Sự thật: ngày càng nhiều người bị gout và đây là cách để hạn chế những cơn đau kinh khủng ấy
Một căn bệnh cực kỳ khó chịu, đem lại những cơn đau hết sức khủng khiếp mà không ai muốn trải nghiệm.
Theo thống kê từ WHO, có khoảng 4% dân số thế giới đang mắc bệnh gout – căn bệnh gây ra rất nhiều đau đớn và bất tiện. Đặc biệt, dù vốn được coi là “bệnh nhà giàu”, nhưng hiện tại ngày càng nhiều người mắc phải gout, bất kể giàu nghèo.
Cần biết rằng ai cũng có thể mắc phải gout, dù là vận động viên hay tổng thống. Trên thực tế, cựu tổng thống Mỹ – Benjamin Franklin cũng từng phải bỏ lỡ một cuộc họp quan trọng vì gout.
Gout là gì?
Gout có thể hiểu một cách rất đơn giản là chứng sưng khớp – thường xảy ra ở ngón chân cái, do lượng acid uric trong máu tăng cao. Nghe thì đơn giản, nhưng việc khớp sưng đỏ lên đi kèm với những cơn đau thực sự khủng khiếp.
Nhưng tại sao có người bị, người không? Nguyên nhân bị gout có thể bắt nguồn từ một số lý do sau đây.
1. Thừa cân
Không phải ai béo phì cũng bị gout, nhưng tỷ lệ bị gout ở người thừa cân thì luôn cao hơn. Lý do là vì cơ thể nặng nề sẽ vô tình tạo ra nhiều insulin. Khi nồng độ insulin tăng, quá trình loại bỏ acid uric sẽ bị chậm dần lại, gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, vòng bụng của bạn cũng cho thấy nguy cơ mắc gout. Theo một nghiên cứu vào năm 2015, những người có vòng bụng lớn (dù béo phì hay không) cũng có nhiều khả năng mắc gout hơn so với những người ít mỡ bụng.
Những người có nguy cơ mắc gout cao nhất thường là nam giới từ 40 – 50 tuổi. Nhưng khi giới trẻ ngày càng có nhiều người thừa cân, thì cũng đồng nghĩa rằng nguy cơ mắc gout của họ cũng không hề nhỏ.
Video đang HOT
2. Di truyền
Gout cũng có thể là do gene. Nếu như thành viên trong gia đình bạn (đặc biệt là bố và mẹ) mắc gout, thì phần trăm cao là bạn cũng có thể mắc bệnh này.
Cách để giảm bớt những cơn đau
Cách đầu tiên chính là giảm cân. Khi gout có thể xảy ra với những người thừa cân và béo bụng, thì rõ ràng cách tốt nhất để đỡ gout chính là loại bỏ bớt số cân nặng dư thừa. Cân giảm, gout sẽ đỡ đi, thậm chí là biến mất.
Nhưng nếu như gout đến là do di truyền thì chúng ta không thể làm gì để giải quyết triệt để cả. Cách duy nhất là tự mình kiểm soát lối sống của bản thân, trong đó quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn.
Có thể bạn chưa biết, nhưng gout từng được coi là “bệnh của người giàu”, hoặc “bệnh của nhà vua”. Lý do là vì đó là các đối tượng thường xuyên được ăn hải sản và các loại thịt đỏ (như thịt bò).
Vấn đề là trong các loại thịt này có chứa rất nhiều purine – nhóm hóa chất sẽ tạo thành acid uric sau khi phân giải trong cơ thể. Thế nên, những người bị gout khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm này vào thường thấy hối hận vô cùng, vì cơn đau sau đó hết sức khủng khiếp.
Theo các chuyên gia, người bị gout sẽ buộc phải cắt giảm hải sản và thịt đỏ, thậm chí là không ăn luôn. Rượu bia và các loại nước ngọt cũng có thể khiến bệnh trở nặng, nên cần hạn chế.
Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa – như anh đào chẳng hạn. Ngoài ra thì nên uống nhiều nước, vì nước bổ sung dịch lỏng cho cơ thể, góp phần đẩy acid uric ra khỏi hệ tuần hoàn nhanh hơn.
