Sự thật khó tin: Đôi chuột thí nghiệm đắt ngang xe hơi tiền tỉ
Chuột là những sinh vật vô cùng cần thiết trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Và do mức quan trọng của chúng mà một số dòng chuột thí nghiệm có thể đắt một cách khủng khiếp.
Từ tận thế kỷ 16, loài chuột đã được dùng như một động vật thử nghiệm phổ biến nhất trong các nghiên cứu về di truyền học, tâm lý học, và y học.
Lí do mà các nhà khoa học “ưu ái” chuột hơn những loài động vật khác là do rất nhiều ưu điểm chúng sở hữu. Ví dụ như kích thước nhỏ, dễ nuôi, tốc độ sinh sản nhanh, khả năng học hỏi tốt… và đặc biệt là dễ lai tạo và chỉnh sửa gene.
Chuột dường như là loài vật được sinh ra cho khoa học.
Với đa số các loài động vật – trong đó có con người, giao phối cận huyết là điều tuyệt đối nên tránh, vì nó gây nguy cơ xuất hiện những dị tật nghiêm trọng có thể gây chết con non từ khi còn trong bụng mẹ. Nhưng với chuột thí nghiệm thì không, chúng vẫn có thể tạo ra một đại gia đình sung túc chỉ với hai cá thể anh/em hay chị/em ban đầu.
Vì thế các nhà khoa học chỉ cần chọn hoặc lai được một vài cá thể chuột có đột biến gene mong muốn là đã có thể tạo ra cả một dòng chuột mới trong thời gian ngắn.
Vi dụ với chuột bạch – loại chuột thí nghiệm được ưa chuộng nhất – ban đầu chúng chỉ là một vài cá thể hiếm hoi mắc chứng bạch tạng trong quần thể chuột lông xám. Nhưng chính đặc điểm này cho thấy chúng sở hữu gene ở thể đồng hợp tử lặn, và điều đó giúp chúng ta dễ dàng xác định kiểu gene qua hình thái bên ngoài hơn.
Những cá thể bạch tạng ít ỏi sau này đã được cho nhân giống với nhau, để tạo nên nhiều dòng chuột bạch như chúng ta thấy ngày nay.
Khi những con chuột có giá cả triệu đồng
Video đang HOT
Qua thời gian, các dòng chuột thí nghiệm được tạo ra càng nhiều thêm, với những đột biến phù hợp cho các hướng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn như chuột MRL có khả năng tái tạo mô được dùng cho các thí nghiệm về phục hồi và tái sinh vết thương; chuột NOD dễ mắc bệnh tiểu đường type 1 dùng như mô hình nghiên cứu về chứng bệnh này; hay chuột SCID hòan toàn không có hệ thống miễn dịch, dùng để cấy ghép mô và khối u…
Tùy dòng chuột mà chúng có thể mang mức giá khủng khiếp.
Và như một lẽ thường tình, những dòng chuột khác nhau sẽ có giá trị khác nhau.
Với những con chuột bạch dùng trong các thí nghiệm thông thường, giá chỉ dao động từ vài chục ngàn cho tới vài trăm ngàn. Nhưng giả dụ đó là một con chuột MRL 3 tuần tuổi, mức giá có thể vọt lên đến gần 100 đô (khoảng 2 triệu đồng).
Giá cao nhất trong họ chuột thí nghiệm có lẽ phải kể đến các dòng được tạo bởi công nghệ chỉnh sửa gene. Nguyên do là vì chúng có thể nhanh chóng được tạo ra theo đơn đặt hàng và mang các đột biến cực hiếm mà việc lai tạo thông thường khó sánh được.
Theo Công nghệ Sinh học SAGE Labs (Hoa Kỳ) – nơi chuyên sản xuất các dòng chuột biến đổi gene – thì giá trung bình của một con chuột biến đổi gene là hơn 445 đô (khoảng 10 triệu đồng).
Chú chuột trông nhỏ bé, nhưng giá trị của chú thì có thể không hề nhỏ.
Thậm chí, có những con được biến đổi theo yêu cầu riêng của khách hàng (dĩ nhiên là vẫn trong phạm vi cho phép), thì giá trị rơi vào khoảng… 95.000 đô (hơn 2 tỉ đồng).
Số tiền này tương đương với mức giá của một số dòng xe hơi hạng trung, và nếu quy đổi theo vàng thì chúng còn đắt hơn số vàng có cùng khối lượng.
Tuy nhiên dù có thể được định giá “khủng khiếp” đến thế nào, chúng ta cũng cần công nhận rằng giá trị thật của mỗi chú chuột thí nghiệm có thể là không gì so sánh được.
Bởi những đóng góp của chúng cho sự phát triển của khoa học nói chung, và cho các phương thuốc giúp cứu chữa hàng triệu người trên thế giới nói riêng hẳn là vô giá.
