Sự thật đau đớn đằng sau lời khuyên con dâu bỏ chồng
Có người mẹ nào lại muốn con mình bỏ vợ chứ. Khi nói ra điều này hẳn bà cũng phải khổ tâm lắm.
Tôi mới bước vào cuộc sống hôn nhân chưa đầy 8 tháng mà ngỡ dài như cả thế kỷ. Tôi chưa được hưởng hạnh phúc lấy 1 ngày trọn vẹn nhưng khổ đau, cay nghiệt thì tôi đã quá quen, quen đến mức tôi nghĩ như thể kiếp này tôi sinh ra chỉ để cho chồng tôi hành hạ vậy.
Tôi gặp anh, chồng tôi bây giờ, khi đang ở độ tuổi đẹp nhất, 25 tuổi, lúc công việc đã ổn định. Tôi không sắc nước hương trời nhưng cũng được mọi người nhận xét là ưa nhìn và từng có rất nhiều người theo đuổi.
Ngay cả khi yêu anh rồi, vẫn có 1 người đàn ông khá thành đạt theo đuổi tôi.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi thấy xót xa cho bản thân và hơn bao giờ tôi thấy thương mẹ chồng rất nhiều. Có người mẹ nào lại muốn con mình bỏ vợ chứ. Ảnh minh họa.
Nhưng tôi vẫn quyết một lòng yêu anh. Tôi tin người đàn ông trầm lặng nhưng quan tâm sâu sắc và luôn giữ lời hứa ấy sẽ là bờ vai vững chắc để tôi nương tựa.
Hơn nữa, cũng như nhiều phụ nữ khác, tôi như bị bùa mê trong những lời mật ngọt, những câu yêu đương dịu dàng và phong cách hào hoa của 1 chàng trai Hà Nội gốc ấy.
Đúng là chẳng người đàn ông nào mang dao đi hỏi vợ cả. Trong suốt thời gian yêu đương, anh luôn khiến tôi ngất ngây trong sự dịu dàng và cảm tưởng như anh không bao giờ có thể nói câu nào nặng lời được.
Và sau gần 1 năm yêu đương, tôi hạnh phúc vô cùng khi nghe anh ngỏ lời cầu hôn, rồi đám cưới diễn ra không lâu sau đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tôi bị sốc nặng ngay khi về sống chung chưa nổi 3 ngày bởi con người thực sự của anh khác xa hoàn toàn với những gì mà tôi biết cả năm trước đây.
Ngày thứ 3 sau hôm cưới, chỉ vì tôi trót làm loang màu chiếc áo trắng của anh mà tôi phải nhận cái tát trời giáng.
Khi bị chồng tát, tôi còn không tin vào chuyện này, tôi đứng như trời trồng chịu trận vì quá ngỡ ngàng. Hôm đó, tôi vẫn nghĩ rằng chắc anh đang có tí men rượu nên không làm chủ được cảm xúc.
Tuy nhiên, những trận đòn cứ liên tiếp rơi xuống người tôi, ngay cả khi anh đang hoàn toàn tỉnh táo. Chỉ đến lúc này tôi mới hiểu rằng, hóa ra vũ phu là bản chất con người của anh.
Anh là người rất khó tính. Anh cẩn thận và yêu cầu khắt khe đến từng chi tiết nhỏ. Có lần, chỉ vì tôi lau nhà còn sạn mà anh đổ nguyên cả 1 túi rác bẩn ra sàn để cho tôi lau lại nhà từ đầu.
Cũng có lần chỉ vì tôi cắm nước, sơ ý để nước sôi tràn ra sàn nhà mà anh hất nguyên cả ca nước vào nhà để cho bõ tức.
Nhiều hôm chỉ vì bát canh mặn mà anh mắng té tát vào mặt tôi. Hôm đó, vì trong người đang sẵn có tí mỏi mệt và bực mình nên tôi đã vùng vằng cãi lại lời anh.
