Sự thật chết chóc về tín hiệu ánh sáng từ không gian Trái Đất bắt được
Vào tháng 12-2019, một thứ gì đó nhấp nháy như tín hiệu ánh sáng từ chòm sao Draco đã lọt vào ống kính thiên văn của người Trái Đất. Nay nó đã được giải mã.
Ánh sáng lạ trông như như một ánh đèn flash nhấp nháy từ không gian xa thẳm được xác định là từ một thiên hà nằm cách Trái Đất 140 triệu năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Northwestern và Đại học Công nghệ California (Mỹ) đã lần theo tín hiệu lạ này và xác định nó chính là “đám tang” rực rỡ của một ngôi sao khổng lồ.
Cận cảnh vật thể phát ra tín hiệu ánh sáng như đèn flash nhấp nháy mà các nhà khoa học Mỹ đã bắt được – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Ngôi sao khổng lồ được cho là đã “chết” một lần, và co lại thành sao lùn tráng, một vật thể bé nhỏ hơn nhiều nhưng có năng lượng khủng khiếp. Sao lùn trắng tiếp tục chết bằng cách bùng nổ thành một siêu tân tinh rực rỡ. Tuy nhiên nếu là cái chết đơn thuần, tín hiệu ánh sáng Trái Đất bắt được sẽ không mạnh mẽ đến thế. Có bàn tay vô hình của “năng lượng tối” trong cái chết của ngôi sao này.
Video đang HOT
Năng lượng tối cũng là nguyên nhân ánh sáng phát ra từ siêu tân tinh chủ yếu là tia cực tím. Theo tiến sĩ Adam Miller từ Đại học Northwestern, thành viên nhóm nghiên cứu, tia cực tím trong một vụ nổ sao là điều rất đặc biệt, chưa từng được tìm thấy trong các vụ nổ sao trước đây.
Năng lượng tối được cho là chiếm khoảng 68% năng lượng vũ trụ, nhưng chưa bao giờ được quan sát trực tiếp bởi vì nó quá tối. Tuy nhiên, khi đồng hành với vụ nổ sao lần này, năng lượng tối đã lộ diện một cách gián tiếp bằng cách khiến cho vụ nổ phát ra tia cực tím bí ẩn.
Một nguyên nhân nữa khiến vụ nổ quá lớn là ngôi sao hóa siêu tân tinh đã chết vì… ăn quá no, tức ngấu nghiến một ngôi sao còn sống khác trong hệ nhị phân. Nó đã “vỡ bụng” mà chết, hoặc làm ngôi sao đồng hành cùng biến thành sao lùn trắng, sau đó 2 sao lùn trắng hợp nhất và tạo thành siêu tân tinh kép.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.
Bắt được tín hiệu radio từ 4 vật thể vũ trụ lạ giống đĩa bay ánh sáng
Bốn vật thể lạ được tạm đặt tên là vòng tròn vô tuyến kỳ lạ, có thể thuộc một lớp vật thể thiên văn chưa từng được biết đến, đã được phát hiện bởi kính viễn vọng ASKAP của Úc.
Nhóm thiên văn học quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Western Sydney (Úc) đã trình làng những hình ảnh đầu tiên về 4 vật thể kỳ dị trên bầu trời. Cả 4 đều là những đĩa tròn ánh sáng, có cái còn có thêm "chân tay" - những dải sáng tỏa ra xung quanh, có cái còn có nhân là một thiên hà. Chúng không tương ứng với bất kỳ loại vật thể thiên văn nào đã biết.
Cận cảnh hình ảnh được "vẽ" bằng sóng radio về các vật thể lạ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tất cả chúng đều phát ra tín hiệu radio (vô tuyến), nên 3 trong số đó đã được kính viễn vọng Pathfinder Kilomet Array (ASKAP) chuyên "nhìn" vào sóng radio bắt được.
Cái còn lại - ORC 4 được phát hiện bởi Kính viễn vọng vô tuyến MetreWave khổng lồ (GMRT) đặt tại Ấn Độ. Đây là vật thể duy nhất có nhân là một thiên hà.
Hình ảnh vẽ bằng sóng radio của ORC 1 - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Cả 4 cái đều không có bất kỳ bước sóng quang học, hồng ngoại hay tia X nào. Các tác giả tin rằng những chiếc "đĩa bay ánh sáng" này thực ra có hình cầu, có thể đến từ một sự kiện vũ trụ thoáng qua. Các sự kiện có thể tạo ra sóng xung kích hình cầu được tính đến bao gồm chớp sóng vô tuyến, vụ nổ tia gamma, sáp nhập sao neutron... Tuy nhiên với hiện trạng của các vật thể lạ, sự kiện đó nếu có sẽ phải xảy ra trong một quá khứ cực kỳ xa xôi.
Cũng có thể các vật thể lạ đại diện cho một hình thức mới của một hiện tượng đã biết, ví dụ như luồng phản lực phun ra từ thiên hà vô tuyến.
Tuy nhiên, không có dữ liệu nào hoàn toàn trùng khớp, nên họ tin rằng các vật thể lạ này phải đại diện cho thứ gì đó nhiều hơn là một hiện tượng. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục điều tra bản chất của các đối tượng thiên văn nói trên.
Tuần này bạn có thể ngắm nhìn sao Hôm sáng nhất Đừng để lỡ dịp ngắm nhìn sao Hôm đẹp nhất trong tuần này. Ngày 28/4 sẽ là thời điểm sao Hôm sáng nhất trong năm. Vị trí của sao Hôm và Mặt Trăng vào ngày 26/4. Từ ngày 26/4, sao Kim, hay chúng ta thường gọi là sao Hôm hoặc sao Mai, bắt đầu đi vào thời gian sáng nhất trong năm khi...