới. Nhục thể trở thành một thứ vỏ bọc vô dụng, đem thân xác nuôi kền kền cũng coi như là hành thiện cho đời lần cuối cùng
Một tục lệ kỳ lạ có tên là Manene của người dân bộ tộc Toraja, thuộc tỉnh South Sulawesi, đảo Sulawesi (Indonesia). Theo đó, cứ 3 năm một lần vào mỗi dịp tháng 8, bộ tộc này lại đào mộ những người thân đã khuất lên để tắm rửa, chải chuốt và thay quần áo mới cho họ
Tục lệ Manene còn được gọi là "Lễ tắm rửa cho các thi hài". Người dân nơi đây tin rằng sau khi chết, linh hồn của người đã khuất phải quay về nhà. Các linh hồn theo đó sẽ phù hộ cho gia đình được giàu sang, phú quý nếu người sống chăm sóc chu đáo và tươm tất cho họ
Nghi lễ Manene tiến hành trong 3 ngày, các xác chết sau đó được đào lên, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới. Quan tài cũng được thay thế nếu mục rỗng. Con cháu đưa xác chết diễu hành quanh làng theo đường thẳng, rồi rước về nhà như một sự bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên
Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung
Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước. Quan tài có nhiều hình dạng khác nhau, thường được làm bằng gỗ với nhiều hình dáng như thuyền độc mộc, dạng hộp... Có quan tài được dựng đứng theo chiều cao núi, có cái thì đặt trong hang hoặc đặt trên mỏm núi
Lý giải cho điều này, người ta cho rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi và linh hồn được siêu thoát vĩnh hằng
Bộ tộc Yanomami sống trong các rừng nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela duy trì tập tục mai táng đáng sợ đó là ăn tro cốt người chết
Sau khi hỏa táng người chết để đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia, người Yanomami sẽ đem phần tro cốt sau khi nghiền thành bột trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố sau khi họ qua đời khoảng 1 năm
Đây là cách để người Yanomami thể hiện lòng tôn kính đối với linh hồn đã khuất và đảm bảo rằng linh hồn đã thanh sạch, có thể đi sang "hedus" tức thiên đường của người Yanomami
Sati là phong tục chôn cất cổ xưa ở Ấn Độ, chỉ dành cho những phụ nữ góa chồng
Khi chồng chết và được đem hỏa táng, người vợ buộc phải chết theo chồng bằng cách nhảy vào giàn thiêu. Hành động này được coi như biểu hiện sự chung thủy và tình cảm của người vợ đối với người đã chết
Mỗi nền văn hóa đều có nghi thức chôn cất riêng, tuy nhiên những người Torajan của Indonesia lại giữ thi thể người quá cố và chung sống với họ trong nhiều năm
Tại đây, người chết vẫn được người nhà đối xử như khi họ còn sống. Hàng ngày vẫn có người mang đồ ăn, nước uống đặt gần thi thể. Người Torajan tin rằng, người chết vẫn biết và sẽ giận dữ nếu không được con cháu trong nhà chăm sóc chu đáo
Theo truyền thống, những loại lá và thảo mộc đặc biệt sẽ được chà xát lên thi hài để bảo quản. Nhưng ngày nay, họ tiêm vào thi hài hóa chất bảo quản là formalin để thay thế
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Đức Đạt Lai Lạt Ma - vĩ nhân tây tạng và truyền thuyết tái sinh đầy bí ẩn Ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được xem là sự hiện thân của chư Phật, bồ tát và các vị đạo sư giác ngộ. Với trí tuệ và lòng từ bi của mình, ngài trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của chính phủ và người dân lưu vong Tây Tạng tại Ấn Độ và nhiều đạo tràng Phật...