Theo kienthuc.net.vn
Tâm sự của cô gái về người cha có tuổi thơ cơ cực nhưng ham học, dù đã 52 vẫn tự luyện tiếng Anh trên điện thoại
Tuy có một tuổi thơ cơ cực và chỉ được học đến lớp 4, nhưng câu chuyện về người đàn ông giàu ý chí và tinh thần ham học này khiến ai cũng phải xúc động, nể phục.
"Bản thân mình chưa từng gặp ai chịu khó tự học và học tốt như bố mình cả. Nhiều lúc nhìn bố mà thấy xấu hổ khi ông già rồi mà còn học được bao nhiêu thứ mới, trong khi mình được đi học tử tế mà vài chữ cũng nuốt không trôi!" - Facebook Đỗ Linh chia sẻ về người bố ham học của mình.
Chân dung ông bố ham học (Ảnh Đỗ Linh - group Không Sợ Chó)
Đó là tâm sự của Đỗ Linh về người cha chỉ học hết lớp 4 nhưng lại sở hữu tinh thần tự học cao ngút trời, nay dù đã 52 tuổi nhưng vẫn đang miệt mài học Tiếng Anh trên điện thoại. Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, tuổi thơ cơ cực khi phải sống nhờ bà con, trong nhà thờ, cô nhi viện... nhưng lòng quyết tâm, sự ham học và ý chí của người đàn ông này khiến ai cũng phải nể phục!
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã lập tức thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng và nhận về hàng nghìn lượt like chỉ trong một thời gian ngắn. Câu chuyện có thể coi là bằng chứng cho việc khả năng học hỏi của con người là không giới hạn, tuổi tác cũng không phải là rào cản, chỉ cần bạn quyết tâm!
Ảnh Đỗ Linh
Đây là bố mình, ông năm nay 52 tuổi và đang tự học Tiếng Anh bằng ứng dụng trên điện thoại mọi người ạ. Bố bảo bố muốn học để khi có điều kiện đi du lịch nước ngoài thì có thể thoải mái giao tiếp, tự mình trải nghiệm. Và thực sự mình chưa thấy ai có chí tự học như vậy!
Ông nội mất từ khi bố mình còn nằm trong bụng mẹ, sau khi sinh ra được vài năm thì bà nội cũng đi bước nữa, học đến lớp 4 đã phải nghỉ. Kể từ đó, tuổi thơ bố là những chuỗi ngày di chuyển qua lại giữa nhà cô-gì-chú-bác, Nhà Thờ, cô nhi viện... Vất vả, cơ cực không để đâu cho hết.
Nhưng cũng trong chính những ngày ấy mà ý chí và sức học của bố mình được khẳng định. Thời gian ở nhờ trong Nhà Thờ, bố cũng được học đủ thứ, từ chơi ghi ta tới học nghề điện. Sau này cũng bằng nghề điện học được, bố đã lấy vợ và nuôi cả gia đình...
Bố lớn tuổi nhưng tiếp thu nhanh lắm, chắc do hồi bé không được học đến nơi đến chốn nên giờ già ông tập trung để học bù! Có đợt không biết ai cho bố cây đàn Organ, trước đó ông mù tịt mà rồi nhờ tự mò mẫm, ông cũng tự đánh được mấy bản tình ca gì đó. Bị mọi người chê chữ như "chữ bác sĩ", bố lập tức mua vở rèn chữ về rồi đêm đêm ngồi tập viết. Thành quả tuy không đẹp xuất sắc nhưng đã dễ đọc hơn nhiều rồi!
Nét chữ đã dễ nhìn hơn rất nhiều nhờ đêm đêm chong đèn rèn luyện (Ảnh Đỗ Linh)
Còn nhớ ngày trước có mấy anh sinh viên ngành Điện vào nhà thuê trọ, thần tượng bố mình lắm. Chả là bố thấy đứa nào khó khăn thì hễ có việc người ta gọi sửa điện bố lại cho đi cùng để phụ rồi cho tiền tiêu. Nhắc lại là bố mình chỉ học hết lớp 4 thôi nhé, mà mấy anh sinh viên đại học kia làm sai bị mắng suốt, không dám cãi! Mình biết chuyện này là do chồng kể lại, chồng mình chính là 1 trong số mấy "anh sinh viên ngành Điện" kể trên...
Nhìn bố cặm cụi ngồi học mà nhiều lúc xấu hổ lắm. Bố già rồi mà mỗi ngày còn tự tìm hiểu, tiếp thu được bao nhiêu thứ mới. Thế mà mình dù trẻ, được lo cho ăn học đầy đủ thì lại lười. Hồi đi học đọc truyện tranh tối ngày chẳng sao, cứ hễ động tới quyển sách giáo khoa là mắt díp lại, ngáp ngắn ngáp dài...
Theo Helino
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM lấy điểm sàn từ 16-19 điểm Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2018. Theo đó, điểm dao động trong các mức 16, 17 hoặc 19 tùy theo ngành đào tạo. Thí sinh hỏi thông tin xét tuyển vào trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Theo đó,...