Sự thật kinh hoàng về mật gấu nuôi
Cái mặt trắng trẻo đâu rồi? Sao lại sưng húp, đỏ tấy và nổi đầy mụn, đến nỗi cặp mắt hai mí to đen, thường hút hồn phái nữ, nay thành một mí và hùm hụp. Cả giọng nói nữa, khàn như vịt đực. Hoàng buông một câu: “Do mật gấu đấy”.
Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA) cho hay, một nghiên cứu chính thức lần đầu tiên ở Việt Nam về các loại dược liệu thay thế mật gấu sẽ được công bố và cuối năm nay.
Nhưng, kết quả khảo sát tình hình sử dụng mật gấu được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) bố cáo ngày 23/11 cho thấy, ngay cả sau khi công bố danh mục cỏ cây thay thế, thú nghiện cái mà y học cổ truyền gọi là “ hùng đởm” này có lẽ còn lâu mới suy tàn.
Từ chuyện Hoàng biệt dược
Hoàng to cao, công tác tại một cơ quan huyện, nay chuyển sang phòng văn hoá tỉnh H. Bà xã chê anh yếu như sên. Thế là, nghe ai nói ở đâu có cao hổ, sừng tê, hoặc các loại biệt dược chính hãng, anh lại tầm bằng được. Có lần, để kiếm một miếng cao hổ bằng ngón tay, anh mất hơn hai tháng lương và vay thêm một khoản lớn nữa. Biệt hiệu Hoàng biệt dược có từ đấy.
Bẵng một tháng, một hôm, có ai đó vỗ vai tôi. Ngước lên thấy một bộ mặt lạ hoắc, to tướng và dữ tợn. “Sao ngẩn tò te ra thế kia? Không nhận ra tớ sao?”. Cả giọng ồm ồm, tôi nghe cũng lạ hoắc. Tôi ngơ ngác lắc đầu, chữa ngượng: “Xin lỗi… dạo này … Tôi đãng trí lắm! Anh là ai thế ạ?”. Một cú vỗ như trời giáng làm tôi muốn sụm vai: “Cái đồ! Hoàng đây, Hoàng biệt dược đây”.
Trích hút mật từ gấu nuôi ở một trại gấu của Việt Nam.
Cái mặt trắng trẻo đâu rồi? Sao lại sưng húp, đỏ tấy và nổi đầy mụn, đến nỗi cặp mắt hai mí to đen, thường hút hồn phái nữ, nay thành một mí và hùm hụp. Cả giọng nói nữa, khàn như vịt đực. Hoàng buông một câu: “Tại vợ tớ cả đấy”. “Sao, bị vợ đánh à?”. “Không. Nhưng mà…”. “Vợ không đánh sao mặt sưng húp lên thế kia?”. “Thì đã bảo… chung quy cũng tại vợ. Do mật gấu đấy”.
Tháng trước, Hoàng nghe bạn mách trên Hòa Bình có trại gấu chuyên bán mật xịn. Sẵn có món nhuận bút vừa nhận từ viết dự án về làng văn hóa, Hoàng tức tốc lên đường và vác về vài trăm xê xê để dùng dần. Chưa bao giờ mật gấu rẻ như bây giờ, chỉ 20.000 – 40.000 đồng/cc, trong khi, cách đây dăm năm đổ về trước, giá không dưới 150.000 đồng/cc.
Báo chí gần đây nói về tác dụng giả dược của mật gấu, uống vào vô tác dụng, thậm chí còn có hại, Hoàng đã định buông. Nhưng vào website của một bác sỹ có tiếng, đọc được bài viết về cách nhận biết mật gấu thật, trong đó, nêu rõ công dụng của mật gấu, Hoàng tìm lại được niềm tin.
Hoàng pha vào một lít rượu tốt, cứ mỗi tối đem ra uống một chén lớn. Ròng rã một tháng, khoẻ đâu chả thấy, chỉ thấy ngứa ngáy khắp người. Rồi mặt anh sưng húp. Bác sỹ cho biết anh đã dùng phải loại mật gấu nhiễm vi khuẩn và các loại tạp chất độc hại. Hoàng cãi, mắt anh nhìn người ta hút mật từ con gấu lớn, sao lại bảo là nhiễm khuẩn và tạp chất.
Đến phát hiện mới về hùng đởm
Tại buổi công bố hôm thứ ba ở Hà Nội về điều tra của ENV kéo dài gần một năm về “thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam”, TS Tuấn Bendixsen, Giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) tại Việt Nam, cho hay, cứ hai mẫu hùng đởm mà anh cho hút từ những con gấu trong số 69 con đang được cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo ở tỉnh Vĩnh Phúc, thì một mẫu được xác định nhiễm vi khuẩn có hại, nhất là chứa các hoạt chất có nguy cơ gây ung thư cho người dùng.
