Sự thật ‘khủng bố’ đằng sau mối tình 5 tháng chàng ‘xõa’ 500 triệu tình phí
Nàng ngất ngư trong mối tình ngọt ngào, trong hạnh phúc mà chàng dâng tặng. Trong đầu nàng đã mơ về một ngày không xa được làm công chúa trong đám cưới toàn hoa tươi.
Nàng là một cô gái xinh xắn, có duyên, không ít anh chàng “bồ kết”. Nàng vẫn đang trong quá trình chọn lựa để tìm bến đỗ lí tưởng nhất cho đời mình. Và đúng lúc ấy thì chàng xuất hiện.
Chàng: ngoại hình bình thường, đi xe tay gas tầm trung, quần áo hàng Việt Nam chất lượng cao, làm ở một công ty không lớn cho lắm, gia cảnh cũng tầm tầm. Nhưng như các cụ từng dặn, đừng có trông mặt mà bắt hình dong. Chàng sở hữu giọng nói ấm áp, dịu dàng vô cùng cuốn hút. Và ngay lần đầu tiên gặp gỡ, chàng đã tặng nàng một bó hoa tulip nhập khẩu xịn đét, đẹp mê hồn. Nàng yêu hoa tulip nên cũng dành nhiều tình cảm cho người tặng.
Lần thứ hai gặp nhau, chàng mời nàng bữa trưa ở nhà hàng vô cùng đắt đỏ mà nàng chưa bao giờ được đặt chân tới. Lần thứ ba hẹn, chàng tặng nàng một chiếc túi xách hàng hiệu phiên bản giới hạn số lượng. Khi nàng xách đến công ty, đám chị em của nàng cứ gọi là ghen tị đỏ mắt. Lần thứ tư gặp mặt, chàng dẫn nàng đi dạo phố, dắt nàng vào trung tâm thương mại và mua cho nàng mấy bộ váy hàng hiệu, dễ dàng như mua mớ rau ngoài chợ. Khi đi qua cửa hàng trang sức, chàng còn nằng nặc đòi tặng nàng một đôi khuyên tai và chiếc vòng cổ vì nó hợp với mấy bộ váy vừa mua.
Chưa hết, sáng sáng chàng còn tới tận nhà đưa nàng đi ăn sáng, trưa lại tới đón đi ăn, chiều tan làm thì đưa nàng về tận cổng, tối lại dẫn nàng đi uống café ngắm cảnh thành phố. Đi đến đâu, hễ thấy món gì đẹp mắt là chàng lại “tiện tay” mua tặng nàng, nhiều món có khi bằng cả tháng lương của nàng ấy chứ! Mỗi lúc không gặp nhau, chàng luôn gửi cho nàng những lời lẽ lãng mạn, ngọt ngào như mật, còn được gặp nàng thì chàng luôn trêu cho nàng cười vui. Ở bên chàng, nàng thấy mình như một bà hoàng đích thực, được săn sóc, chăm bẵm vô cùng hoàn hảo từ vật chất tới tinh thần.
Ảnh minh họa
Vì thế, cũng chẳng khó để hiểu, sau hai tháng cưa cẩm, chàng đã chính thức có nàng làm bạn gái, đánh bật vô khối đối thủ nếu nhìn bên ngoài thì rõ là nặng kí hơn chàng nhiều! Và nàng, sau khi quen biết chàng thì đã nghiệm ra một điều, nhìn bên ngoài khó có thể đánh giá được bên trong, tỉ dụ như chàng, ai nhìn qua mà nói chàng là người có tiền? Nhưng cứ nhìn phong cách tiêu tiền và những món quà chàng tặng nàng thì biết, chàng kiếm ra tiền đấy, chẳng qua không thích khoe khoang mà thôi.
Từ lúc yêu nhau, chàng lại càng chiều chuộng nàng hơn nhiều lần. Chàng đưa nàng đi du lịch khắp nơi, mua bất cứ thứ gì nàng thích, quần áo, trang sức, mĩ phẩm hàng hiệu thì cứ dăm bữa chục ngày chàng lại hứng chí lên mua tặng nàng chẳng vì một dịp gì cả. Nàng ngất ngư trong mối tình ngọt ngào, trong hạnh phúc mà chàng dâng tặng. Trong đầu nàng đã mơ về một ngày không xa được làm công chúa trong đám cưới toàn hoa tươi.
Yêu nhau 3 tháng, chàng ngỏ lời cầu hôn nàng bằng một chiếc nhẫn kim cương lấp lánh. Chàng nói bố mẹ chàng giục lắm rồi, nếu không cưới ngay trong năm nay thì không yên thân được với ông bà. Thái độ kiên quyết tựa hồ không cưới không được của chàng khiến nàng suy nghĩ ghê lắm. Thực lòng nàng thấy nhanh quá, cả quen cả yêu mới có 5 tháng, nhưng nếu bỏ qua chàng thì lại quá đáng tiếc. Cuối cùng, sau khi nghe chàng nói bùi tai, rằng là tình yêu đâu đong đếm ngắn dài, quan trọng là tình cảm dành cho nhau, nàng đã gật đầu cái rụp, đồng ý lên xe hoa theo chàng về dinh.
