Sự thật giật mình ở quốc gia giàu nhất thế giới
Theo Middle East Online, mặc dù Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới nhưng ít ai biết rằng 60% dân số nước này đang sống trong các “ trại lao động”.
Qatar là quốc gia giàu có nhất thế giới
Theo số liệu điều tra dân số từ tháng 4/2015 được Bộ Kế hoạch Phát triển và Đầu tư Qatar công bố hôm 5/6, gần 60% trong tổng số 2,4 triệu dân Qatar đang sống trong những nơi mà chính phủ nước này gọi là “trại lao động”. Tức là có tới 1,4 triệu dân số đang sống trong môi trường tàn tệ.
Điều kiện sống của người lao động di cư làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Qatar từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi.
Tuần trước, 11 người đã thiệt mạng, 12 người bị thương khi một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khu nhà dành cho công nhân làm việc cho một dự án du lịch ở tây nam Qatar.
Qatar, nơi đăng cai tổ chức World Cup 2022, vốn đang bị các nhóm nhân quyền trong đó có Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ trích vì cung cấp “nơi ăn nghỉ chật chội và bẩn thỉu” cho lực lượng lao động di cư khổng lồ của nước này.
Đáp lại các chỉ trích, Qatar đã cho xây dựng hàng loạt khu phức hợp nhà ở mới cho công nhân, trong đó nổi bật nhất là “Thành phố Lao động” bao gồm cả các cửa hàng, rạp chiếu phim và sân vận động ở phía nam thủ đô Doha. Chi phí xây dựng lên tới 825 triệu USD.
Hơn 70.000 lao động nước ngoài có thể sống trong thành phố trên. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là 1 trong 7 “thành phố” dành cho lao động ở nước này. Tổng sức chứa của 7 thành phố là 260.000 người.
Video đang HOT
Theotienphong.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Săm soi loạt vũ khí xuất khẩu chủ lực của Mỹ
Tiêm kích F-16, F-15, trực thăng Apache hay xe tăng M1 Abrams có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu bán chạy nhất thế giới. Tính đến tháng 7/2010, 4.450 chiếc đã được sản xuất cho Không quân Mỹ và xuất khẩu cho 25 quốc gia trên thế giới. Hiện tại, F-16 tuy không còn sản xuất cho Không quân Mỹ, Lockheed Martin tiếp tục chế tạo để xuất khẩu vũ khí cho các khách hàng nước ngoài.
Chiến đấu cơ đa nhiệm F-15 được xuất khẩu cho 5 quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Israel đã mua 68 chiếc, Hàn Quốc 58 chiếc, Saudi Arabia có 70 chiếc phiên bản F-15 Eagle và 84 F-15SA, Singapore có 40 F-15SG, Nhật Bản 154 chiếc F-15J sản xuất tại Nhật theo giấy phép từ Mỹ.
Tính đến tháng 3/2013, 2.000 trực thăng tấn công AH-64 Apache đã được xuất xưởng, trong đó có 460 chiếc xuất khẩu cho 14 quốc gia trên thế giới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams là xương sống lực lượng tăng thiết giáp 6 quốc gia bên ngoài Mỹ. Theo Defence Industry Daily, quân đội Ai Cập đã mua 1.005 M1A1, Kuwait có 218 M1A2, Saudi Arabia 373 M1A2, Morocco 223 M1A1, Iraq 140 M1A1 và quân đội Hoàng gia Australia 140 chiếc M1A1.
Theo số liệu của SIPRI, lựu pháo tự hành M109 Paladin được xuất khẩu cho 38 quốc gia, đưa nó trở thành lựu pháo tự hành phổ biến nhất thế giới. Paladin được trang bị pháo chính 155 mm, tầm bắn tối đa 30 km.
172 hệ thống phòng không tầm xa MIM 104 Patriot đã được Mỹ xuất khẩu cho 11 quốc gia đồng minh. Những hệ thống này trở thành "lá chắn trên không" bảo vệ họ trước các mối đe dọa từ trên không. Patriot có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 160 km, tầm cao 25 km.
M16 cùng với AK-47 là 2 loại súng trường tiến công phổ biến nhất thế giới. M16 được sử dụng với vai trò vũ khí bộ binh cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có 15 nước thuộc khối quân sự NATO
Trong số 281.000 xe thiết giáp đa năng Humvee được sản xuất, khoảng 120.000 xe được xuất khẩu cho quân đội và cảnh sát hơn 70 quốc gia trên thế giới. Humvee có thể sử dụng cho mục đích chở quân, trinh sát, làm khung gầm cho các loại vũ khí khác.
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW phục vụ trong quân đội hơn 45 quốc gia trên thế giới. TOW có thể bắn từ giá phóng cơ động hoặc lắp trên xe thiết giáp, phạm vi tiêu diệt mục tiêu khoảng 4,2 km.
Tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin là một trong những vũ khí bộ binh cá nhân hiện đại nhất thế giới. Javelin được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1996 và xuất khẩu cho 19 quốc gia. Tên lửa có thể tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc giáp ở khoảng cách gần 5 km.
FIM-92 Stinger là tên lửa phòng không vác vai chủ lực của khối quân sự NATO. Tên lửa được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1981 và xuất khẩu cho 29 quốc gia khác. Stinger sử dụng tên lửa đất đối không tầm thấp dẫn đường bằng hồng ngoại, tầm bắn tối đa 8 km.
Theo_Kiến Thức
Những vũ khí xuất khẩu chủ lực của Mỹ Tiêm kích F-16, F-15, trực thăng Apache hay xe tăng M1 Abrams có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo Global Security, F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu bán chạy nhất thế giới. Tính đến tháng 7/2010, 4.450 chiếc đã được sản xuất cho Không quân Mỹ...