Video đang HOT
“Tất cả các xét nghiệm đã và đang được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai” – TS Tuấn Bendixsen nói - “Chúng tôi hút mật theo quy trình và bằng các thiết bị tiệt trùng ngặt nghèo. Các vi khuẩn và hóa chất độc hại kia có thể đã có sẵn trong túi mật của gấu trước khi chúng được cứu hộ”.
Những lọ mật gấu mua được ở Phúc Thọ, Hà Nội, đầu tháng 10/2010.
Do hầu hết số gấu cứu hộ được đưa về từ khắp nơi suốt năm rưỡi qua, TS Tuấn Bendixsen tin tỷ lệ mật gấu hỏng lưu hành trên thị trường không thấp hơn tỷ lệ nghiên cứu từ trại cứu hộ nếu không muốn nói còn cao hơn. Các mẫu hùng đởm đem đi xét nghiệm tìm tạp chất nguy hiểm chỉ lấy từ những con gấu còn khỏe khi về trại cứu hộ. Những con mà túi mật bị hủy hoại nghiêm trọng không được lấy mẫu.
Đến nay, không dưới 25 con gấu sống ở trại cứu hộ Tam Đảo trong điều kiện khuyết một bộ phận quan trọng mà tạo hóa ban cho, giúp tiêu hóa thức ăn, bảo vệ các phủ tạng khác trong cơ thể. “Kiểm tra thấy các túi mật không còn tác dụng nữa, lại chứa các chất độc hại cho gấu, chúng tôi buộc phải cắt hết chúng đi”, TS Tuấn Bendixsen, nhà khoa học Úc gốc Việt, kể.
Thế mà hàng ngàn xê xê (cc) hùng đởm năm ăn năm thua vẫn cứ được sản xuất tì tì chủ yếu từ trên 3.500 con gấu được gắn chip và nuôi nhốt trong các chuồng trại (hầu hết dưới tiêu chuẩn) bốn năm qua.
Nhưng ngay cả số mẫu không phát hiện vi khuẩn hay hóa chất độc hại, hút từ gấu nuôi nhốt, nghiên cứu mới nhất của AAF một lần nữa khẳng định hầu như không có tác dụng chữa bệnh…Số còn lại được cung cấp từ nguồn gấu hoang dã. Đây là nguồn hoàn toàn bí ẩn. Không ai cung cấp được số liệu chứng minh chúng nhiều hơn hay ít hơn số mật từ gấu nuôi. Cũng chưa nhiều tài liệu nói về tác dụng thực của mật gấu tự nhiên đến đâu. Chỉ biết, dòng sông ngầm này vẫn chảy không ngừng.
Chris Gee, Giám đốc Chương trình Động vật Hoang dã Quốc tế (WILDLIFE), ước tính Việt Nam chỉ còn chừng vài trăm con gấu hoang dã. “Các loài gấu ở Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng”, bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc Sáng lập ENV, lo ngại.
Bà Quyên, tác giả chính của khảo sát đầu tiên ở Việt Nam về sử dụng mật gấu, cũng cho rằng, nguồn gấu vào thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu từ Lào. Vụ bắt ba con gấu ở tỉnh Điện Biên và Nghệ An mới đây là một dấu hiệu. Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo mới tiếp nhận ba con gấu con nhập lậu từ Lào. Số gấu thực tế vào Việt Nam nhiều hơn số gấu bị bắt nhiều lần, Chris Gee nhận định.
Nhắm mắt dùng liều
Giữa lằn ranh tranh tối tranh sáng về lợi và hại, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên chiến với việc dùng mật gấu đi kèm hàng loạt chiến dịch vạch trần sự thật của mật gấu. Vậy ai là nhóm tiêu dùng hùng đởm nhiều nhất và vì sao?
Cuộc điều tra trên hơn 3.000 đối tượng ở ba thành phố lớn nhất nước, Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng thông qua phỏng vấn qua điện thoại dẫn đến nhiều phát hiện. Nhóm dùng nhiều nhất hóa ra chủ yếu là những người có học, từ trung học trở lên và có tiền, dù giá mật gấu giờ đây rất rẻ. Đáng chú ý, uống mật gấu để chữa bệnh, nhóm cao niên (từ 60 tuổi trở lên) và nhóm thanh niên (từ 16-29 tuổi) xài nhiều nhất.
Tại Đà Nẵng, 10 người được hỏi cho biết, họ còn dùng mật gấu để… nhỏ mắt. Nhóm tuổi từ 30-59, độ tuổi thường kiếm nhiều tiền nhất, lại dùng hùng đởm để giải sầu là chính, pha vào rượu, và cả vào cháo, cho lên màu xanh sành điệu. Tỷ lệ sử dụng mật gấu của nữ giới thấp hơn nam giới 12 lần…Thực hiện một chiến dịch nâng cao nhận thức lâu dài nhằm “thay đổi niềm tin về sự kỳ diệu của mật gấu”, đồng thời khuyến khích sử dụng các giải pháp thay thế mật gấu bằng cả thảo dược lẫn tân dược, là ước vọng hàng đầu của nhóm khảo sát.
