Sự thật đằng sau câu chuyện thiên thạch triệu đô “chữa bách bệnh”
Nhiều người dân ở vùng nông thôn Trà Vinh bàn tán về tin đồn xuất hiện một viên thiên thạch (dài 8cm, ngang 1cm, màu đen…) có khả năng chữa bách bệnh.
Thiên thạch này được cho rằng tìm thấy ở chùa Con Lọp, thuộc ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Tin đồn về thiên thạch
Tìm về xã Tân Hiệp vào những ngày giữa tháng 5-2014, đi đâu cũng nghe người dân nhỏ to về tin đồn xuất hiện thiên thạch “triệu đô” ở vùng quê này. Bà Thạch Thị Phai, ở xã Tân Hiệp cho biết: “Ở đây là vùng nông thôn sâu, quanh năm người dân dựa vào làm nông nghiệp nên cuộc sống êm đềm lắm. Vậy mà mấy ngày nay khắp làng trên xóm dưới đều đồn thổi có thiên thạch khiến người dân lòng dạ bồn chồn bởi không ai biết rõ thực hư thế nào?”. Cùng tâm trạng trên, ông Thạch Danh nhìn nhận: “Xứ này đa phần là bà con đồng bào dân tộc Khmer, hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên không ai biết thiên thạch là cái gì, giá trị ra sao chẳng rõ… Song, do mọi người đồn thổi vô chừng nên ai cũng tò mò kéo tới để tìm hiểu, nhưng rồi có thấy được gì đâu?”.
Người dân cần cảnh giác về thiên thạch chữa được bệnh, nhằm tránh bị lừa gạt… Ảnh: TL
Theo lời ông Thạch Văn Sang, Trưởng ban nhân dân ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, khoảng giữa tháng 4-2014, trong lúc tuần tra ở địa phương, lực lượng chức năng của ấp vô tình phát hiện ở ngôi tháp gần chùa Con Lọp có ánh đèn sáng vào ban đêm. Ông Sang cùng một số anh em khác vào xem sự tình, phát hiện một tu sĩ đang ngồi xung quanh 5,7 người lạ mặt. Lúc đầu ai cũng ngỡ vị tu sĩ này đang cầu siêu cho những thân nhân người khuất mặt khuất mày nên tất cả đều đứng bên ngoài quan sát. Sau đó nghe những người bên trong xì xào nhiều chuyện lạ, trong đó có nghe thiên thạch gì đó… khiến ban nhân dân ấp Con Lọp sinh nghi và lập tức sự việc được báo cáo cho CA xã cùng UBND xã Tân Hiệp. Ngay sau đó, các lực lượng chức năng xã Tân Hiệp có mặt và đề nghị nhóm người lạ mặt này giải tán khỏi khu vực tháp.
Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ chấm dứt, thì tối ngày 24-4, nhóm người trên tiếp tục xuất hiện tại ngôi tháp. Những người này tự ý đào 2 lỗ đất ở ngôi tháp với mục đích tìm kiếm cục thiên thạch. Trong lúc đang đào thì bị lãnh đạo ấp Con Lọp cùng người dân xung quanh phát hiện và ngăn lại. Ông Thạch Văn Sang cho biết, họ lợi dụng lúc nửa đêm và nhà nào cũng say ngủ nên ra tay “đào ngôi tháp”. “Dù vậy, trước đó chúng tôi có cảnh giác việc này và đã phân công người thay nhau canh giữ, nhờ đó mà phát hiện sớm sự vụ và ngăn cản kịp thời nên ngôi tháp được bảo toàn không ảnh hưởng gì nhiều. Vấn đề là những ngày sau đó, có rất đông người dân ở xã Tân Hiệp, rồi các nơi xa gần kéo tới xem bởi những kẻ xấu tung tin thiên thạch có khả năng chữa được bách bệnh…”, ông Sang nói.
