Sự thật bức ảnh ông tàn tật buộc dây dắt cháu cởi truồng bò lổm ngổm dưới nền đất
Theo thông tin từ người trong cuộc, bức ảnh chụp cảnh ông buộc dây dắt cháu bò dưới đất chỉ là một trò chơi, không phải việc diễn ra thường ngày như mọi người suy nghĩ.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh kèm theo thông tin chia sẻ về một trường hợp khó khăn tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Trong ảnh là cảnh một người đàn ông bị cụt 1 chân, dùng dây buộc vào đầu cháu bé không mặc quần, sau đó ông dắt đi còn cháu nhỏ bò lổm ngổm dưới đất.
Kèm theo hình ảnh là thông tin mong muốn các đoàn từ thiện đến thăm bản nơi em bé sinh sống 1 lần, vì nơi đây rất khó khăn. Ngay sau khi xuất hiện trên MXH, rất nhiều người đã bày tỏ sự thương cảm với hoàn cảnh hai ông cháu cũng như người dân sống ở vùng này. Một số người đã đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần để giúp đỡ gia đình cháu bé, cũng như các trường hợp khó khăn khác ở vùng cao.
Trao đổi với chúng tôi chị Giàng Thị Nhi (22 tuổi, ở thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) cho biết bức ảnh chia sẻ trên mạng là do chị chụp. Tuy nhiên sự thật không phải như mọi người nghĩ.
Video đang HOT
Hình ảnh cháu bé được ông buộc dây lên đầu rồi dắt bò dưới nền đất.
Cháu bé bò dưới đất chính là con của chị Nhi, còn người đàn ông cụt chân là bố chồng chị. “Khi tôi chụp ảnh là hai ông cháu đang chơi với nhau. Hàng ngày cháu hay đi chăn trâu với ông, cháu nói với ông thích làm trâu nên ông đã làm vậy để chiều cháu, chứ hoàn toàn không phải đó là cách ông trông cháu như mọi người đang nghĩ. Cũng có người gọi điện hỏi tôi, tôi giải thích rõ ràng như vậy”, chị Nhi nói.
Nói về hoàn cảnh gia đình, chị Nhi cho hay, hai vợ chồng chị có 2 đứa con, 1 cháu 5 tuổi đã đi học, còn 1 cháu chưa đi học ở nhà với với ông. Hàng ngày hai vợ chồng chị Nhi đi làm nương rẫy nhưng không đủ ăn. Gạo hàng ngày vẫn phải mua ngoài chợ. Các con chị cũng không đủ quần áo mặc nên thường xuyên phải ở truồng.
“Sống mãi như thế cũng thành quen. Không chỉ gia đình tôi mà nhiều nhà khác ở bản cũng khó khăn như vậy, vì thế nếu nhận được sự giúp đỡ của mọi người thì cuộc sống cũng sẽ bớt khó khăn hơn”, chị Nhi chia sẻ.
Dông lốc gây thiệt hại tại nhiều tỉnh phía bắc
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, ngày 9-5, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang nén rãnh áp thấp dịch chuyển xuống phía nam.
Do đó, từ chiều tối 9-5, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác; từ chiều nay (10-5) đến ngày 12-5, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông diện rộng, riêng vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to. Từ ngày 11-5 đến ngày 12-5, mưa dông mở rộng xuống các tỉnh bắc Trung Bộ. Tại Hà Nội, từ chiều 10 đến 12-5 dự báo có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Công nhân iện lực TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên khắc phục sự cố lưới điện do dông lốc gây ra. Ảnh: SÔNG HƯƠNG
Tại Sơn La, rạng sáng 9-5, dông lốc đã khiến 155 ngôi nhà tại huyện Mường La bị tốc mái, cây đổ, đất đá tràn vào nhà...; ba điểm Trường mầm non tại bản Mường Chiến bị sập đổ hoàn toàn và Trường mầm non, tiểu học Mường Chiến 2 bị tốc mái hoàn toàn. Ước tính thiệt hại 600 triệu đồng.
êm 8-5, mưa, dông tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) khiến một người bị thương, 322 ngôi nhà hư hỏng, tốc mái, ước tính thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã khẩn trương hỗ trợ gia đình người bị thương, khắc phục lợp lại nhà ở, thống kê thiệt hại, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống.
Tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, dông lốc mạnh khiến hàng trăm mái nhà, công trình xây dựng bị tốc mái, hư hỏng; nhiều diện tích hoa màu bị đổ. Chính quyền địa phương cùng nhân dân chung tay, giúp sức để các hộ gia đình sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt bình thường.