Tôi chỉ nói 1 câu chung chung rằng ‘anh khó tính như ma thế’. Vậy mà anh lao thẳng cái chổi đang cầm trong tay vào người tôi. Rồi tiện tay anh lại cho thêm vài cái bạt tai cho hả giận.
Thấy việc quá vô lý, mẹ chồng tôi đã mắng anh và chạy về phía tôi giúp tôi xử lý những đống đồ đạc anh bầy bừa ra.
Cú bạt tai của anh hôm đó khá mạnh, khiến tôi choáng váng đầu óc và để lại những vết bầm tím trên da mặt khiến ngày hôm sau tôi phải nghỉ làm ở nhà vì sợ đồng nghiệp phát hiện ra.
Hôm sau đó, cũng vì tôi nghỉ làm mà tôi và mẹ chồng mới có dịp nói chuyện với nhau. Hôm đó, thấy tôi buồn phiền, ủ dột, mẹ chồng tôi sau vài câu sẻ chia đã thẳng thắn bảo rằng:
‘Con ạ, chồng con vốn tính thô lỗ từ nhỏ. Mẹ nhiều lần phải khóc vì nó rồi. Mẹ vẫn mong nó lấy vợ sẽ thay tâm đổi tính nhưng có ngờ đâu nó ngày càng càng tệ.
Cùng là đàn bà với nhau, mẹ hiểu nỗi lòng con nhưng thú thực mẹ khuyên con hãy suy nghĩ kỹ đi, bản tính con người ta quả khó thay đổi.
Hay là con hãy mạnh dạn ly hôn, làm lại cuộc sống khác chứ không thì con còn khổ cả đời. Giờ chưa có con cái dẫu gì mọi chuyện cũng dễ dàng hơn. Con nghĩ mà xem…’.
Trong câu chuyện dông dài, bà cũng kể rằng lý do khiến chồng tôi trở nên vũ phu như vậy bắt nguồn từ một trận ốm thập tử nhất sinh.
Bà tưởng rằng chồng tôi đã ra đi trong trận ốm đó. Tuy nhiên, khi khỏi bệnh, dường như anh bị ảnh hưởng ở não nên tính tình thay đổi hoàn toàn.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi thấy xót xa cho bản thân và hơn bao giờ tôi thấy thương mẹ chồng nhiều hơn. Có người mẹ nào lại muốn con mình bỏ vợ chứ. Khi nói ra điều này hẳn bà cũng phải khổ tâm lắm.
Nhiều khi bị chồng đối xử tệ bạc, tôi cũng muốn kết thúc cuộc hôn nhân nhanh chóng. Nhưng nghĩ đến mẹ chồng và những lời chân tình của bà, tôi lại chùn chân, tôi lại thấy nặng nghĩa tình. Tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này?
Theo Người Đưa Tin
Giúp con trải lòng
Làm thế nào để con cái trải lòng và nói chuyện với cha mẹ? Thường khi còn nhỏ, con cái không ngừng huyên thuyên với bạn mọi thứ nhưng bước sang tuổi tiểu học, hầu hết chúng bắt đầu ít nói hơn. Để giải quyết vấn đề này, làm cha mẹ, bạn có thể chọn những cách sau:
Chú ý những cuộc trò chuyện nhỏ: Bạn hãy chú ý những câu chuyện dù nhỏ của con và gạt hết mọi thứ sang một bên để trả lời chúng, ít nhất là một lần trong tám lần khi nói chuyện với trẻ. Điều này có thể làm bạn cảm thấy bực mình khi phải gián đoạn việc riêng để tập trung vào một câu hỏi của con, nhưng cách phản ứng của bạn với lời đề nghị của trẻ là yếu tố xây dựng sự gần gũi đôi bên. Với con cái, điều này còn cho thấy trẻ có thể trông chờ vào bạn bất kỳ lúc nào chúng cần. Hơn thế, chúng còn quan trọng hơn là bất cứ cuộc trò chuyện nào bạn cố gắng khởi xướng, ví dụ khi bạn cố gắng muốn con cái nói với bạn điều gì xảy ra ở trường lớp của chúng hôm nay.