Chris Gee cho hay, muộn nhất, khoảng cuối tháng 12, phối hợp với một đơn vị nghiên cứu dược liệu ở Việt Nam, WSPA sẽ công bố báo cáo đầu tiên về các loại dược liệu có tác dụng tương đương và có thể thay thế mật gấu. “Chúng ta phải đưa ra một lựa chọn khó khăn. Việt Nam không thể có cả hai, gấu và mật gấu” là thông điệp từ ENV.
Lựa chọn thật không dễ dàng vì hầu như vẫn nhan nhản giới thiệu của các thầy thuốc đông y về tác dụng của thứ có vị đắng hơi ngọt, tính lạnh ấy, đại loại có tác dụng phá ứ hồi sinh (trường hợp ngã bất tỉnh), chữa đau nhức do huyết ứ, chữa co giật, vàng da.
Nhưng cũng có quyền hy vọng khi thấy một nửa trong số người từ bỏ hùng đởm được ENV hỏi thừa nhận họ bỏ là do thấy không có tác dụng……M., làm việc tại một cơ sở chuyên sản xuất than hoạt tính ở tỉnh Hòa Bình, bị bác sỹ kết luận ung thư phổi từ 10 năm nay. Nghe mách bảo, mỗi năm, ông lùng mua bằng được một túi mật gấu tự nhiên để uống. Mỗi túi mật ông lấy với giá 10 triệu đồng là một con gấu đi tong. Năm nào, ông cũng làm một túi và, vì thế, ông trở thành chuyên gia nhận biết, bảo quản mật gấu tự nhiên.
Ông vanh vách, thứ nhất, hãy quan sát túi mật: khi cắt ra, giữa đám đen có hạt lổn nhổn màu vàng óng đặc trưng. Nếm thấy vị đắng, sau có cảm giác mát, ngọt, dính lưỡi. Ngậm lâu sẽ tan hết. Mật giả sẽ không dính lưỡi, không mát, không bóng, có mùi tanh khó ngửi. Cách thử thứ hai, ông cắt một mẩu, đưa vào lửa rồi chỉ cho chúng tôi xem nó không cháy vì là mật gấu thật.
Trước mặt TS Vũ Bằng, thầy địa lý nổi tiếng về tìm nước và dị vật ngầm bằng khung dây, ông lấy một hạt trong túi mật thả vào cốc nước trong. Các sợi vàng thõng xuống đáy cốc, hạt mật quay tròn. Ông hoan hỉ: “Đấy mới là mật thật, mật gấu tự nhiên”. Hợp đồng mua mật của ông là dài hạn, thường thực hiện vào cuối năm tại một địa điểm ở tỉnh Sơn La. Gấu hoang dã ấy ở đâu ra?
Theo VTC
Đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất gây ung thư
Đồ chơi UFO (đĩa bay) Trung Quốc đang lưu hành tại Việt Nam có chất rất độc hại, có thể ảnh hưởng đến hormon và gây hại đến thai nhi, gây đột biến, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận...
Điã bay giá rẻ như cho
Trong khi loại đĩa bay chính hãng và được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế của Việt Nam được bán với giá 129.000 đồng thì đĩa bay Trung Quốc được bán với giá rẻ bất ngờ: 12.000 đồng/chiếc.
Chính vì thế, loại đĩa bay này được tiêu thụ khá nhiều. Tết Trung thu gần cận kề, trên các tuyến phố bán đồ chơi trẻ em như Lương Văn Can, Hàng Mã, mặt hàng đĩa bay không rõ nguồn gốc được bày bán rất nhiều.
Kích thước của mặt hàng này cũng khá gọn, phần trên có kết cấu giống chong chóng, phần dưới là tay cầm để làm "bệ phóng" khi người chơi thực hiện động tác phóng đĩa bay lên cao.
Đĩa bay Trung Quốc có chất độc hại bày bán tràn lan trên thị trường
Anh Lê Văn Nam, một phụ huynh dẫn con đi mua đồ chơi trên phố Hàng Mã cho biết, thấy con thích chơi trò này vì đơn giản, dễ chơi và nhất là giá thành rất rẻ nên anh mua hẳn mấy chiếc cho con. "Trung thu mà, trẻ thích gì thì mình mua thôi, còn chất lượng thì mình cũng chưa tìm hiểu kỹ lắm".
