Sự thật chuyện nam sinh năm nhất mất laptop ở bến xe bus Hà Nội và lời cầu cứu lúc nửa đêm
Câu chuyện nam sinh viên năm nhất bị mất chiếc laptop trị giá 22 triệu nhận được hiệu ứng lan tỏa chóng mặt trên mạng xã hội.
Lời cầu cứu vào nửa đêm
Tối ngày 19/6, mạng xã hội xôn xao về câu chuyện của một sinh viên năm nhất ở Hà Nội bỏ quên laptop. Theo thông tin trong bài viết, nam sinh viên khi lên xe bus tại điểm chờ ở đường Láng (Hà Nội) đã sơ ý bỏ quên ở bến xe túi laptop trị giá 22 triệu. Gia cảnh nhà khó khăn, chiếc laptop là tài sản duy nhất của cậu khi xuống Hà Nội học.
Bài đăng nói trên nhận được sự lan toả lớn của cộng đồng mạng với hàng chục nghìn lượt like, chia sẻ. Và như một phép màu, chỉ sau 1 tiếng, các diễn đàn đồng loạt cập nhật thông tin cậu sinh viên may mắn đã tìm lại được laptop.
Câu chuyện nam sinh viên bị mất laptop nhận được hiệu ứng lan tỏa lớn
Chúng tôi đã liên hệ với anh N.H.T, đại diện fanpage Hà Nội, người làm cầu nối giúp đỡ cho nam sinh viên Nguyễn Hoàng Tuấn trong bài đăng nói trên. Anh T. cho biết, khoảng 20h30 tối ngày 19/6, Hoàng Tuấn đã nhắn tin cho fanpage và cầu cứu sự giúp đỡ.
Khi đọc tin nhắn của Tuấn, anh T. trấn an nam sinh viên nên bình tĩnh và check camera nhà dân xung quanh để tìm manh mối. Khi có hình ảnh camera, fanpage sẽ đăng tải tìm cách hỗ trợ.
“Một ngày page nhận được rất nhiều tin nhắn xin giúp đỡ tìm lại giấy tờ, điện thoại, đồ vật bị mất… Chúng tôi không thể hỗ trợ kịp thời được hết. Nhưng khi đọc tin nhắn của Tuấn nói em là sinh viên, chiếc laptop là tài sản duy nhất bố mẹ mua cho để học, chúng tôi đã quyết định tìm cách xác minh, giúp đỡ em”, anh T. cho hay.
Phép màu nhờ tình người ấm áp
Sau lời cầu cứu trên, nam sinh viên đã tìm cách kiểm tra camera xung quanh điểm chờ xe bus nhưng không có bất kỳ thông tin nào. Cậu buồn bã nhắn tin lại cho anh T. hy vọng tìm được giải pháp khác.
Thương cảm cho hoàn cảnh, anh T. đã nhắn Tuấn chụp một bức ảnh tại bến xe để anh viết bài đăng tải.
“Lúc đăng lên là 22h tối rồi nhưng không nghĩ bài viết nhận được sự lan toả lớn đến vậy. Chúng tôi nhận được nhiều tin nhắn, lời đề nghị xin được hỗ trợ tiền giúp nam sinh viên chỉ sau 30 phút.
Hiệu ứng câu chuyện khiến page chịu áp lực từ dư luận quá lớn, người nói dựng chuyện, người bảo lừa đảo. Chúng tôi không dám đăng tải số điện thoại hay số tài khoản của cậu bé lên vì sợ sẽ có kẻ vin vào đó lừa đảo, trục lợi.
Video đang HOT
Cuối cùng đành thống nhất an ủi em rằng thôi của đi thay người, xem như đây là bài học đầu đời của em, trong túi có số điện thoại nếu người có lòng họ sẽ liên lạc lại với em. Còn trong vòng 24h tới nếu không có ai liên lạc, bên đội ngũ page sẽ trích một phần tiền quỹ mua tặng em ý chiếc laptop mới”, anh T. tâm sự.
Anh N.H.T nhận được tin nhắn cầu cứu của nam sinh Hoàng Tuấn
Bất ngờ, 9h sáng ngày 20/6, anh T. nhận được cuộc điện thoại của Tuấn báo tin đã có người nhặt được laptop. Tuấn nói, trong balo bỏ quên có 1 tờ giấy bảo hành laptop ghi số điện thoại của em. Người nhặt được đã liên hệ và hẹn đến tận nhà trả lại. Câu chuyện của nam sinh viên khép lại với một kết thúc có hậu, ấm áp tình người.
