Sự thật khủng khiếp về Covid-19 qua lời kể của y bác sĩ Ý tuyến đầu chống dịch: ‘Trận chiến chưa có hồi kết’
‘Khi bạn nghe thấy tiếng ma sát trong lồng ngực bệnh nhân giống như 2 mảnh giấy rời rạc đang va đập với nhau. Và sau đó, bệnh nhân sẽ thở giống như những chú chó.’ – một nhân viên y tế cho biết.
Trong tâm dịch Covid-19, sự chết chóc hiển thị ở khắp các bệnh viện Ý dù được cho là cơ sở y tế tiên tiến và hiện đại bậc nhất. Đội ngũ y tá, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế… ngay lập tức trở thành những chiến sĩ trực tiếp tham gia vào trận chiến sống còn với dịch viêm phổi cấp, mà họ không biết trận chiến cam go này khi nào mới kết thúc.
Andrea Frazzetta – nhiếp ảnh gia người Ý – đã bất chấp nguy hiểm để đến các bệnh viện lớn bé ở Ý để ghi lại những chia sẻ, tâm sự nhói lòng của đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch. Bộ ảnh cùng những ghi chép của anh đã cho mọi người thấy được những gì khủng khiếp mà y bác sĩ Ý đã và đang phải trải qua.
‘Mới hai tháng trước, tôi còn đang đi dạy tại một trường tiểu học, hàng ngày đi chơi với bạn bè để giải toả căng thẳng sau giờ làm việc. Giờ đây, tôi ở trong trận chiến chưa có hồi kết. Tôi không dám tới nhà người khác chơi vì sợ lây bệnh cho họ. Mọi người từng quen với khuôn mặt của tôi trước đây, nhưng bây giờ họ nhìn tôi qua lớp đồ bảo hộ kín mít. Nhiều lúc tôi thấy mình như người ngoài hành tinh vậy’ - Laura Righetti, 30 tuổi, tình nguyện viên tại Trung tâm y tế Blue Cross, Brescia.
‘Các phương tiện giao thông trên đường phố chỉ giảm 1-2% so với trước đây. Nhưng chủ yếu là xe cấp cứu và tiếng còi báo động 24/7. Mỗi lần đón một bệnh nhân lên xe cấp cứu, sau khi ổn định và đưa họ vào cáng nằm, việc tiếp theo chúng tôi làm là khuyên gia đình hãy nói với họ những lời tạm biệt tốt đẹp nhất có thể bởi không ai biết họ có thể gặp lại người thân hay không’, Antonella Mangili (46 tuổi), y tá tại Trung tâm cấp cứu AAT 118, thuộc Bergamo.
‘Tôi phụ trách tiếp đón bệnh nhân trong một chiếc lều dã chiến ở trước cửa bệnh viện. Tất cả mọi người tới đó đều không dám trò chuyện nhiều vì họ sợ lây nhiễm bệnh. Lẽ ra tôi phải động viên bệnh nhân bằng câu nói: ‘Đừng lo lắng, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi’. Nhưng với các bệnh nhân Covid-19, tôi không thể nói điều đó. Tôi chỉ có thể trấn an họ ‘Bây giờ bạn sẽ được chăm sóc an toàn hơn”, Cristian Roversi (43 tuổi), tình nguyện viên thuộc Trung tâm y tế Brescia.
‘Các bệnh nhân Covid-19 luôn có ít nhiều điểm tương đồng. Bất kỳ sự mơ hồ nào cũng phải được làm sáng tỏ bằng cách lắng nghe phổi. Khi bạn nghe thấy tiếng ma sát trong lồng ngực bệnh nhân giống như 2 mảnh giấy rời rạc đang va đập với nhau. Và sau đó, bệnh nhân sẽ thở giống như những chú chó. Bạn biết những chú chó thở như thế nào rồi đấy: chúng thở nhanh và mạnh hơn con người rất nhiều lần’, Marco Andreis (44 tuổi), chuyên gia Y tế thuộc Bệnh viện không quân Ý tại Bergamo.
‘Virus có thể hiện hữu ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khoảnh khắc nào khi bạn chạm vào ánh mắt của những người đối diện. Covid-19 sẽ để lại những tổn thương sâu sắc, đó là tổn thương trong tâm hồn’, Giuditta Lucà (43 tuổi), bác sĩ pháp y thuộc Hải quân Ý làm việc tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII, Bergamo.
‘Không từ nào có thể diễn tả được những gì đang diễn ra ở nước Ý. Đó là một sự tàn phá ghê gớm’, Anna Zanotti (58 tuổi) – Y tá trưởng tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII, Bergamo.
‘Điều ám ảnh nhất là khi bạn nhìn thấy ánh mắt sợ hãi của bệnh nhân mỗi ngày, đa số là những người trẻ. Họ đặt toàn bộ hi vọng vào chúng tôi. Thậm chí, nhiều người trong số họ không dám ngủ vào ban đêm bởi họ sợ sẽ không bao giờ tỉnh dậy được nữa’, Paola Speri (52 tuổi), Y tá trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Luigi Sacco.