Theo CA huyện Trà Cú, mọi chuyện khơi nguồn từ 2 đối tượng là Thạch Lý Siêng và Giang Huỳnh Tâm, cùng ngụ xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Siêng và Tâm loan truyền rằng, cách đây khoảng 17 năm khi đang tu ở chùa Bảy Xào Giữa thuộc xã Kim Sơn thì được “thần thánh” chỉ dẫn sang Campuchia lấy một viên đá quý giống như thiên thạch màu đen dài 8cm, ngang 1cm, về gửi tại ngôi tháp gần chùa Con Lọp. Đây là viên thiên thạch vô cùng quý, có giá trị nhiều tỷ đồng.Sự thật…nhảm nhí
Video đang HOT
Sau đó, đối tượng Giang Huỳnh Tâm đã nói cho ông Hồng Ngoan, chạy xe ôm ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú biết về viên đá quý trên, và Ngoan đã nói lại cho một số người khác biết chuyện này. Thông tin về viên đá quý lập tức đến tai ông Nguyễn Hồng Hải – GĐ Cty cổ phần Xây dựng Tấn Hải, có trụ sở tại TP Vũng Tàu, biết được. Ngày 22-4, ông Hải cùng người bạn tên Vũ đã đến gặp Giang Huỳnh Tâm và Thạch Lý Siêng để thương lượng làm hợp đồng mua bán viên đá quý này với giá là 30 tỷ đồng, trong đó nếu đúng là thiên thạch sẽ có mức giá cao hơn. Dự kiến Tâm và Siêng sẽ thưởng cho ông chủ tháp hơn 100 triệu đồng, thưởng cho ấp Con Lọp 5 tỷ đồng, UBND xã Tân Hiệp 10 tỷ đồng, huyện Trà Cú 10 tỷ đồng… Sau đó, các đối tượng tiến hành cầu nguyện, nhưng viên đá quý không thấy xuất hiện. Không từ bỏ ý định tìm kiếm thiên thạch để làm giàu, thế là tối 24-4, ông Hải cùng một số người và các tu sĩ tiếp tục trở lại ngôi tháp để cầu nguyện với hy vọng tìm được thiên thạch.
Tuy nhiên, trong lúc cầu nguyện thì bị người dân địa phương phát hiện, báo cho lực lượng chức năng tới ngăn chặn kịp thời. Ông Thạch Văn Sang, Trưởng ban nhân dân ấp Con Lọp tiết lộ: “Khi các đối tượng này đưa ra số tiền khủng để thưởng nhằm dụ dỗ nhiều người nghe theo. Thế nhưng, ông Thạch Niệm là chủ ngôi tháp rất kiên định lập trường của mình và thẳng thắn từ chối. Phía Ban quản trị chùa Con Lọp nhất quyết không cho những người lạ này xâm phạm ngôi tháp, bất chấp họ đưa ra mức thưởng bao nhiêu tiền; bởi chùa Con Lọp và ngôi tháp là nơi sinh hoạt tín ngưỡng rất thiêng liêng của đồng bào Khmer ở địa phương”.
Hiện ngành chức năng đang tiến hành các thủ tục xử lý hành chính những đối tượng vi phạm. Trong khi đó, ông Lý Văn Năng, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp cho biết thêm, tin đồn nhảm nhí trên lôi kéo người dân xem rất đông và địa phương phải khéo léo tuyên truyền để mọi người hiểu nhằm tránh ảnh hưởng an ninh trật tự. Ngoài ra, vùng này có đông đồng bào Khmer sinh sống, nên việc xử lý phải thật sự nhẹ nhàng và hiệu quả để không tác động tới đời sống tâm linh của bà con.