“Tuấn có nhắn báo lại và cảm ơn rối rít. Cảm ơn anh trai 27 tuổi đã nhặt được laptop giúp Tuấn. Anh có nói rằng vì anh tối qua anh đi làm về mệt, vợ bảo ngủ sớm nên không đọc được thông tin, sáng anh lướt mạng có thấy bài viết đã lập tức gọi điện cho Tuấn.
Thật may mắn vì xung quanh còn rất nhiều người tốt. Chúng tôi rất vui và cũng cảm ơn cộng đồng mạng đã hỗ trợ giúp sức, điều tốt đẹp sẽ xảy ra nếu ta có niềm tin vào cuộc sống“, anh T. bày tỏ.
Gia đình 3 người bước lên xe bus, nhìn thấy hành động của ông bố, người xung quanh nhăn mặt: Nhà này nhất định có vấn đề!
Cách cư xử của người đàn ông đối với vợ con trên xe bus khiến mọi người xung quanh phẫn nộ.
Mới đây, một câu chuyện đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng. Chuyện xảy ra trên một chiếc xe bus, khi xe vừa dừng, một gia đình có 3 người bước lên. Người chồng đi phía trước, lúi húi bấm điện thoại rồi tìm một chiếc ghế trống ngồi xuống. Phía sau, người vợ khệ nệ xách túi đồ và dắt tay cậu con trai 5 tuổi ngồi ở băng ghế phía sau chồng.
Ngay khi xe vừa chạy, cậu con trai bắt đầu mè nheo, năn nỉ mẹ: "Mẹ cho con xem điện thoại, con muốn được xem hoạt hình". Người mẹ từ chối vì xem điện thoại khi xe đang chạy dễ gặp nguy hiểm. Mẹ vừa dứt lời, cậu bé nhảy ra khỏi ghế, khóc lóc ầm ĩ. Không còn cách nào khác, người mẹ phải đưa điện thoại cho con. Nhưng chiếc điện thoại sắp hết pin, cậu bé xem được một lúc thì sập nguồn. Và đứa trẻ bắt đầu gào khóc dữ dội.
Bất lực với con và xấu hổ với mọi người, cô ấy đành quay sang cầu cứu chồng: "Anh cho con mượn điện thoại một lúc đi". Nhưng người chồng đang mải chơi game nên mặc kệ lời vợ nói, cũng chẳng thèm quan tâm đến đứa con trai đang giãy giũa ăn vạ. Người chồng còn không buồn đưa mắt nhìn vợ con. Chứng kiến cảnh ấy, mọi người ngao ngán lắc đầu: "Chẳng hiểu đây là gia đình kiểu gì, như kiểu chỉ là người dung tình cờ ngồi cạnh nhau vậy!".
Ảnh minh hoạ.
Thấy con khóc đến khản tiếng, người bố lúc này nóng giận, quay ra quát: "Xem cái gì mà xem, suốt ngày xem hoạt hình". Nghe bố nạt nộ, đứa trẻ càng khóc to hơn. Không thể chịu được nữa, anh ta giơ tay tát thẳng vào mặt con rồi quay sang đay nghiến vợ: "Tôi không biết cô làm mẹ gì? Có mỗi việc trông con mà làm cũng không xong. Đúng là đồ ngu ngốc!".
Trước câu nói ấy, người vợ mắt đỏ hoe, bất lực nhìn chồng rồi lại vội vàng dỗ dành đứa con. Mọi người trên chuyến xe bày tỏ sự xót xa, thương cảm.
Thực tế, nhiều phụ nữ phải trải qua cảm giác tồi tệ khi phải chăm sóc, nuôi dạy con một mình, không được sự giúp đỡ từ chồng. Họ phải đảm nhiệm 2 vai một lúc, cuộc sống luôn trong trạng thái ngột ngạt, bức bối.
Còn đối với những đứa trẻ, khi bị bố quát mắng sẽ vô cùng sợ hại, không dám lại gần bố nữa. Dần dần, khi lớn lên, trẻ không muốn trò chuyện với một người bố cục cằn, hay nổi nóng. Trẻ cũng không chia sẻ những dự định tương lai để mong nhận được lời khuyên.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người bố hay quát mắng con
1. Trẻ ít nói, tính cách hướng nội
Đặc điểm của những đứa trẻ là ưa tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Tuy nhiên, sau khi bị bố la mắng, trẻ sẽ thu mình vào một góc, không muốn tiếp xúc với mọi người.