‘Chúng tôi đã tham gia cuộc chiến cùng các bác sĩ và nhân viên y tế từ những ngày đầu. Luôn đảm bảo khuôn viên và từng ngóc ngách của bệnh viện sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn là nhiệm vụ của chúng tôi’, Marco Scalvini (25 tuổi) – quản lý dịch vụ vệ sinh tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII, Bergamo.
‘Quy trình chăm sóc đặc biệt với bệnh nhân phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ tiến triển của bệnh và phần trăm hi vọng sống. Trong điều kiện bình thường, chúng tôi cố gắng hết sức để cứu tất cả các bệnh nhân. Nhưng ở thời điểm hiện tại, đó là điều không thể’, Gabriele Tomasoni (65 tuổi) – bác sĩ trưởng khoa chăm sóc chuyên sâu thuộc bệnh viện Spedali Civili di Brescia.
‘Phải nhìn thấy hàng dài xe cứu thương xếp đầy lối vào và không biết phải đặt bệnh nhân nằm ở đâu thật là một trải nghiệm đau đớn. Tất cả những ký ức này sẽ để lại dấu ấn mà tôi không bao giờ quên được’, Marco Rizzi (63 tuổi) – Giám đốc Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Papa Giovanni XXIII, Bergamo.
‘Bây giờ đang là mùa xuân trên nước Ý, muôn hoa khoe sắc và đua nở. Buổi tối sau mỗi ca làm, tôi thường đi dạo trong khuôn viên bệnh viện và ngửi mùi hoa. Khi đó, tôi tự nhủ: ‘Liệu tôi có nên nghỉ hưu để về sum vầy với con cháu hay không? Và những ngày mùa xuân như thế này tôi muốn ở đâu?’ Và câu trả lời lại vang lên trong đầu tôi: ‘Tôi muốn ở đây, cùng các đồng nghiệp chiến đấu và bảo vệ những bệnh nhân này. Tôi muốn tất cả họ được về sum vầy bên gia đình”, Roberta Terzi (66 tuổi) – Bác sĩ Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Luigi Sacco, Milan.
Nhiếp ảnh gia Andrea Frazzetta cùng con trai đang tự cách ly tại Milan. Điều không may mắn rằng mẹ của anh – bà Anna Maria – cũng đã qua đời ở tuổi 69 vì Covid-19. Hiện anh và bố đang nỗ lực nhờ mọi người tìm kiếm thi thể của bà trong nhà xác bệnh viện. Bố anh (73 tuổi) cũng đã bị nhiễm bệnh nhưng tiến triển tốt hơn và đang được tích cực theo dõi, điều trị.
Chang Min (TH)
Chàng trai người Việt ở Nhật 'cào' tuyết, gửi lời động viên 'cố lên' đến đồng bào đang chống dịch
Lao động Việt Nam tại Nhật Bản hướng về tổ quốc, động viên nhân dân cả nước thực hiện quy định chống dịch của chính phủ.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn áp dụng triệt để các biện pháp chống dịch, nhất là sau khi dịch viêm phổi cấp Covid-19 có nhiều diễn biến mới phức tạp.
Thể hiện tinh thần hướng về tổ quốc, chàng trai Nguyễn Hữu Chung hiện đang sống và làm việc tại Nagano (Nhật Bản) đã bỏ ra cả tiếng đồng hồ, 'cào' tuyết trên đường cạnh khu nhà ở thành những lời động viên người dân ở quê nhà.
Chung cho biết thời gian anh làm tác phẩm cổ động này là buổi sáng, nhiệt độ ngoài trời là 1-2 độ C. So với nhiệt độ ngày bình thường là có ấm hơn một chút. Anh tâm sự mình cũng muốn tham gia và công cuộc chống dịch với đồng bào mình nên thể hiện luôn bằng lời động viên như này.
Video: Trần Hữu Chung bên cạnh tác phẩm động viện đặc biệt của mình.
Trước lo lắng của người xem về việc không thấy Chung trang bị khẩu trang, anh chàng giải thích: 'Ngày thường hay lúc làm việc mình đều trang bị đầy đủ khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Lúc xúc tuyết mệt quá, khó thở nên tạm thời bỏ khẩu trang thôi. Vả lại, dưới nhà trọ khoảng thời gian sáng sớm cũng chưa có ai'.
Việt Nam cố lên!
Nghiêm túc thực hiện biện pháp ở yên tại chỗ.
Hữu Chung hi vọng, dòng động viên của mình sẽ tạo niềm vui, lạc quan cho những ai đang thực hiện cách ly nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tất cả cùng hướng về mục tiêu Việt Nam chiến thắng Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các biện pháp chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 28/3/2020 đến hết 15/4/2020.
Kỳ Duyên
Đà Lạt bình yên giữa mùa dịch Covid-19, 10 năm rồi mới thấy lại cảnh tượng này! Dịch Covid-19, du khách đến Đà Lạt giảm đáng kể, thành phố ngàn hoa vắng hoe như vốn có. Thông tin về dịch viêm phổi cấp Covid-19 liên tục được đăng tải. Một trong số các biện pháp thiết thực nhất để người dân hạn chế sự lây lan của dịch là ở nhà, không đến những nơi tập trung đông người. Bởi...