Ngôi tháp cạnh chùa Con Lọp, nơi các đối tượng đồn thổi có thiên thạch. Ảnh: TL
Cảnh giác kẻo “tiền mất tật mang”
Có thể nói, thời gian qua ở nhiều nơi đã xuất hiện những vụ lừa đảo buôn bán thiên thạch khiến hàng loạt hộ bị mất tiền tỷ. Gần đây là vụ lừa đảo bán thiên thạch rởm trị giá 260 tỷ đồng do đối tượng Trần Văn Phương, ngụ tỉnh Bến Tre cầm đầu, đã bị CA TP Cần Thơ phát hiện. Trước đó, CA TPHCM cũng đã lật tẩy “màn kịch” của nhóm Thái Văn Tuấn, SN 1976, GĐ Cty CP kim loại đá quý Ngô Trần, quận 8, TP HCM và Lê Anh Nguyên, SN 1973, quê Bình Phước, dựng lên, nhằm phù phép một cục nhựa màu đen thành mảnh thiên thạch có giá lên đến 100 triệu USD, với mục đích lừa gạt 2,2 tỷ đồng của ông N.H.B, SN 1960, ngụ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Năm 2010, ở Lâm Đồng cũng rộ lên nguồn tin có người đang sở hữu đá thiên thạch. Thế rồi lần lượt nhiều người ở Lâm Đồng, ngay cả người ở TP HCM, Bình Phước… cũng “sập bẫy” bọn lừa đảo với số tiền bị mất lên đến hàng trăm tỷ đồng. Vụ án được CA tỉnh Lâm Đồng tiến hành điều tra và điều bất ngờ là những kẻ gây ra hàng loạt vụ lừa đảo này đều là những người có học vấn thấp, cá biệt kẻ cầm đầu một chữ bẻ đôi không biết; vậy mà nhiều người sập bẫy một cách kỳ lạ. Theo lực lượng CA, tất cả cũng do người dân mê muội và tin lời đồn thổi vô căn cứ về thiên thạch để rồi gặp cảnh “tiền mất tật mang”.
Các nhà chuyên môn cảnh báo, thiên thạch không hề có tác dụng chữa bệnh. Thậm chí, nếu người mua chẳng may mua phải thiên thạch chứa các nguyên tố phóng xạ sẽ tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe con người. Từ trước đến nay, trong y văn chưa bao giờ dùng thiên thạch để chữa bệnh, chỉ có ở Việt Nam mới có những tin đồn dạng như vậy! Nhưng đây chỉ là tin đồn mà thôi…
Theo CA tỉnh Trà Vinh, đối tượng Tâm và Siêng đã đưa ra thông tin bịa đặt, không có thật. Riêng đối tượng Nguyễn Hồng Hải, khi xuống huyện Trà Cú đã tự xưng là Đại tá quân đội, công tác ở Bộ Quốc phòng, nhưng thực tế chỉ là mạo danh nhằm lấy uy tín, bởi Hải chỉ là người buôn bán đồ cổ. Trung tá Huỳnh Văn Khởi, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn CA tỉnh Trà Vinh khẳng định, tin đồn xuất hiện đá quý ở xã Tân Hiệp là hoàn toàn không đúng.
Người hoàn lương trở thành tỷ phú
Phan Hồng Phúc từng phạm tội "chứa mại dâm có tổ chức" và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích "sản xuất và kinh doanh giỏi" nhiều năm liền.
Mọi chuyện không thể ngờ...
"Năm 2000, tôi bị kêu án 10 năm tù giam, nặng lắm chứ. Thế nhưng, ở được bốn năm rưỡi thì được ân xá, do tôi cải tạo tốt" - Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn - An Giang) không giấu giếm. Nợ nần cứ bủa vây, thu nhập không có đồng vô, buộc anh phải bán đứt 3 công đất để xoay sở. "Nhưng, đây cũng là vận may. Khi thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng có nhiều triển vọng nên về nuôi thử..." - anh kể.
Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng họ bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi, anh Phúc kiên nhẫn đi chia sẻ kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu để ứng dụng nên từ chỗ nuôi lỗ lã đến phá huề và có lời.
