Sự thật đằng sau bức ảnh anh trai mếu máo ôm em gái trong lễ “tốt nghiệp mầm non”, và lời tâm sự đầy hạnh phúc của người mẹ
Những ký ức ngày thơ bé của thời mẫu giáo thật khó để nhớ và hầu như mọi người đã lãng quên về quãng thời gian này. Tuy nhiên với 2 đứa trẻ của cô Aundrea Tabbs Smith ở thành phố Detroit (Mỹ), ngày cô em út tốt nghiệp mẫu giáo sẽ là kí ức khó quên đối với cả gia đình.
Khi nhắc đến những tháng ngày học tập, người ta thường nghĩ ngay đến cụm từ “12 năm đèn sách” hay “12 năm đi học” để ám chỉ việc học của chúng ta bắt đầu từ lớp 1 bậc tiểu học và kết thúc bằng lớp 12 ở bậc THPT. Tuy nhiên, không chỉ có 12 năm đèn sách đâu, chúng ta còn có cả mấy năm học bậc mẫu giáo cơ mà. Vậy nhưng những ký ức ngày thơ bé của thời mẫu giáo thật khó để nhớ và hầu như mọi người đã lãng quên về quãng thời gian này.
Tuy nhiên với 2 đứa trẻ của cô Aundrea Tabbs Smith ở thành phố Detroit (Mỹ), ngày cô em út tốt nghiệp mẫu giáo sẽ là kí ức khó quên đối với cả gia đình. Bởi vì có một khoảnh khắc nghẹn ngào đã xuất hiện tại buổi lễ và được lưu lại trong bức hình vô cùng đáng yêu dưới đây.
Nhìn vào bức ảnh này ai cũng phải bất giác chợt mỉm cười, người anh trai ôm chặt cô em gái trong bộ đồ cử nhân với vẻ mặt vô cùng tự hào và hạnh phúc. “Tốt nghiệp mầm non” đồng nghĩa với việc sau này cô em gái sẽ có ít thời gian hơn bên cạnh anh trai mình, khoảng thời gian chơi đùa cùng nhau của hai anh em sẽ dần dần ít đi. Chưa kể, càng lớn anh trai và em gái có những mối quan tâm riêng, dần dần xa cách.
Mẹ của hai em chia sẻ rằng: “Sau buổi lễ thì cậu trai tiến tới ôm lấy em gái mình và nói “Anh rất tự hào về em”. Dĩ nhiên là con gái tôi đã bật khóc và chúng tôi cũng vậy. Sau đó bố bọn trẻ hỏi rằng “Bí ngô, tại sao con khóc?”. Con bé đã trả lời “Chỉ vì con vui quá thôi”. Chúng tôi thật hạnh phúc khi được nghe câu nói này”.
Thấy con cái yêu thương, hòa thuận và đoàn kết với nhau, ông bố bà mẹ nào mà chẳng “mát lòng mát dạ”. Cũng chính vì lí do mà bà mẹ Aundrea Tabbs Smith quyết định chia sẻ hình ảnh của hai con mình lên Instagram. Người mẹ hi vọng rằng thông qua câu chuyện này sẽ lan tỏa được sự yêu thương: “ Hãy tag một ai đó có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bạn ở dưới phần bình luận nhé. C ho người ấy biết về tình yêu thương của mình. Còn nếu không thể tag được, hãy nhấc máy lên gọi một cú điện thoại, hoặc nhắn tin, hoặc là gửi đi một cánh thư. Bạn biết không, điều quan trọng là chúng ta cần phải san sẻ niềm vui”.
Video đang HOT
Bức ảnh được cộng đồng mạng ở Mỹ thả tim nhiệt tình.
Bức ảnh đáng yêu và những dòng tâm sự ý nghĩa của bà mẹ hai con đã được cư dân mạng hưởng ứng nhiệt tình, sau 6 ngày đăng tải (kể từ 22/6) đến giờ đã có gần 24.000 lượt thích và 1.500 bình luận trên Instagram. Hầu hết mọi người bày tỏ cảm xúc về tấm ảnh cute và dành sự ngưỡng mộ dành cho bà mẹ đã dạy dỗ hai con mình một cách xuất sắc.
Theo Helino
Đắk Nông: Vượt cả trăm km đi thi, thí sinh M'Nông 50 tuổi muốn làm gương cho cả buôn làng
Sinh ra tại xã vùng cao Đắk R'măng (huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông), nên những người được học hết bậc THPT như ông K'Koi là rất hiếm.
Hàng tuần, người đàn ông này chấp nhận đi về gần 200km để học bổ túc văn hóa, với mục tiêu tốt nghiệp được cấp 3, làm gương cho bà con đồng bào trong buôn.