Tại tỉnh Phú Thọ, mưa, lốc khiến một người chết, tám người bị thương; 38 ngôi nhà bị sập đổ và hơn 2.450 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, nhiều trạm y tế, trường học bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mưa, dông còn khiến hơn 1.100 ha hoa màu, cây lâm nghiệp gãy, đổ... Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi gia đình có người bị chết, bị thương; đồng thời cùng nhân dân khắc phục thiệt hại...
Tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, mưa, lốc khiến bốn người bị thương; 1.824 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng; 13 điểm trường, năm nhà văn hóa bị ảnh hưởng; 30 cột điện bị gãy đổ, đứt 500 m dây điện; 182 ha lúa, ngô, rau màu, 85 ha cây lâm nghiệp, 3.700 cây xanh, cây ăn quả bị gãy đổ; 18 trang trại gà bị hư hỏng; 2.800 con gia cầm chết... ước thiệt hại khoảng 21,8 tỷ đồng.
Tại huyện à Bắc, Hòa Bình, mưa dông khiến 200 ngôi nhà thuộc các xã Toàn Sơn, Tu Lý, Vầy Nưa, Giáp ắt... bị tốc mái; tám thuyền bị chìm; thiệt hại bốn lồng cá; đổ gãy bốn cột điện; 177,3 ha ngô; 9 ha lúa; 7 ha cây ăn quả; 95 ha cây keo, mỡ, bồ đề bị gãy, đổ. Ước tính thiệt hại 4,5 tỷ đồng.
Ngày 9-5, MTTQ tỉnh Sóc Trăng phối hợp các đơn vị liên quan trao 300 bồn chứa nước tặng 300 hộ dân của ba xã Thạnh Quới, Thạnh Phú và Tham ôn (huyện Mỹ Xuyên). Trước đó, ngày 8-5, có 200 hộ dân ở hai xã Lạc Hòa và Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) cũng được nhận 200 bồn chứa nước. Mỗi bồn có sức chứa 1.000 lít nước, được làm bằng inox, trị giá hơn 2,6 triệu đồng. Tổng kinh phí tặng 500 bồn chứa nước là hơn 1,3 tỷ đồng.
Tháng 5 năm nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã lắp đặt, vận hành ba ca-mê-ra giám sát rừng ở các xã: Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia; Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa và xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung. Các ca-mê-ra mới lắp đặt có tầm quan sát từ 10 đến 15 km nhằm giám sát, canh lửa rừng. Toàn tỉnh hiện có hơn 48 nghìn héc-ta rừng thuộc các vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao.
Hiện, hơn 197.500 ha rừng ở tỉnh ồng Nai đang có nguy cơ cháy ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Lực lượng chức năng đã bố trí lực lượng thường trực suốt 24 giờ trong ngày tại các chốt, trạm chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thiết bị khi có cháy xảy ra...
Mưa to, kèm gió lốc đêm 8-5 tại tỉnh Sơn La đã khiến 431 nhà bị tốc mái, hư hỏng từ 30 đến 50%; hàng trăm héc-ta cây ăn quả, hoa màu bị đổ gãy. Hai địa phương bị thiệt hại nặng nhất là huyện Vân Hồ có hai điểm trường, 80 nhà bị hư hại, một cột điện bị đổ và huyện Mường La có ba điểm trường, 155 nhà bị hư hại, một thuyền bị lật. Các địa phương đã chỉ đạo tổ chức thống kê thiệt hại, giúp đỡ bà con di dời tài sản, sửa chữa, khôi phục nhà cửa.
Tại tỉnh Bắc Kạn, dông lốc đã khiến một người tại huyện Na Rì bị thương; 1.210 nhà bị tốc mái; trụ sở xã Bình Văn, huyện Chợ Mới bị tốc mái hoàn toàn; 30 ha ngô của người dân hai huyện Chợ Mới và Na Rì bị ảnh hưởng... Ước tính thiệt hại khoảng 2,7 tỷ đồng. Ngành chức năng đang cùng người dân khẩn trương khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
Phá gần 10.000 m2 đất rừng để bán kiếm lời Nhóm người ở Đắk Nông thuê người phá hoại gần 10.000 m2 đất rừng để làm nương rẫy và bán lại để kiếm lời. Ngày 1/5, trung tá Trịnh Ngọc Dũng, Phó trưởng Công an huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Y Song (46 tuổi), Y Srơih (41...