Sự thật cực sốc về quái vật hồ Loch Ness
Theo công bố mới nhất của các nhà khoa học, con quái vật nổi tiếng hồ Loch Ness có thể là một giống có cá chình có kích thước to lớn bất thường. Đây có thể là lời giải thích ‘hợp lý nhất’ cho những lần xuất hiện của sinh vật bí ẩn này.
Giáo sư Neil Gemmell trong buổi công bố kết quả tìm kiếm quái vật hồ Loch Ness.
Quái vật hồ Loch Ness là bí ẩn chưa được giải lớn nhất của nước Anh với vô số nỗ lực tìm kiếm con vật thần bí này đã thất bại.
Trong một bước ngoặt mới trong hàng thập kỷ, nhà khoa học New Zealand Neil Gemmel đã công bố bản báo cáo khoa học có thể lý giải nguồn gốc của con thủy quái hồ Loch Ness (hay còn gọi là Nessie).
Ông và một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tìm kiếm DNA của loài bò sát trong hồ nước sâu 226 m nổi tiếng ở Scotland kể từ năm 2018.
Nghiên cứu cho thấy quái vật hồ Loch Ness có thể chỉ là một con cá chình khổng lồ.
Khoảng 250 mẫu nước đã được lấy và phân tích để tìm kiếm các dấu hiệu của con quái vật được cho thuộc chủng bò sát.
Giáo sư Gemmel đã tiết lộ kết quả tại một cuộc họp báo ở bờ hồ Loch Ness vào ngày 5/9 vừa qua.
‘Chúng tôi đã tìm thấy một lượng lớn DNA cá chình trong hồ Loch Ness’, ông Gemmel cho biết.
‘Mỗi địa điểm lấy mẫu mà chúng tôi đã đến đều có cá chình. Khối lượng ADN cá chình lớn một cách bất thường. Có thể nào quái vật hồ Loch Ness là một con cá chình khổng lồ không? Nhiều khả năng là vậy. Chúng tôi không biết rằng số ADN này là của một con cá chình khổng lồ hay là của nhiều con cá chình nhỏ’.
Cá chình thường dài tới 4 đến 6 mét và có người nói rằng họ từng thấy những con cá to hơn thế. Nhiều khả năng rằng có thể có một hoặc hai con phát triển đến kích thước cực lớn, gấp 50% bình thường. Về phần con quái vật trong hồ Loch Ness. Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy nó, nhưng cuộc săn tìm tới đây là kết thúc’.
Không hồ có dấu vết của một con bò sát nào trong hồ Loch Ness.
Mặc dù đã có rất nhiều lần được ‘nhìn thấy’ trong nhiều năm qua, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy quái vật hồ Loch Ness là có thật.
Nghiên cứu của giáo sư Gemmell đã xác nhận rằng không có một loài bò sát khổng lồ nào sống trong Loch Ness.
‘Có một con bò sát cổ dài trong hồ Loch Ness không? Không. Hoàn toàn không có ADN bò sát trong các mẫu nước mà chúng tôi thu thập’, ông khẳng định.
‘Chúng tôi khá chắc chắn rằng không có một loài bò sát có vảy khổng lồ ở trong hồ Loch Ness’.
Video đang HOT
‘Bức ảnh bác sĩ phẫu thuật’ chụp vào năm 1934.
Quái vật hồ Loch Ness lần đầu tiên được ‘nhìn thấy’ vào năm 565 khi cuốn tự truyện của thầy tu Ireland Saint Columbia đề cập đến một ‘quái vật nước’ khổng lồ kéo một người đàn ông xuống sông Ness tại Scotland.
Tuy nhiên, sự quan tâm của công chúng về con quái vật này chỉ được bùng lên vào năm 1933 sau khi một con đường được xây dựng dọc theo hồ.
Chỉ trong vài tháng, một số người đã tuyên bố nhìn thấy một con thú khổng lồ xuất hiện gần mép nước.
