Sự thật chiếc nội y của vợ rơi trong vườn chuối
Phương giật mình thấy chiếc áo lót của vợ rơi trong bụi chuối. Những hình ảnh “mèo mỡ” của vợ hiện lên trong đầu. Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược!
Kiểm soát vợ bằng việc giành quyền… mua nội y?
Cuối năm 2014, thẩm phán Ái Mỹ Nhung – công tác tại TAND Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ xét xử vụ ly hôn của vợ chồng Nguyễn Văn Phương (30 tuổi).
Chị Nhung cho biết, Phương là người đàn ông chăm chỉ, quanh năm lao động mà không sa đà vào rượu chè, cờ bạc. Nhưng không phải vì thế mà mà vợ của Phương – chị Hồng có cuộc sống tốt đẹp khi trong lòng chị có nỗi khổ riêng.
Nỗi khổ của Hồng đến từ tính ghen tuông vô cớ của chồng. Hàng ngày, chỉ cần thấy Hồng trò chuyện thân mật với người khác giới là Phương đã nổi máu ghen trong lòng, chẳng chịu đi làm lụng gì mà chuyển sang đay nghiến.
Phương kiểm soát vợ đến mức không cho Hồng mua cả nội y. Toàn bộ nội y của vợ đều một mình Phương tự chọn, tự mua vì Phương nghĩ rằng có như thế mới chứng tỏ được quyền làm chủ của mình đối với vợ. Còn Hồng, nếu không chiều theo lời chồng thì chị liền bị anh nghi hoặc rồi nghĩ nhiều điều bậy bạ.
Thẩm phán Ái Mỹ Nhung kể về câu chuyện của vợ chồng Phương.
Một ngày tháng 4/2014 khi Phương đi làm đồng về ngang qua vườn chuối gần nhà bỗng thấy chiếc áo lót của phụ nữ giống hệt của vợ.
Để khẳng định những điều trong đầu mình nghĩ là đúng, Phương cầm theo “tang vật” về nhà so sánh với những chiếc áo trong tủ của vợ. Không ngờ, hai chiếc giống nhau đến từng cái khuy cài, kích cỡ, chủng loại.
Sự thật chiếc áo lót bỏ quên?
Bằng chứng đã rõ ràng, trong đầu Phương nghĩ ra đủ thứ chuyện vợ mình làm với người đàn ông khác mặc cho Hồng “lắc đầu” không biết vì sao chiếc “áo con” của mình bị “lạc” ra tận vườn chuối – cách nhà khoảng 100m.
Hồng giải thích cho chồng hiểu rằng có thể là bị gió thổi bay ra đó hoặc trong lúc phơi bị rớt xuống đất rồi không may một con vật nào đó với tính “nghịch ngợm” mà tha ra tận vườn chuối.
Nhưng Phương không chịu tin nên nhất quyết viết đơn đưa ra TAND Q. Cái Răng xin ly dị. Một tay Hồng bế đứa con còn chưa biết đi, tay kia quệt ngang những dòng nước mắt, tất tả chạy theo chồng miệng liên tục van xin anh đừng làm chuyện bồng bột.
Video đang HOT
Tại phiên hòa giải, Hồng muốn được gặp riêng chị Nhung để giãi bày sự thật về chiếc áo lót ở vườn chuối.
Hồng kể, ngày hôm đó chồng đi làm chỉ có chị và đứa con nhỏ ở nhà. Sau khi đã hoàn thành công việc gia đình, Hồng bế con sang nhà hàng xóm chơi. Đến buổi chiều tối, trên đường trở về nhà chuẩn bị bữa cơm chiều thì Hồng có đi ngang qua vườn chuối.
Không ngờ lúc này xuất hiện một gã hàng xóm say rượu, vừa nhìn thấy Hồng gã như con thú mà lao vào khống chế Hồng với ý định cưỡng hiếp.
Thật may, ý định của gã say rượu không thành khi Hồng kịp tháo chạy. Nhưng trong lúc vùng vẫy giằng co với người hàng xóm say xỉn, Hồng bị kéo rơi chiếc “áo con” mà không dám quay trở lại nhặt.
Kể xong nỗi khổ tâm trong lòng, Hồng vẫn không quên kèm theo lời dặn với thẩm phán Ái Mỹ Nhung rằng không được để cho Phương biết bởi với cái tính ghen của anh, sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho chị, mặc dù chị là nạn nhân trong vụ việc.
Trước tình cảnh đó, thẩm phán Nhung biết cuộc hôn nhân không thể níu kéo được nữa nên đã đưa ra tòa xét xử.
Chị Nhung kể: “Ngày ra tòa, không hiểu thông tin từ đâu mà Phương biết được chiếc áo con bỏ tại vườn chuối là do vợ mình bị gã đàn ông khác có ý định cưỡng hiếp không thành. Tôi có khuyên, nếu như vợ anh bị người khác cưỡng hiếp thì anh càng phải thương – yêu vợ anh hơn chứ sao lại đòi ly hôn?
Lúc đó Phương trả lời rằng, vợ tôi thì chỉ một mình tôi biết. Với bất cứ lý do gì mà người đàn ông khác biết, tôi cũng không thể chấp nhận điều đó, tôi vẫn muốn ly hôn!”.
Theo Baodatviet
Câu chuyện về những tờ tiền từng có mệnh giá lớn nhất thế giới
Trong suốt lịch sử của tiền giấy, đã có những tờ tiền có mệnh giá lên tới hàng triệu, hàng tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ. Một số là những hiện vật lịch sử rất có giá trị với các nhà sưu tập, số khác vẫn đang được sử dụng hiện nay.