Sáng 27/6, khi tiếng trống gọi thí sinh vào phòng thi vừa dứt, một người đàn ông luống tuổi vội vã chạy tới cửa phòng thi, trên tay tập Atlat địa lý cùng một bịch nilong đựng bút, thước và tẩy. Khuôn mặt với nhiều nếp nhăn, đen sạm vì cháy nắng, mái tóc đã điểm bạc, không khó để nhận ra, đó là ông K'Koi - thí sinh lớn tuổi nhất của điểm thi THPT Phạm Văn Đồng (huyện Đắk R'lấp), thuộc hội đồng thi tỉnh Đắk Nông.
Thí sinh 50 tuổi người đồng bào M'Nông tự tin dự thi THPT quốc gia 2019.
Ông K'Koi là người đồng bào M'Nông, sinh năm 1969 tại buôn S'Rông (thôn 2, xã Đắk R'măng, huyện Đắk G'Long, Đắk Nông). Theo nam thí sinh, ngày trước khi Đắk Nông còn là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, muốn học cấp 3 thì phải đi vài trăm cây số, thế nên những người trong buôn làng của ông không muốn đi học.
"Ngày ấy, chỉ học hết lớp 9 là thanh niên trong làng bỏ học, đi làm nương làm rẫy để kiếm sống. Đến bây giờ, nhiều người trong buôn mù chữ lắm. Mình may mắn được làm việc, giao tiếp nhiều nên vẫn còn giữ lại ít chữ để dạy con, dạy cháu", ông Koi kể.
Hành trang đi thi chỉ có tập Atlat và một túi nilong đựng bút, tẩy
Gia đình ông Koi có 7 đứa con, thế nhưng các con càng học lên cao, vốn chữ cửa ông Koi lại càng không đủ dạy con nên đến năm 2016, ông Koi đăng ký học bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đắk R'lấp. Hàng tuần, người đàn ông 50 tuổi lại một mình đi xe máy quãng đường gần 100km từ nhà đến trường học.
"Tuần nào cũng vậy, mình đi xe máy từ nhà đến trường, ngày nắng cũng như ngày mưa, không dám bỏ buổi nào. Nếu mình còn trẻ thì không sao, chứ có tuổi rồi, tiếp thu chậm, bỏ học một buổi là không theo kịp các học sinh khác. Mỗi lần nghỉ học là lại phiền thầy cô kèm lại kiến thức. Ngại lắm!", nam sinh người đồng bào M'Nông thật thà nói.
Ba năm nay, nam thí sinh vượt 100km đi học hàng tuần
Ngày đi thi, ông Koi chỉ gói gém một số đồ dùng cá nhân rồi lại một mình lầm lùi trên chiếc xe cà tàng tới huyện Đắk R'lấp để dự thi. Nam thí sinh nói vui, có lẽ đây là kỳ thi lớn nhất mà ông trải qua, cũng là kỳ thi mà ông là thí sinh lớn tuổi nhất của điểm, chính vì thế mà tâm trạng cũng rất khác.
ông K'Koi trong phòng thi tốt nghiệp sáng 27/6
"Mình đi học trước hết là vì bản thân và gia đình. Muốn các con nghe lời, thì trước hết mình phải làm gương. Muốn dạy các con, mình phải có kiến thức. Sau này, bà con trong buôn muốn học chữ, mình sẵn sàng dạy mọi người những gì mình được học. Buôn làng mình còn nhiều người mù chữ lắm", ông K'Koi tâm sự.
Chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia và những môn thi đã hoàn thành trước đó, nam thí sinh tự tin cho biết, do đã chuẩn bị rất kỹ, lại được sự động viên của các con nên ông hoàn thành khá tốt, khả năng đỗ tốt nghiệp rất cao.
"Mình hy vọng bà con trong buôn làng mới noi gương, đi học xóa mù chữ"
"Mình có hai đứa con gái, các cháu đều đang học đại học nên tranh thủ nghỉ hè, có kèm thêm cho mình. Sáng nay mình thi hai bài thi Lịch sử và Địa lý nữa là hoàn tất kỳ thi. Mình hy vọng sẽ đạt được kết quả như mong đợi, có như thế bà con trong buôn làng mới noi gương, đi học xóa mù chữ" - ông Koi.
Dương Phong
Theo Dân trí
Xuất hiện búp bê theo hình tượng nhân vật Dương - Huệ trong 'Về nhà đi con' khiến dân mạng 'rần rần' thích thú Những mẫu búp bê bằng len được đan móc theo hình tượng nhân vật Dương và Huệ trong phim 'Về nhà đi con' mới đây xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút được nhiều sự chú ý. Đối với những khán giả hay theo dõi truyền hình thì chắc hẳn không ai không biết đến bộ phim Về nhà đi con...