Đám cưới của chàng và nàng diễn ra không mấy hoành tráng như nàng tưởng tượng. Nhưng chàng bảo, không thích mọi người nhòm ngó, săm soi, cảm giác ấm áp, vui vẻ là được. Nàng cũng cho là phải nên không thắc mắc nữa. Nhưng tới mức mà sau đám cưới, tiền vàng bố mẹ chàng cho con dâu, chàng đều đòi lại, tiền mừng cưới cũng giữ hết, thậm chí còn muốn lấy vàng hồi môn của nàng đi bán thì nàng không chịu nổi nữa, lên tiếng chất vấn chồng. “Để trả nợ chứ còn làm gì nữa hả em?”, chàng tỉnh bơ đáp. Nàng sững sờ: “Nợ? Nợ gì?”.
Chàng thở dài: “Anh quen và yêu em 5 tháng trước khi cưới, em biết anh tiêu tốn mất bao nhiêu tiền tình phí không? Ngót 500 triệu đấy! Em nghĩ anh lấy đâu ra? Chẳng đi vay thì còn gì nữa, mà vay thì giờ phải trả người ta chứ!”. Nàng chết đứng, hoàn toàn hóa đá trước câu trả lời của chồng. Cái gì? Những món quà chàng tặng, chàng đưa nàng đi ăn, đi chơi những nơi đắt đỏ, toàn bằng tiền chàng đi vay?
Video đang HOT
“Tại… sao anh… phải làm như thế…?”, nàng lắp bắp hỏi chàng. Chàng nhún vai: “Không làm thế thì liệu giờ này em có đứng đây làm vợ anh không?”. Cũng đúng! Chàng trong đám “cây si” của nàng làm gì có điểm nào nổi bật hơn người. Nếu chàng đến tán tỉnh nàng theo đúng “thực lực” của mình thì nàng chắc gì ngó ngàng tới. Nhưng chàng làm thế này có khác gì lừa đảo trắng trợn nàng?
“Anh… bỉ ổi…”, nàng giận run người, mắng chàng. Chàng cười áy náy: “Thôi, đừng giận anh. Anh yêu em là thật, chẳng qua anh không có tiền như em tưởng thôi. Nợ từ từ anh sẽ trả, em không phải lo, anh hứa sẽ đối xử tốt với em, nhưng chắc mình phải tiết kiệm một thời gian để trả xong nợ đã”. Nàng không buồn nghe thêm nữa, bỏ vào phòng ngủ sập cửa nằm vật ra giường. Ông trời trêu người nàng phải không? Tại sao lại để nàng rơi vào hoàn cảnh cười không được khóc không xong thế này?
Ly hôn là điều khó thực hiện được. Vừa mới cưới xong đã ly hôn, thiên hạ họ cười cho thối mũi. Nhưng chẳng lẽ giờ nàng đành cam chịu chung lưng trả nợ cho món tình phí mà chính bản thân mình đã hưởng lúc yêu nhau?
Theo Sen Trắng /Phununews
'Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta?'
Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời...
Đan Mạch được biết đến là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Có lẽ nhiều người vẫn tự hỏi tại sao và người Đan Mạch có bí quyết gì? Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời. Và tình yêu của anh, cho đến ngày hôm nay khi chúng tôi đã trải qua 5 lần kỷ niệm ngày cưới vẫn làm trái tim tôi đập rộn ràng như những ngày đầu tiên.
Tháng 12 ở Việt Nam thường rất lạnh, trời giá rét... Nhưng bàn tay anh luôn thường trực sưởi ấm tôi. Anh bảo ở Đan Mạch thời tiết còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, mùa đông rét mướt, nhưng mặt trời lại chiếu rất vội. Vì vậy, chúng tôi vẫn chọn cưới vào tháng 12, không giá lạnh nào bằng con người sống mà không có tình yêu.
Tôi còn nhớ, trong lễ cưới, tôi hỏi anh:
- Tại sao em luôn có cảm giác an toàn khi ở bên anh? Hãy luôn bên cạnh em như vậy nhé.
- Tất nhiên, anh sẽ cố gắng cùng em đi những chặng đường hạnh phúc.
Tình yêu.
Thế rồi, cuộc sống mới bắt đầu. Anh đã dần bật mí cho tôi cách người Đan Mạch sống sao cho thật hạnh phúc và vui vẻ. Tất cả hội tụ ở phong cách sống có tên "Hyggen". Đó là một phần văn hoá không thể thiếu trong đời sống tại Đan Mạch, thẩm thấu vào máu mỗi người dân ngay từ bé và ở bất cứ nơi đâu.
Với anh, ngôi nhà là nơi an toàn nhất và ấm áp nhất đối với mỗi con người. Từ trong suy nghĩ, người dân Đan Mạch đã tưởng tượng đó là nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và luôn nắm chặt tay nhau. Hay đó có thể là một căn phòng, nơi có "Hygge" và khi bước vào đó họ chấp nhận rũ bỏ những bực bội, phiền muộn của đời sống đằng sau cánh cửa.