Việc bị bố mắng nhiều lần vì làm sai sẽ tạo nên tâm lý sợ hãi cho những đứa trẻ. Con sẽ luôn cho rằng bố không hài lòng về mình. Dần dần, trẻ sẽ không còn quan tâm đến những điều xung quanh nữa, tính cách cũng thiên về hướng nội.
Trẻ thường bị bố quát mắng sẽ có tính cách hướng nội. (Ảnh minh hoạ)
2. Không dám đối mặt với khó khăn
Người bố thường mắng con với mục đích răn đe, giáo dục, ngăn chặn những hành vi nghịch ngợm hoặc chỉ ra những điểm sai của con. Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng ngược lại.
Về lâu dài, trẻ không muốn chia sẻ với bố khi gặp những vấn đề khó và luôn tìm cách trốn tránh, thay vì đối mặt. Vì vậy, vai trò giáo dục và định hướng của người bố trong gia đình rất quan trọng.
3. Trẻ ngày càng ngang bướng, chống đối
Việc quát mắng không giải quyết được vấn đề mà khiến tình hình tồi tệ hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những gia đình có con trên 13 tuổi, khi thường bị bố quát mắng sẽ trở nên bướng bỉnh, hay có hành vi chống đối.
Việc quát mắng chỉ khiến con thêm ngang bướng, không chịu nghe lời. (Ảnh minh hoạ)
4. Thay đổi cách phát triển của não bộ
Nhiều nghiên cứu so sánh khi quét MRI não của những đứa trẻ bị quát mắng nhiều khi còn nhỏ với những đứa trẻ không gặp tình trạng này cho thấy sự khác biệt đáng kể về phần não chịu trách nhiễm xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
Trẻ bị quát mắng thường có nguy cơ gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành. Những đứa trẻ này có sự gia tăng đáng báo động việc mắc các triệu chứng như: Lo lắng quá mức, khó tin tưởng người khác, trầm cảm,...
Cách bố dạy con nghe lời mà không cần quát mắng
1. Là tấm gương tốt cho con
Các quy tắc được đặt ra trong gia đình cần được áp dụng cho mọi thành viên, thay vì chỉ áp dụng cho trẻ. Trong mọi lời nói, hành xử, người bố cần làm gương tốt cho con, thực hiện đúng theo những quy tắc đặt ra. Người bố phải luôn là tấm gương để con nhìn vào và học tập.
Người bố cần làm tấm gương sáng để con học tập theo. (Ảnh minh hoạ)
2. Không nói những lời tiêu cực trước mặt trẻ
Trong lời nói hằng ngày, cha mẹ cần chú ý dùng từ mang ý nghĩa tích cực, thay vì nói những lời tiêu cực. Nếu người bố luôn có định hướng đúng đắn, tích cực sẽ giúp các con có suy nghĩ lạc quan, dám đối đầu với mọi thử thách.
3. Hãy động viên, khen thưởng con đúng lúc
Nhiều người bố thường nổi trận lôi đình trước mọi lỗi lầm của con và áp dụng ngay hình phạt nghiêm khắc. Họ nghĩ làm như vậy mới rèn con nên người. Nhưng thay vì chỉ chú ý đến việc làm sai, người bố hãy để tâm đến những hành động tốt của con.
Hãy luôn động viên, khen ngợi con khi trẻ làm tốt. (Ảnh minh hoạ)
Khi con làm đúng, đừng ngần ngại dành tặng cho con lời khen ngợi, động viên để giúp con thêm tự tin, cố gắng hơn nữa.
4. Không so sánh trẻ với bạn bè
Nhiều ông bố thường hay so sánh con mình với bạn bè. Có khi họ nghĩ đơn giản là việc này giúp con nỗ lực hơn. Nhưng các nhà tâm lý học đã chứng minh, việc so sánh sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm. Vì thế, người bố cần chú ý vấn đề này để không mắc phải lỗi trên.
Phòng ký túc xá chật chội, nam sinh bèn thiết kế lại giường tầng, nhìn vào sợ thon thót: Nguy cơ sấp mặt đến nơi! Nam sinh đã có màn cải tạo diện tích không hề giống ai. Ký túc xá được xem là đặc sản không thể thiếu của thời sinh viên. Nhiều sinh viên chọn ở ký túc xá để có thể tiết kiệm chi phí, vừa có thể ở cùng được nhiều bạn, không khí luôn vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Nhưng ngược lại, ký...