Trong một nghiên cứu khác, người ta chứng minh rằng gừng có khả năng kháng viêm rất hiệu quả, do đó có thể làm giảm cơn đau từ gout. Khi quá đau, chỉ cần ngậm một lát gừng, hoặc xay nhuyễn gừng và đắp lên vùng bị đau là được.
Tương tự, nghệ cũng là một siêu thực phẩm dành cho người bị gout. Theo các chuyên gia y tế, chỉ cần uống một cốc nước pha bột nghệ, bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.
Tham khảo: Bright Side
Theo Helino
6 vấn đề sức khỏe biểu hiện ở bàn chân mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
Đôi chân không chỉ là bộ phận nâng đỡ mà còn giúp bạn di chuyển, hoạt động xuyên suốt cả ngày. Thế nhưng, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây thì bạn nên chủ động đi khám ngay vì nó có thể báo hiệu một vài vấn đề sức khỏe đang xảy ra ở vùng da chân.
Nấm móng
Với những người thường xuyên tiếp xúc với nước thì nguy cơ mắc bệnh nấm móng là rất cao. Bệnh này có thể gây mưng mủ, đau rát và ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển trong ngày. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất khó điều trị và khi được chữa khỏi vẫn có thể tái diễn một lần nữa.
Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh này là bề mặt móng xù xì, có lằn sọc dọc hoặc ngang, có một lớp vẩy mịn như cám, chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hoặc nâu đen... Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và dễ mủn, gãy móng.
Nấm chân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm chân thường là do thói quen đi những đôi giày chật và bó khít, gây khó khăn trong việc đi lại, không thông thoáng bàn chân, từ đó phát sinh nấm chân. Mặt khác, bạn cũng có thể lây nhiễm nấm từ những người khác thông qua việc dùng chung giầy dép, hoặc vô tình dẫm lên dấu chân của người bệnh trên sàn nhà.
Các vết phồng rộp
Thói quen chạy bộ hoặc đi lại trên những đôi giày mới có thể dẫn đến tình trạng phồng rộp. Nguyên nhân là do ma sát chân hoặc vì giày dép mới quá chật, chưa đi quen. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên đi tất trước khi đi giày. Đôi khi, đừng nên đi giày suốt cả ngày mà hãy để cho đôi chân được thở và thông thoáng hơn.
Cục u biến dạng ở ngón chân cái
Đây là một cục u hình thành ở mặt bên của ngón chân cái, khi ngón chân cái của bạn bị quặp về phía ngón chân trỏ. Chứng biến dạng ngón chân cái còn có tên tiếng Anh là bunion.
Những người mắc phải chứng bệnh này thường cảm thấy khó chịu, đau đớn, da chân bị ửng đỏ, phồng rộp, dễ viêm nhiễm. Nguyên nhân gây ra thường là do di truyền, chấn thương hay bẩm sinh đã có. Ngoài ra, nếu công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi giày cao gót cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.
Vết chai chân
Những vùng da chân bị chai sần, nổi cục u cứng cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong ngày của bạn. Nó không chỉ gây đau mà thỉnh thoảng còn có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, muốn cắt bỏ đi. Tuy nhiên, để phòng tránh gặp phải những vết chai chân này thì bạn không nên đi lại hoặc vận động quá nhiều trên cùng một vùng da trong thời gian dài.
Nứt gót chân
Vào mùa đông thì tình trạng nứt gót chân sẽ thường xuyên xảy ra, nguyên nhân thường do bạn không chăm sóc chân đều đặn. Nếu cứ bắt chân phải hoạt động liên tục mà không chăm sóc thì những vết nứt sâu có thể gây đau đớn và khiến bạn khó đi lại. Lúc này, hãy mua đồ cạo da gót chân về và kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Theo Helino
3 người mắc bệnh này tuyệt đối không ăn rau mồng tơi Vào mùa hè, món canh mồng tơi được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa cơm hằng ngày bởi nó có thể giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được rau mùng tơi, những đối tượng sau cần lưu ý để tránh rước bệnh vào người Những người tuyệt đối không ăn rau mồng tơi Mặc dù rau...