Mọi chuyện trở nên hấp dẫn hơn vào năm 1934 khi ‘bức ảnh bác sĩ phẫu thuật’ chụp lại con thủy quái được công bố.
Vào năm 1975, bức ảnh nổi tiếng đã bị vạch trần là một trò lừa bịp bởi chính một trong những kẻ thực hiện. Con thủy quái thực chất được tạo ra bằng cách sử dụng một chiếc tàu ngầm đồ chơi có gắn một cái đầu gỗ.
Một bức ảnh giả mạo về quái vật hồ Loch Ness khác được chụp vào tháng 5 năm 2001.
Đại đa số các nhà khoa học đồng ý rằng không có một sinh vật biển khổng lồ nào sống trong hồ.
Những lần ‘nhìn thấy’ từ xa thường chỉ là những con cá chình lớn, cá da trơn hoặc rái cá và hươu bơi trong nước.
Ngoài ra, người dân có thể còn nhìn nhầm các vật vô tri như thân cây, khúc gỗ thành quái vật trong điều kiện ánh sáng nhá nhem.
Trở lại với nghiên cứu của giáo sư Gemmell, đội của ông đã khảo sát hồ Loch ở những điểm sâu nhất của nó, bao gồm độ sâu 50, 100 và 200 mét.
Tổng cộng, họ đã thu thập khoảng 250 mẫu nước kể từ năm 2018 đến nay.
Hơn 500 triệu chuỗi ADN đã được thu thập để phân tích. Mỗi chuỗi ADN trong số đó thuộc về một sinh vật riêng lẻ.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 3.000 loài trong hồ Loch Ness, hầu hết trong số đó đều có kích thước rất nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho người tin rằng Nessie là có thật.
Con quái vật hồ Loch Ness có thể chỉ sống trong hồ vào một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, nghiên cứu của các nhà khoa học có lẽ đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng.
‘Nghiên cứu của chúng tôi chỉ phát hiện ra các loài động vật sống trong hồ trong vòng 1 tuần trở lại’, giáo sư Gemmel bổ sung thêm.
Hoàng Nguyên
Theo Saostar
Tứ "độc" đặc sản cá cực hiếm ở miền núi, có tiền cũng khó mua
Ở vùng núi có những loại cá đặc sản thuộc diện hàng hiếm, có tiền cũng khó kiếm, như: cá chiên, cá chạch cát, cá nhảy, cá chê canh....
Đó là loài cá chiên - loại cá da trơn "khủng" nhất nằm trong top 5 loài cá ngon xưa kia tiến vua, sống ở vùng nước chảy xiết ở khu vực thượng nguồn sông Hồng, sông Chảy trên đất biên giới tỉnh Lào Cai. Hiện nay, cá chiên đang được bán với giá cao nhất trong các loài cá sông ở thị trường thành phố Lào Cai và thị trấn du lịch Sa Pa với giá từ 300 - 600 ngàn đồng/ kg nhưng không phải dễ mua, nhất là những con to từ 5 kg trở lên.
Thịt cá chiên có màu vàng óng như nghệ trông rất hấp dẫn, thịt thơm ngon dẻo quánh. Thịt cá chiên được nhiều người thích làm lẩu ăn trong ngày giá lạnh hoặc làm chả, nấu canh dấm, om chuối xanh, rán lướt... Nếu đã ăn sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt của loài cá đặc sản này.
Cá chiên rất to khỏe, có con nặng đến vài ba chục cân, thậm chí có chuyện kể ngày xưa đã có người săn được cá chiên khổng lồ nặng gần đến cả trăm cân. Chính vì to khỏe nên cá chiên có khả năng vượt thác rất tốt và chúng thường sinh sống ở vùng nước sâu, chảy siết, nước xoáy, vùng thác đổ mạnh, cạnh hang đá và vùng ghềnh đá cheo leo. Cũng vì đặc tính sinh sống như vậy nên cá chiên cho thịt chắc, thơm đậm.
Đặc biệt, loài cá này nổi tiếng với bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật và là món đặc sản mà nhiều người sành ăn săn lùng.