Những bậc cha mẹ có mối quan hệ gần gũi với con cái trong độ tuổi thiếu niên sẽ dễ dàng nắm bắt được những tín hiệu khi con mình muốn nói chuyện, ngay cả việc con vừa chia tay bạn trai. Dĩ nhiên, điều này có thể khó khăn nếu bạn đang bận xử lý một công việc gấp và những thứ khác. Tuy nhiên, tuổi thiếu niên thường cảm thấy cha mẹ chúng có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn là quan tâm đến cảm xúc của chúng và đó là sự thất bại của bạn.
Tránh những câu hỏi phán xét: Những câu hỏi bắt đầu với "Tại sao..." thường tạo cho con có tâm lý phòng thủ. "Tại sao con không mặc cái áo này?" sẽ bất lợi hơn là "Con nghĩ thế nào khi hầu hết các bạn sẽ mặc cái áo này trong chuyến dã ngoại sắp tới?".
Đừng xen ngang bằng những giải pháp và lời khuyên: Con bạn cần cơ hội để thổ lộ, vì thế chúng không thể lắng nghe lời khuyên của bạn cho đến khi trải hết nỗi lòng. Tiếp theo, con bạn cần cơ hội để nghĩ ra những giải pháp của riêng chúng, đó là cách trẻ thể hiện sự tự tin và năng lực.
Nếu bạn xen ngang bằng cách đưa ra những giải pháp sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bất tài, kém cỏi. Tuy nhiên, khi có thể thấu hiểu những cảm xúc của con và sau đó, giúp con động não tìm cách giải quyết, trẻ sẽ xem bạn là người cần thiết để chia sẻ và có thể tìm bạn mỗi khi gặp những vấn đề nan giải.
Kết nối với con cái mỗi ngày: Hãy chắc rằng, bạn kết nối với từng đứa con của mình mỗi ngày, dù chỉ trong thời gian ngắn. Luôn vui vẻ, cởi mở khi trẻ đi học về là cách hiệu quả giúp bạn biết được những điều trẻ làm ở trường trong ngày.
Đứa con chín tuổi có thể muốn được bạn ôm ấp, nựng nịu nhưng đứa mới lớn lại thích tán gẫu với bạn mọi thứ, từ những chuyện trong ngày ở trường cho đến kỳ nghỉ cuối tuần đến hoặc chương trình tivi cả hai vừa xem. Ngoài ra, bạn có thể phát triển một thông lệ nhỏ như cùng con chia sẻ một tách trà cả hai đều thích vào mỗi tối trước khi ngủ.
Sử dụng thông tin gián tiếp: Trẻ có khuynh hướng cởi mở hơn khi ngồi trong xe hơi, đi bộ hoặc trong bóng tối... khi tiếp xúc mắt của chúng bị hạn chế. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để trẻ trải lòng.
Một cơ hội khác để bạn có thể lấy được thông tin gián tiếp từ con là khi chúng gặp bạn bè hoặc ngồi trên xe hơi của bạn. Lúc này, bạn cần im lặng và lắng nghe. Dĩ nhiên, trẻ biết sự hiện diện của bạn nhưng thường muốn nói chuyện nhiều hơn là nói trực tiếp.
Hoàng Uyên tổng hợp (DNSGCT)
Sự thật đau đớn đằng sau câu nói: "Anh muốn giữ gìn cho em thôi" Hà nghe mà cứ ngỡ mình đang là nhân vật chính trong một bộ phim bi kịch. Nhiễm HIV, gái bán hoa, tình yêu,... những cụm từ ấy khiến trái tim Hà tan nát. Vinh và Hà đã có với nhau một tình yêu say đắm. Sang tháng sẽ là ngày kỉ niệm tròn 5 năm yêu nhau của Vinh và Hà. Bạn...