Sự thật khiếp sợ về loại đũa dùng một lần
Đũa dùng một lần đang được sử dụng phổ biến tại các quán ăn, nhất là các hàng quán trên hè phố bởi sự tiện dụng, giá thành rẻ. Song, ít ai biết rằng, trong quá trình sản xuất, những đôi đũa dùng một lần được ngâm tẩm đủ loại hóa chất độc hại.
Đũa dùng một lần là vật dụng quen thuộc tại các hàng quán mấy năm gần đây, nhất là mua cơm hộp hay ngồi ăn tại những quán vỉa hè. Chúng được sử dụng nhiều vì giá thành siêu rẻ. Khách ăn xong bỏ luôn, không mất công dọn rửa lại.
Hơn nữa, loại đũa dùng một lần được ưa chuộng vì đa phần mọi người cho rằng đũa dùng một lần rồi bỏ, không tái sử dụng nên sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh hơn khi dùng đũa nhiều lần.
Trên thị trường , các loại đũa dùng một lần được bày bán tràn lan với mức giá siêu rẻ. Chúng thường được bán theo cân hay theo bao, chứ không bán theo đôi như đũa dùng nhiều lần. Người tiêu dùng có thể mua đũa dùng một lần tại bất cứ chợ nào với số lượng lớn.
Đũa dùng một lần được sử dụng phổ biến tại các quán ăn bình dân
Tại các chợ, đũa tre dùng một lần đóng gói 5-10 kg/bao, có giá 20.000-40.000 đồng/bao, đũa bọc ni lông từng đôi được bán 25.000 đồng/bao (5 kg). Một số nơi bán với giá 8.500 đồng/bó 60 đôi (giá khoảng 140 đồng/đôi). Theo quan sát, các loại đũa dùng một lần đều trắng, nhẵn bóng nhìn khá bắt mắt.
Vậy, tại sao đũa dùng một lần lại có giá rẻ? Vì sao giá rẻ vậy mà đũa vẫn bóng đẹp chẳng kém gì đũa dùng nhiều lần,…?
Video đang HOT
Chương trình Nói không với thực phẩm bẩn của VTV24, các PV đã phát hiện ra, tại các cơ sở sản xuất đũa ăn một lần ở xã Vạn Mai (Mai Châu, Hòa Bình), mỗi ngày có hàng chục tấn đũa dùng một lần được làm bằng tre tươi được để la liệt dưới nền đất đầy bụi bẩn. Để đũa không bị mốc và mối mọt, lại trắng muốt, các cơ sở sản xuất đũa tại đây đã ủ và sấy đũa với một loạt hóa chất lưu huỳnh.
Khi vạch bạt che phủ đống đũa trong quá trình ủ và sấy, phóng viên còn bị tức ngực, chóng mặt vì ngửi phải khói từ đống đũa bay ra.
Ngoài sử dụng hàng tấn chất lưu huỳnh, tại các cơ sở này, người ta còn sử dụng một loại bột trắng để tạo độ trơn bóng cho đũa. Trong khi, loại bột này trên bao bì ghi rõ chỉ dùng cho công nghiệp. Nhưng, bột đã được rải lên đũa – một dụng cụ dùng để trực tiếp ăn uống.
Đáng chú ý, khi chuyên gia thuôc Viên sưc khoe nghê nghiêp va môi trương (Bô Y tê) thưc hiên môt vai xet nghiêm kiêm tra nhanh bằng cách ngâm mâu đua ăn vao nươc nong lây tư hai cơ sơ ơ xa Van Mai, chi sau vai giây, côc nươc đa chuyên sang mau vang nhat, xuât hiên vân đuc cung lơp mang trăng vơi nhiêu tap chât nôi lên.
Kêt qua phân tich phát hiện ca hai mâu đua đêu phat hiên con lưu huynh tôn dư, vơi ham lương vươt qua tiêu chuân gân 2 lân, nêu so vơi tiêu chuân nươc ăn uông.
Để cho đũa dùng một lần được trắng, bóng, không bị mốc, người sản xuất đã ngâm một số loại hóa chất độc hại
Trước đó, vào thời điểm giữa tháng 3, lực lượng chức năng ở Nghệ An đã phát hiện một cơ sở sản xuất đũa dùng một lần tại xã Thạch Giám (Tương Dương) sử dụng hóa chất lưu huỳnh để chống mốc, đồng thời thu giữ hơn 9 tấn hóa chất lạ trong các bao bì in chữ Trung Quốc.