Do nguồn cung cấp cá chiên ra thị trường ngày càng lớn nên nguồn hàng đặc sản này khan hiếm và được bán với giá rất cao. Một cơ sở chuyên cung cấp cá đặc sản sông Hồng ở tỉnh Lào Cai cho biết, loại cá chiên to đánh bắt tự nhiên trên sông suối có trọng lượng từ 3 kg trở lên giá bán 600.000 đồng/kg, mà phải đặt hàng trước mới có.
Một số cơ sở nuôi cá lồng ở địa phương có nuôi thử nghiệm cá chiên trong lồng bè trên hồ thủy điện nhưng không thành công do khó khăn về nguồn con giống hoặc nguồn nước chưa phù hợp. Hiện nay giá cá chiên ở thị trường tỉnh Lào Cai được coi là đắt nhất so với các loài cá đặc sản khác như cá hồi, cá tầm nước lạnh nuôi tại vùng cao Sa Pa,Ý Tý, Bắc Hà.
Thịt cá rất ngon, có mùi thơm và dai, vì vậy, chạch cát được xem là đặc sản ở vùng miền núi Quảng Ngãi. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Tuy có giá bán hiện từ 150-170.000 đồng/kg, nhưng do số lượng đánh bắt cá chạch cát được rất ít nên dù có tiền cũng không dễ mua loài cá đặc sản này.(Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Cá chạch cát sống dưới đáy những đoạn sông, suối lớn có cát ở miền núi ở Quảng Ngãi. Cũng chính vì đặc điểm trên mà loài cá này được gọi tên như vậy. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Tuy có hình dáng khá giống đồng loại sống ở vùng sông nước dưới đồng bằng, nhưng cá chạch cát có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Thân cá chạch cát có màu vàng nhạt, ở 2 bên lưng là hàng chấm đen hình chữ nhật, kéo dài từ đầu đến đuôi và được phân bố khá đều. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Khi đánh bắt được, người dân thường mang về chế biến làm thức ăn trong gia đình, hoặc làm quà biếu cho người thân. Món ăn ngon được nhiều người thích nhất đó là kho rim. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)
Món cá nhảy được xem là món ăn phổ biến, đặc sản của người Thái ở Sơn La. Món ăn trông có vẻ đơn giản nhưng lại rất kén người ăn bởi khi ăn cá vẫn còn nhảy tanh tách trong miệng. (Ảnh: Dân trí)
Điểm khác biệt của món ăn này chính là ở cách ăn rất lạ lùng: Cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. (Ảnh: Dân trí)
Ở bản Nậm Lộng (xã Hang Chú, Bắc Yên, Sơn La) có một loài cá hiếm, thân giống cá trê, lớn chỉ bằng chuôi dao, sống nơi khe suối, hốc đá nơi đầu nguồn những con suối nước trong, sạch. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)
Đặc biệt, chỉ cần nước ngả màu đục là loại cá này không thể sống được nên bà con nơi đây vẫn thường gọi là cá siêu sạch. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)
Cá siêu sạch thịt ngon nức tiếng, thưởng thức một lần lại muốn lần hai, bởi vậy chúng được nhiều thực khách săn lùng.(Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)
Loại cá này theo tiếng địa phương gọi là "chê canh" (theo giải thích của bà con, chê là cá, canh là cảnh, tức là cá cảnh), còn tên gọi phổ thông thì vẫn chưa có. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)
Anh Đức
Theo dantri.com.vn
Có thể tìm thấy MH370 ở nơi sâu 7.000m dưới Ấn Độ Dương? Chyến thám hiểm những nơi sâu nhất ở các đại dương trên thế giới có thể là chìa khóa mở ra bí ẩn máy bay MH370 mất tích. Máy bay MH370 có thể được tìm thấy nhờ chuyến thám hiểm biển sâu? Theo Daily Star, dự án "Five Deeps" mới được công bố ở New York, Mỹ, sẽ cung cấp các thông tin...