Đồng 100 USD là đồng tiền được cả thế giới biết tới. Theo cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hai phần ba số tiền 100 USD đang được lưu hành ngoài nước Mỹ. Nước này cũng từng in các tờ tiền có mệnh giá 500, 1000, 5000 và 10000 USD cho tới những năm 1940. Vào năm 1969, theo lệnh của Tổng thống Nixon, tất cả các tờ tiền mệnh giá trên 100 USD đều phải ngừng lưu hành và in ấn. Một phần lí do được cho là để ngăn chặn việc các đồng tiền này được sử dụng bởi tội phạm có tổ chức.
Tờ tiền mệnh giá 500 Đô la Mỹ
Tờ tiền mệnh giá 10 nghìn USD khi đó có giá trị tương đương 64 nghìn USD ngày nay. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được in bởi nước Mỹ là chứng nhận vàng với mệnh giá 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson. Chỉ có 42 nghìn tờ tiền như vậy được in vào những năm 1930 để Cục dự trữ Liên bang sử dụng nội bộ. Chúng được coi là tài sản của chính phủ và các nhà sưu tập không được sở hữu chúng, tuy nhiên có một tờ duy nhất đang được giữ tại viện Smithsonian và trưng bày trong một số dịp đặc biệt.
Tờ 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson
Tờ 1000 Đô phát hành năm 1890 in hình George Meade
Chứng nhận vàng 1000 Đô sơ-ri 1928, với hình Grover Cleveland
Trên thế giới, các loại tiền có mệnh giá cao hơn 100 USD vẫn được lưu hành thường xuyên. Liên minh châu Âu đang sử dụng loại tiền 500 Euro, trong khi Canada sử dụng loại tiền 1000 đôla Canada cho tới năm 2000 khi nó được rút khỏi thị trường do lo ngại về tội phạm có tổ chức. Nhật Bản có loại tiền 10000 Yên, trong khi Indonesia đã in loại tiền 100.000 Rupiah. Italia sử dụng loại tiền 500.000 Lira cho tới khi nước này chấp nhận đồng Euro và hiện nay Việt Nam cũng đang sử dụng loại tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Tờ tiền 500,000 lira, in hình Raffaello Sanzio
Một người có thể trở thành triệu phú rất dễ dàng nếu cầm trong tay một tờ tiền của Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi các đồng tiền này được định giá lại vào năm 2005. Trước đó, chúng được coi là những loại tiền có giá trị thấp nhất thế giới. Rumani đã in loại tiền 1 và 5 triệu Leu, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu loại tiền 1, 5, 10 và 20 triệu Lira. Vào năm 2005, tờ tiền 20 triệu Lira tương đương với 13,5 USD. Hai nước này đã định giá lại tiền của mình bằng việc bỏ bớt sáu số 0 và tung ra các tờ tiền có mệnh giá thấp hơn.
Tờ tiền một triêu Leu của Rumani năm 2003
Ngân hàng Anh quốc dùng các tờ tiền mệnh giá lớn trong giao dịch họ với Ngân hàng Scotland và Bắc Ireland. Loại tiền "giant" (khổng lồ) có mệnh giá 1 triệu Bảng, trong khi "Titan" (bạch kim) có mệnh giá tới 100 triệu Bảng. Các giao dịch này ít được công chúng biết tới còn các tờ tiền đều được cất giữ cẩn thận trong các hầm chứa.
Trên đây là ví dụ về các loại tiền mệnh giá lớn được in bởi các nền kinh tế ổn định. Nếu một đất nước trải qua giai đoạn siêu lạm phát, tiền tệ sẽ mất giá rất nhanh và các chính phủ phải in những loại tiền có mệnh giá cực lớn để bù lại, đôi khi con số này lên tới hàng tỷ hoặc cao hơn.
Tờ tiền Titan 100 triệu Bảng của Ngân hàng Anh
Brazil và Áo từng in loại tiền 500.000 Cruzeiro Real và Kronen. Argentia và Georgia có tiền 1 triệu Peso và Laris. Peru in tiền 5 triệu Intis, trong khi Bolivia sở hữu tiền mệnh giá 10 triệu Peso. Hi Lạp dưới thời Phát xít chiếm đóng phải in loại tiền mệnh giá 100 tỷ Drachma. Khi Nam Tư tan rã, nước này đã cho ra đời tiền 500 tỷ Dinar. Nước Đức sau Thế chiến thứ nhất đã phải in tiền mệnh giá hàng nghìn tỷ Marks. Zimbabwe đã ra mắt loại tiền có mệnh giá lớn nhất của mình vào năm 2009, đó là 100 nghìn tỷ Dollar. Khi đó, loại tiền này không đủ giá trị để mua vé xe buýt tại thủ đô Harare.
Tờ tiền 1 tỷ Đô la của Zimbabwe
Tờ tiền 100 nghìn tỷ Đô la Zimbabwe năm 2009
Trường hợp siêu lạm phát tệ nhất thế giới từng biết là Hungary sau Thế chiến thứ hai cho tới tháng 8/1946. Nhiều nhà sưu tập đã coi loại tiền Pengo của Hungary là tiền có mệnh giá cao nhất thế giới, lên tới 100 triệu tỷ (một số 1 với 20 số 0 ở sau). Hungary cũng từng in loại tiền 1 tỷ tỷ Pengo (một số 1 với 21 số 0), nhưng loại tiền này không được đưa ra thị trường. Tiền Pengo khi đó gần như vô giá trị. Vào năm 1946, Hungary giới thiệu Forint, đồng tiền hoàn toàn mới, và một bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ. Khi đó, 1 Forint đổi được 4 tỷ tỷ tỷ Pengo (một số 4 và 29 số 0 ở sau).
Bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ
Tờ tiền được các nhà sưu tập ví có mệnh giá cao nhất của Hungary
Phan Hạnh
Theo Dantri/Atlas