Chia sẻ trên VTV24, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viên trương Viên sưc khoe nghê nghiêp va môi trương cho biết: “Lưu huynh ơ đây la lưu huynh công nghiêp, quy đinh không đươc dung trong thưc phâm. Cac nha san xuât nghi răng chi đưa vao trong đua thôi chư không phai la trong thưc phâm. Nhưng đua đây lai dùng để ăn nên lưu huynh se anh hương đên sưc khoe”.
Tuy nhiên, kêt qua phân tich cung cho thây, ham lương lưu huynh va cac tap chât thôi nhiêm tư đua cung giam đang kê qua 3 lân ngâm đua trong nươc.
Vi thê, PGS.TS Doan Ngoc Hai khuyên cao, đê han chê nguy cơ anh hương đên sưc khoe, ngươi tiêu dung nên ngâm rưa nhiêu lân loai đua nay trươc khi sư dung, bơi lâu nay chúng ta vẫn co thoi quen dung trưc tiêp ngay sau khi boc bao bi.
Trong khi đó, TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cũng cho biết, nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 (lưu huỳnh điôxit) bám vào đũa ít và vì là khí nên dễ bay hơi mất nên khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu hàm lượng lớn sẽ có hại. Trong trường hợp này khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, người tiêu dùng nên ngửi trước, nếu thấy mùi hăng hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.
Theo Châu Giang (VietnamNet)
Tướng công an lý giải vì sao làm thực phẩm bẩn ít bị xử tù
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, số vụ xử lý hành chính hành vi liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhiều nhưng xử lý hình sự còn ít.
Thượng tướng Lê Quý Vương (ảnh VPQH).
Chiều 20.4, giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 -2016 của Đoàn giám sát Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: Trong 5 năm qua ngành cơ quan chức năng đã phát hiện 13.296 vụ việc vi phạm pháp luật về ATTP, cơ quan Công an trực tiếp xử lý 8.276 vụ, xử phạt hành chính 64,942 tỷ đồng, chuyển cơ quan khác xử lý 5.020 vụ.
Thứ trưởng Bộ Công an cho biết thêm, theo thống kê của Công an các đơn vị, địa phương trong thời gian từ 2011-2016, Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân chỉ khởi tố 1 vụ, 3 bị can về tội Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009).
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố vụ án Nguyễn Duy Vường - Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội cùng 2 nhân viên là Trần Xuân Mạnh và Đặng Văn Cảnh có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất rượu gây ngộ độc làm chết 4 người tại Quảng Ninh (năm 2013).
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an nhân dân đã khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố 90 vụ, 148 bị can có hành vi phạm tội liên quan đến ATTP theo các tội danh khác như tội Sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh với 74 vụ, 117 bị can; Tội buôn lậu (hàng hóa buôn lậu là thực phẩm) 9 vụ, 12 bị can; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (hàng hóa vận chuyển trái phép qua biên giới là thực phẩm) 7 vụ, 19 bị can.
Giải thích về việc tại sao vấn đề vi phạm VSATTP diễn ra nhiều nhưng xử lý hình sự chưa đạt, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho rằng, quy định hình phạt tại Điều 244 Bộ luật hình sự không phải là nhẹ (nhẹ nhất 1 năm tù, nặng nhất 15 năm tù -PV) nhưng khó nhất là việc thực hiện.
"Cái khó là Bộ luật hình sự hiện hành quy định tội vi phạm các quy định về VSATTP nhưng tình tiết gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì chưa được cụ thể, do đó việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ ban đầu để xử lý hết sức khó khăn. Tới đây theo Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ cụ thể và thực hiện được" - tướng Vương nói.
Vẫn theo tướng Vương, cái khó thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định VSATTP gây ra hậu quả, để xử lý được đồng thời phải giám định chất đó, trường hợp chết người phải giám định nguyên nhân có phải do thức ăn, đồ uống gây ngộ độc không. "Việc này đang rất khó khăn, có khi hậu quả không xảy ra ngay, uống rượu vào có khi 2 -3 ngày sau mới bị ngộ độc" - tướng Vương nói.
Thượng tướng Lê Quý Vương đề nghị cần có danh mục sử dụng chất cấm để giải quyết thấu đáo vấn đề xử lý quy định VSATTP. Ví dụ Bộ NN&PTNT có danh mục chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong chăn nuôi rất rõ ràng, như vậy có căn cứ khi xử lý và xem xét trách nhiệm.
Theo Danviet
Đà Nẵng bêu tên cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt 29 cơ sở kinh doanh nem, chả, các lò mổ... đã bị xử phạt và nêu tên trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng vừa công bố danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quý I/2017....