Sự thật “diều hâu tỉnh táo” Tướng La Viện tự phong
“ Diều hâu” là một từ xuất phát tại Mỹ dùng để chỉ các phần tử hiếu chiến. Sau này “diều hâu” được sử dụng rộng rãi để chỉ các nhân vật, phe nhóm hoặc thế lực chủ trương dùng các thủ đoạn cứng rắn về chính trị, quân sự hay ngoại giao.
Từ “diều hâu” nó đi liền với các khái niệm như “dã man”, “gian manh” nên rất nhiều người né tránh từ này. Tuy nhiên, La Viện thì khác. Viên tướng “học giả” này tự đắc: “Tôi đón nhận cái từ “diều hâu” này một cách hết sức vui vẻ! Diều hâu tỉnh táo”. Điều đó La Viện muốn cho mọi người hiểu rằng ông ta là không phải là tướng (nghỉ hưu) “hữu dũng vô mưu” như tiền nhân Trương Phi thời Tam quốc, ông ta có dũng có mưu.
Vậy thực sự cái gọi là “diều hâu tỉnh táo” của La Viện bộc lộ như thế nào? Trước hết là tính &’diều hâu”.
Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, La Viện thường giữ một lập trường hết sức hiếu chiến, hung hăng, phi lý để bành trướng trên Biển Đông.
Các tuyên bố của La Viện từ “đất thiêng” Hoàn cầu thời báo biểu hiện tính “diều hâu” thì vô số, nhưng đối tượng để La Viện thể hiện rõ tính “diều hâu” chỉ gồm các nước láng giềng mà ông ta đánh giá là nhỏ, yếu hoặc đã bị yếu như Nhật Bản chẳng hạn.
Nhật Bản dưới thời đảng Dân chủ cầm quyền, Trung Quốc có vẻ như có thể “ăn tươi nuốt sống” qua cuộc nắn gân ở Senkaku, lúc đó La Viện hí hửng hùa theo tuyên bố trên diễn đàn, kêu gọi Trung Quốc “xé bỏ các hiệp ước hòa bình thời Chiến tranh Thế giới thứ II và giành lại lãnh thổ đang bị Nhật Bản kiểm soát”. Rằng, “một quốc gia không có tinh thần thượng võ là một quốc gia không có hy vọng”…rất hùng hồn, hiếu chiến, đúng không?
La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng tự nhận là “diều hâu tỉnh táo”
Video đang HOT
Và đây, cái gọi là “tỉnh táo” của La Viện.
Từ tháng 01 năm 2013, tại Nhật Bản, đảng dân chủ tự do của Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền, nước Nhật đã thay đổi. Sự thay đổi thế nào ai cũng biết, trong đó đặc biệt là quân sự, Nhật Bản muốn để chứng tỏ “một quốc gia không có tinh thần thượng võ là một quốc gia không có hy vọng” như lời La Viện răn dạy…
La Viện lúc này (bài viết đăng trên Hoàn cầu thời báo) tỏ ra hốt hoảng và lo sợ nếu như Điều 9 Hiến pháp hòa bình Nhật Bản bị xoa bỏ.
La Viện cho rằng “Nhật Bản từng đưa ra 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, 3 nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân và không thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhưng hiện nay Nhật Bản đều đang lặng lẽ “tháo bỏ” những “dây trói” này, hơn 80% các nghị sĩ được hỏi đều tán thành cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, đặc biệt là ông Shintaro Ishihara kêu gọi, Nhật Bản cần sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là một “tín hiệu rất nguy hiểm”, bởi vì Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến”.
La Viện kêu gọi Liên Hiệp Quốc không được nhắm mắt làm ngơ, phải “bóp chết từ trong trứng nước” khuynh hướng sở hữu vũ khí hạt nhân và mầm mống chiến tranh của Nhật Bản…
Tóm lại La Viện muốn LHQ “trùm chăn Nhật Bản” để cho Trung Quốc của La Viện “đấm” tự do.
Nếu như La Viện quốc tịch Philipines… thì bài viết đó của ông trên Hoàn Cầu thời báo được coi như sự khuyến cáo về tính nguy hiểm khôn lường của Nhật Bản gây nên sự bất ổn cho hòa bình trong khu vực và thế giới, nhưng La Viện là người Trung Quốc, mà hành động, mưu đồ của Trung Quốc trong thời gian qua với các quốc gia trong khu vực như thế nào đã làm cho lời nói, đánh giá, kêu gọi của La Viện mang một sắc thái, ý nghĩa khác, đó là trí trá và hoảng hốt.
Như vậy, “diều hâu tỉnh táo” của La Viện được hiểu là: hung hăng, ngang ngược, hiếu chiến với kẻ yếu, nhưng với kẻ mạnh thì hốt hoảng, trí trá.
Người Việt có câu “chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, mà khi đụng đến người thì mặt vàng như nghệ” xem ra rất hợp với “diều hâu tỉnh táo” của La Viện.
Mới đây nhất, sau khi Trung Quốc tuyên bố sách trắng về quốc phòng thì La Viện còn “ăn theo” bằng một phát ngôn có hàm ý dọa nạt các quốc gia không có VKHN.
La Viện phát ngôn trên tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn manh “không sử dụng vũ khí hạt nhân trước” nhưng một khi an ninh, “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.
Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn. Lúc yếu thì khác, lúc mạnh thì khác và chưa biết chừng với La Viện thì chỉ cần quốc gia nào như Myanmar hủy bỏ dự án thủy điện với Trung Quốc cũng bị coi là uy hiếp “lợi ích cốt lõi” và sẽ ăn ngay tên lửa hạt nhân.
Tiếp theo là cái định nghĩa thế nào là “uy hiếp” để sử dụng VKHN, La Viện cũng buộc phải vòng vo vì thật ra cũng không giải thích được.
Rốt cuộc theo La Viện thì Trung Quốc của La Viện sẽ sử dụng VKHN tùy thích giống như kẻ máu lạnh sát hại người hàng loạt mà không có lý do bên Mỹ. Chỉ Trung Quốc của La Viện mới có VKHN và mới có quyền sử dụng VKHN tùy thích, các nước khác thì cấm và không được sản xuất…
La Viện đã từng hốt hoảng khi Nhật Bản tái vũ trang, La Viện đòi bóp chết tiềm lực hạt nhân Nhật Bản mà có ý tưởng sử dụng VKHN như vậy, lúc đó không chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc…mà Campuchia cũng muốn có VKHN thì thế giới sẽ ra sao?
Vậy, đây là tỉnh táo hay trí trá?
May thay, La Viện chứ không phải, không bao giờ là ông Tập Cận Bình và bộ tham mưu của ông ấy. La Viện ở Trung Quốc cũng chỉ thuộc loại “phọt phẹt”, “diều hâu” gì ông ta, “tỉnh táo” gì ông ta!
Theo vietbao
Biển Hoa Đông nóng vì phát ngôn hiếu chiến
Tranh chấp xung quanh Senkaku/Điếu Ngư càng leo thang sau khi giới chức và tướng lĩnh Trung Quốc đưa ra những luận điểm căng thẳng.
Khuya 3.10, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục điều tàu tuần tra đến vùng biển ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có tin một số nhân vật cánh hữu Nhật Bản đến Senkaku/Điếu Ngư. Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố: "Trung Quốc đang theo dõi sát sao diễn biến về vấn đề này. Các tàu hải giám sẽ tiếp tục đi tuần ngoài khơi Điếu Ngư".
Hiện Mỹ đang luân phiên triển khai các phi đội F-22 đến căn cứ Kadena - Ảnh: Kadena Air Base
Trước đó, theo trang tin WCT (Đài Loan), một số tướng lĩnh cấp cao của cả Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) lẫn Lực lượng phòng vệ Đài Loan liên tục đưa ra những phát ngôn hiếu chiến về tình hình Hoa Đông. Thiếu tướng Trung Quốc La Viện vẽ ra viễn cảnh liên minh quân sự giữa Trung Quốc với Đài Loan, trong một cuộc chiến mà ông này gọi là "Chiến tranh nhân dân trên biển". Theo ông, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản chỉ có 117 tàu và toàn bộ hạm đội nước này có không quá 450 chiếc. Vì thế, tướng La tuyên bố: "Nếu chúng ta triển khai hơn 1.000 tàu từ đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Macau để tham gia cuộc chiến du kích chống Nhật Bản, họ chẳng tài nào bắt được toàn bộ tàu của chúng ta". Trong khi đó, lãnh đạo Tân đảng (Đài Loan) Úc Mộ Minh cũng bày tỏ quan điểm đảo này nên hợp tác quân sự với Trung Quốc đại lục.Tân Văn xã dẫn lời ông nói: "Máy bay và tàu chiến Trung Quốc có thể rải bom lên nhóm đảo trên vào ngày thứ hai - tư - sáu. Trong khi phía Đài Loan có thể tiến hành tấn công vào ba - năm - bảy".
Bất chấp những lời lẽ đầy đe dọa trên, Tỉnh trưởng Tokyo Shintaro Ishihara đang xúc tiến kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại Senkaku/Điếu Ngư. Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Nhật Akiko Santo cho hay ông Ishihara sẽ đề nghị chính phủ cho phép sử dụng khoản tiền 19 triệu USD quyên góp được từ người ủng hộ để xây dựng cơ sở hạ tầng tại nhóm đảo trên. Phó tỉnh trưởng Naoki Inose cũng vừa xác nhận kế hoạch này. Giữa lúc biển Hoa Đông căng thẳng, Kyodo News ngày 4.10 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Lầu Năm Góc dự định triển khai chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 đến căn cứ Kadena ở đảo Okinawa của Nhật. Hiện tại, Mỹ đang triển khai luân phiên các phi đội chiến đấu cơ F-22 đến căn cứ trên. Ông Carter cũng khẳng định Washington đủ tiềm lực để triển khai lực lượng đến châu Á - Thái Bình Dương dù bị cắt giảm ngân sách.
Theo TNO
Một cuộc đời nhiều tranh cãi Đã lâu rồi thế giới mới chứng kiến sự ra đi của một nhân vật chính trị được dư luận chú ý và bàn luận ồn ào đến vậy. Lời khen, chê xen lẫn phản ánh đúng thực tế một cuộc đời gây nhiều tranh cãi của bà cựu Thủ tướng Anh M. Thatcher. Bà M. Thatcher đứng trên xe tăng trong lần...