Sự thật khiến nhiều người thất vọng bên trong cung điện hoàng gia Anh xa hoa tráng lệ
Khác với vẻ ngoài trang nghiêm và sang trọng của một cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới, bên trong cung điện lại khiến nhiều người thất vọng thậm chí thành viên trong gia đình hoàng gia còn không muốn ở.
Cung điện hoàng gia Buckingham chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1703 với diện tích mặt sàn là 77 nghìn mét vuông, đây là nơi ở và làm việc chính thức của Hoàng gia Anh. Với lối kiến trúc đặc trưng của Châu Âu, Cung điện Buckingham hiện lên sừng sững, trang nghiêm, nguy nga và tráng lệ giữa lòng thủ đô Luân Đôn. Nhìn bên ngoài và cách trang trí cung điện thì Buckingham thực sự là ngôi nhà đáng mơ ước nhất khi chiêm ngưỡng nó.
Vẻ đẹp cổ kính của cung điện khiến nhiều người ao ước được sống tại đây.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là bên trong Cung điện lại có những điều khiến cho những người sống trong đó không thể chiu đựng nổi như hệ thống dây điện chằng chịt cũ kỹ, hệ thống cấp nước hoạt động kém hiệu quả, và hệ thống lò sửi đã quá hạn sử dụng.
Được biết, hệ thống cung cấp năng lượng và nước sinh hoạt cũng như lò sửi của cung điện kể từ năm 1950 đến nay đã không có sự thay đổi nào. Do vậy người ta lo ngại rằng nếu có hỏa hoạn hoặc lũ lụt xảy ra thì Cung điện buckingham sẽ thực sự bị hủy hoại.
Video đang HOT
Hệ thống đường điện ngầm chằng chịt đã xuống cấp nghiêm trọng.
Sự già nua của buckingham đã khiến các thành viên hoàng gia Anh ngán ngẩm. Tháng 9 năm, 2017 tờ The Sunday Times đưa tin rằng Thái tử Charles muốn ở lại tại Clarence House của mình khi ông trở thành vua, tuy nhiên điều này không được chấp thuận.
Đằng sau những tấm thảm được trang hoàng lộng lẫy là một Buckingham già nua với đường ống nước và hệ thống lò sưởi đã hết hạn sử dụng
Cung điện đã từng bị cháy khiến hàng trăm người phải sơ tán.
Để duy trì hoạt động cũng như bảo tồn kiến trúc Cung điện Buckingham, mới đây Nữ hoàng Elizabeth đã thông qua kế hoạch đại tu cung điện với số tiền dự kiến lên đến 482 triệu đô la. Việc tu sửa lại cung điện được thực hiện qua bốn bước với việc sửa chữa, lắp đặt lại hệ thống điện nươc trong cung điện, đảm bảo các điều kiện phòng chống cháy nổ và lũ lụt.
Dự kiến việc tu sửa sẽ kết thúc vào năm 2027. Đây là nỗ lực của Hoàng gia Anh và nước Anh không chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc của gia đình hoàng gia mà còn duy trì biểu tượng của nước Anh cho thế hệ mai sau.
Vương Thủy Vân
Nội Bài, Tân Sơn Nhất có nguy cơ phải đóng cửa đường băng
Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết, nếu không sớm cải tạo, nâng cấp đường băng đang xuống cấp nghiêm trọng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài sẽ tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến việc có thể phải đóng cửa sân bay.
Đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang xuống cấp nghiêm trọng.
Thông tin trên được khẳng định trong văn bản ACV gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về tái đề xuất cải tạo, nâng cấp đường cất, hạ cánh (đường băng) 25R/07L Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM và đường băng 1B - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội.
Theo ACV, cả 2 đường băng này đều đã khai thác vượt tải nên bị hư hỏng, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị bong bật, nứt vỡ. Tại một số vị trí trên đường băng 1B của Nội Bài còn có hiện tượng phụt bùn, đặc biệt vào mùa mưa.
ACV cho biết, nếu không sớm cải tạo, nâng cấp mà vẫn tiếp tục khai thác 2 đường băng nói trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến việc có thể phải đóng cửa, không khai thác 2 đường băng bị xuống cấp nghiêm trọng này.
Đáng nói, việc đóng cửa sẽ tăng thêm áp lực khai thác cho các đường băng còn lại, gây ảnh hưởng đến an toàn bay, giảm sản lượng khai thác tại 2 sân bay lớn nhất cả nước.
Mới đây, Bộ GTVT đã rà soát nhu cầu vốn cần bổ sung (bao gồm cả vốn nước ngoài và vốn đối ứng) so với kế hoạch trung hạn đã được giao để triển khai các dự án ODA trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hòa, điều chỉnh, sử dụng 10% vốn dự phòng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án ODA của Bộ GTVT.
Tuy nhiên, trong kế hoạch vốn vừa được rà soát của Bộ GTVT không có để đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường băng và hệ thống hàng rào an ninh khung bay, đường công vụ tuần tra tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
Trước tình hình xuống cấp của hệ thống đường băng và sự thiếu đồng bộ của hệ thống hàng rào an ninh khu bay, đường tuần tra công vụ tại cảng hàng không, uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay của 2 cảng hàng không quốc tế này, Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp đường băng và đường lăn tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng của Chính phủ. Dự kiến, cần khoảng gần 4.500 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp sửa chữa các hạng mục kể trên.
Trong trường hợp không thể bố trí vốn ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện các dự án cấp bách nêu trên. Thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nước như giai đoạn trước 31.7.2017 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hoặc sử dụng quỹ đầu tư phát triển của ACV để thực hiện đầu tư.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân Trí)
Vì sao BOT Phả Lại, Vidifi "phớt lờ" kiến nghị của CSGT Hải Dương? Theo Đội CSGT tỉnh Hải Dương, đoạn QL18 qua tỉnh này do Công ty cổ phần BOT Phả Lại đầu tư nhưng đến nay đã 4 lần đơn vị kiến nghị với BOT Phả Lại về việc cắm nhóm biển đúng quy chuẩn, kẻ vạch sơn, biển cảnh báo khu đông dân cư, trường học... nhưng đã qua 4 lần gửi công văn...