Chính sự "vô tư" của các bậc phụ huynh với đồ chơi dành cho con trẻ đã gây tác hại khôn lường. Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý thấy con thích đòi mua gì thì mua cho con chơi, không có thời gian để tìm hiểu xem đồ chơi có xuất xứ, chất lượng ra sao...
Hàm lượng Phthalates gấp nhiều lần giới hạn cho phép
Kết quả test hóa của Phòng thí nghiệm TUV Rheinland cho đồ chơi UFO (đĩa bay) Trung Quốc lại đưa ra một kết quả rất đáng lo ngại. Theo đó, các loại đồ chơi này không đạt các tiêu chuẩn an toàn về đồ chơi như EU packaging directive 94/62/EC, EN71 Part 3, quy định REACH của EU.
Trong các mẫu đĩa bay xuất xứ Trung Quốc mà TUV Rheinland đã phân tích cũng đều phát hiện hàm lượng các chất phthalates vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chất này là chất rất độc hại và có ảnh hưởng lớn sức khỏe của trẻ em nói riêng và người sử dụng sản phẩm có chứa chất này nói chung.
Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), các chất Phthalate đóng vai trò là chất hóa dẻo cho nhựa, có thể là dioctyl phthalate (DOP), dibutyl phthalate (DBP)... đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng, ít được dùng trong sản xuất thực phẩm, nếu sử dụng phải có hàm lượng rất nhỏ.
Hiện Cục Hóa chất dự kiến sẽ trình Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hàm lượng hoá chất độc hại có trong sản phẩm gia dụng và sản phẩm tiêu dùng, thí dụ kim loại nặng có trong sản phẩm điện và điện tử, hợp chất chì trong sơn, chất hóa dẻo có trong đồ chơi...
Theo một chuyên gia về y tế, tác hại của phthalates có thể làm ảnh hưởng đến gan và thận, hormon và đặc biệt gây hại đến thai nhi, gây đột biến.
Báo cáo của CASE (Hiệp hội Người tiêu dùng của Singapore) đăng trên Channel NewsAsia (ngày 16-8-2010) cũng cho thấy, gần một nửa đồ chơi được kiểm nghiệm chứa chất độc gây hại. Trong đó có nhiều mẫu đồ chơi hàm lượng Phthalates cao gấp 5.000 lần giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Với hàm lượng có thể gây ung thư cho người tiếp xúc. Trong 50 mẫu đồ chơi mà CASE lấy ngẫu nhiên có 23 mẫu hàm lượng Phthalate và chì cao hơn rất nhiều mức cho phép. Các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ thường chứa hàm lượng chì rất lớn còn trong các đồ chơi bằng nhựa thì lượng Phthalates thường vượt mức cho phép rất lớn.
Các đồ chơi không đạt tiêu chuẩn được Case thông báo trên website với hình ảnh và các thông tin về nhà phân phối và nhà bán lẻ theo đó người tiêu dùng sẽ được hoàn trả lại đồ chơi không đạt tiêu chuẩn đã mua.
Case khuyến cáo khách hàng đọc kỹ bao bì sản phẩm đồ chơi trước khi mua, như nước sản xuất, các tiêu chuẩn an toàn đạt được CE, EU... Và quan trọng hơn là thông tin của đại lý phân phối và nhà nhập khẩu.
Với giá chỉ 12.000 đồng, đĩa bay Trung Quốc đang ào ạt chiếm lĩnh thị phần đồ chơi, bởi giá thành chênh lệch nhiều so với đĩa bay được sản xuất tại Việt Nam. Lý giải cho điều này, đại diện thương hiệu đĩa bay TOSY sản xuất tại Việt Nam cho biết, đĩa bay TOSY đã nhận được chứng nhận an toàn sản phẩm đồ chơi theo tiêu chuẩn EU, Úc, Mỹ và Nhật, điều đó đồng nghĩa là UFO đã có visa vào tất cả những nước chấp nhận tiêu chuẩn an toàn trên.
Để có được chứng nhận an toàn trên, sản phẩm UFO của TOSY phải được đưa ra nước ngoài để làm thí nghiệm về các hạng mục như cơ học, vật lý học, thành phần kim loại nặng, tính dễ bốc cháy... Với kết quả kiểm định trên, các bậc phụ huynh khi đi mua đồ chơi cho con trẻ cũng cần phải trang bị kiến thức để tránh những hiểm họa khôn lường từ đồ chơi giá rẻ.
Theo Công Thương
Tin vịt về vụ Viagra trong giò, chả Các nhà sản xuất thực phẩm nem, giò, chả vừa tìm được một loại nguyên liệu thay thế cho hàn the (một chất độc hại bị cấm). Chất này có thể làm cho thực phẩm trở nên giòn tan, cứng cáp hơn hẳn, đó chính là Levitra và Cialis - những loại tân dược tương đương với Viagra nhưng giá rẻ hơn hẳn....