Anh Phan Hồng Phúc kiểm tra giống cá chình
Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc ở số 6 (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận) nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn nghe "tay anh chị" nàyhoàn lương, họ cũng muốn tìm đến xem thử. Sự "hiếu kỳ" mới kết thân, trở thành mối lái thu mua, giúp Phan Hồng Phúc biết thêm con cá chình.
"Hồi đó, tôi chuyên cung cấp giống, đâu biết nuôi cá thịt. Những đợt cá giống quá lứa, tôi để lại nuôi luôn. Ban đầu, thả bè trên sông Cái Sắn, hiện nay nuôi trên vuông ruộng" - anh cho biết. Khi con cá bống tượng bị "trục trặc" về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc... anh bắt đầu chuyển sang nuôi cá chình. Vừa bán giống, vừa nuôi cá thịt, anh Phúc làm chuyện chưa từng có ở khu vực giáp ranh An Giang - Cần Thơ.
Mở rộng mô hình làm ăn
Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thoại Sơn nhận xét: "Ương nuôi cá chình trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh Phúc còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây là hướng đi mới cho hội viên, nông dân Thoại Sơn, góp phần tăng thu nhập và vươn lên làm giàu".
Hiện tại, gia đình Phan Hồng Phúc tổ chức nuôi cá chình giống và cá thương phẩm trên diện tích 4 công đất ruộng, vừa hợp tác (cung cấp con giống) với nông dân địa phương (1 héc-ta) và bên phía huyện Tân Hiệp (2 héc-ta). Bằng hình thức này, anh còn hợp tác với nông dân vùng đầu nguồn Tân Châu và An Phú thả nuôi 6 lồng, bè.
Anh Phan Hồng Phúc khoe, Hội Nông dân tỉnh tổ chức đoàn cán bộ, hội viên và nông dân các địa phương đến tham quan và trao đổi mô hình này. Các ngành, các cấp ở huyện Thoại Sơn còn hỗ trợ vốn vay 200 triệu đồng để anh phát triển quy mô.
"Được vốn hỗ trợ cho những người hoàn lương làm ăn, tôi hết sức cảm ơn. Song, gia đình từ chối không nhận, yêu cầu để dành cho những người khác, họ cần vốn hơn" - anh bộc bạch. Từ năm 2009 đến 2012, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 700 - 800 triệu đồng, bước sang năm 2013 nâng lên 1 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 sẽ hơn con số này.
Sau nhiều năm tổ chức chăn nuôi cá chình, anh Phan Hồng Phúc chủ động được nguồn giống nhờ nắm vững kỹ thuật ương cá hương, nuôi dưỡng thành con giống. Anh cung cấp khi nhu cầu người nuôi lồng, bè cần (khoảng tháng tư đến tháng tám âm lịch), còn đối với nuôi trong vuông ruộng lúc nào cũng có.
Cá chình nuôi sau một năm đạt trọng lượng 1kg - 1,5kg, giá bán khoảng 400.000đ/kg, nhu cầu thị trường TPHCM "ăn hàng" rất mạnh. Trong khi đó, chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản lại thấp nên cho lợi nhuận cao, có thể nói 1 đồng vốn = 1 đồng lời.
"Để có được nguồn thu nhập tốt, người nuôi cá chình cần quan tâm nguồn nước, điều kiện vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Do, giá con giống đắt nên xảy ra rủi ro sẽ đội chi phí, người nuôi không có lời" - Phan Hồng Phúc chia sẻ.
Theo Trọng Ân
Báo An Giang Online
Tâm sự của những người mẹ cả cuộc đời nuôi con... thiên hạ Ở Đồng Nai có những bà mẹ hy sinh tuổi thanh xuân, gắn mình vào những mảnh đời bất hạnh, cứu giúp hàng chục sinh linh bé nhỏ có cuộc sống yên bình. Đó là những sư cô ở Mái ấm Thiền tự Phước Quang và Tịnh Thất Quan Âm. Cơ duyên đưa chúng tôi gặp sư cô và các em nhỏ bất...