Ban đầu, tôi còn chưa tin vào những điều anh nói. Nhưng qua thời gian, anh đã giúp tôi ngẫm ra nhiều điều, tôi đã biết chịu đựng, biết bỏ qua và điều chỉnh cảm xúc. Tất cả những điều đó chính là sống cho bản thân mình. Mỗi khi về đến nhà, chúng tôi dành tất cả thời gian cho nhau, không còn công việc, không phàn nàn, không nghĩ đến những mối quan hệ khác. Ngày nào anh cũng hỏi tôi một câu "Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta". Và đó là cách để vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc.
Tình yêu.
Trong các bữa ăn của chúng tôi đều có đôi bàn tay của cả vợ và chồng. Anh luôn cố gắng giúp tôi không cảm thấy một mình và cô độc. Cho dù không biết nấu nướng anh cũng phụ giúp tôi. Và rồi chúng tôi cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon, các thức uống tuyệt hảo và nói về những điều đẹp đẽ từng trải qua trong đời.
Có lẽ, đây là điều không được phổ biến ở Việt Nam.
Nhưng không phải là điều không thể và lại càng nên được phổ biến, nhân rộng. Với những người chưa quen, chúng ta cần học các nguyên tắc "Hygge" như một bản thoả hiệp tạo ra "vùng an toàn" trong đời sống cho đến khi trở thành thói quen.
Nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm và thay đổi thì hãy thử những nguyên tắc cơ bản sau của Hygge:
- Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử hoặc để chế độ yên lặng, xa tầm tay khi về nhà.
- Buông bỏ mọi ưu phiền, giản đơn hóa mọi khó khăn và trở ngại. Chúng ta có thể nói về nó một lúc khác, gia đình chỉ dành cho việc thư giãn, gắn kết yêu thương với bạn bè, với người thân và với đồng nghiệp.
- Đốt nến lên nếu chúng ta đang ở trong căn phòng tối.
- Hãy trò chuyện về những điều tươi đẹp trong quá khứ và những dự định tốt của tương lai hay về tình yêu dành cho nhau.
- Kể những câu chuyện vui và chơi trò chơi tập thể.
- Chia sẻ và thưởng thức ăn, thức uống, thậm chí những bài nhạc hay cùng nhau.
Tôi đã ngạc nhiên hơn nữa khi "Hygge" được phát triển triệt để ở trường học, nơi công cộng và công sở ở Đan Mạch. Trẻ con sẽ có ngày "thứ Sáu đồ chơi" (Friday toys), các con được mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường để chơi hoặc chia sẻ cùng bạn thân. Ngoài ra, các con sẽ kể chuyện về gia đình cho thầy cô, bạn bè, những kỉ niệm vui, những điều đáng nhớ nhất.
Còn Hygge tại nơi làm việc chính là "Friday breakfast" mỗi tuần và "Friday bar" mỗi tháng. Vào những ngày này, đồng nghiệp trong nơi làm việc sẽ tự chuẩn bị bữa sáng, hoặc mang đồ ăn đến nơi làm việc cùng chung vui với mọi người. Đây là một nét văn hóa độc đáo và mọi người sẽ luân phiên nhau để tăng tính đoàn kết và chia sẻ.
"Friday bar" là thứ Sáu đầu mỗi tháng, mọi người sẽ có tiệc đêm hay đốt lửa trại để vui chơi cùng nhau. Chính vì thế mà cuộc sống của người dân Đan Mạch luôn có những giờ phút thư giãn và cân bằng cuộc sống. Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau.
Có lẽ, đó là khác biệt lớn nhất trong cuộc sống giữa quê hương anh Đan Mạch và Việt Nam. Anh luôn hỏi tôi rằng, tại sao mọi người lại dành thời gian quá nhiều cho smartphone đến vậy, rồi các thiết bị điện tử khác. Kể cả khi lâu ngày mới gặp, chúng ta vẫn không quên mở smartphone.
Thế nhưng, tội nghiệp nhất có lẽ là trẻ con, những đứa bé ngây thơ cần những thời gian để vận động, giao tiếp lại cũng vô tình sống trong thế giới ảo. Cuộc sống bộn bề đã cuốn đi những giây phút bên gia đình, hàn gắn yêu thương, những buổi nấu cơm cùng gia đình, buổi giã ngoại...
Nên chăng Việt Nam chúng ta cũng hãy có "Hygge" cho riêng mình để cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Tôi, anh, và sau này sẽ là các con, những thế hệ mai sau đang xây dựng "Hygge" hạnh phúc. Nếp sống không quá khó hay cầu kỳ nhưng quan trọng là chúng ta đồng lòng và quyết tâm.
Theo Phununews
Cái gì đã đổ vỡ, nhặt lên làm gì, xước lòng em mà tim người cũng có đau đâu... Đừng nhặt lên nữa, xước lòng mình mà tim người cũng đâu có đau? Nếu họ đã muốn ra đi thì dù ta có đặt cược bao nhiêu thứ cũng mãi không có giá trị. Một khi đã đổ vỡ như thế thì chỉ có thể làm lại... Những gì khiến người ta đau lòng luôn dễ hằn những vết thương tưởng chừng...