Sự thật bất ngờ về quả nhân sâm trong “Tây du ký 1986″
Củ đậu chính là đạo cụ giúp chuyên gia dựng cảnh tạo nên quả nhân sâm cho bộ phim lừng danh “Tây Du Ký” phiên bản 1986.
Trong tập 9 bộ phim Tây Du Ký mang tên Ăn trộm quả nhân sâm, chắc hẳn nhiều người hâm mộ còn nhớ như in hình ảnh quả nhân sâm mang hình của những em bé sơ sinh vô cùng đẹp mắt, từng khiến nhân vật Đường Tăng (Uông Việt đóng) lầm tưởng là những bào thai mới vài tuần tuổi nên không dám ăn.
Đường Tăng hoảng hốt khi lầm tưởng những trái nhân sâm là bào thai chỉ vài tuần tuổi.
Nhâm sâm vốn là một giống cây ăn quả không có ngoài đời thực, theo như nguyên tác Tây Du Ký của tác gia Ngô Thừa Ân có miêu tả: 3000 năm mới ra hoa, phải đợi thêm 3000 năm sau nữa mới kết quả. Muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa.
Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.
Vì là giống cây không có thực, do đó nữ đạo diễn Dương Khiết đã phải lao công khổ tứ tìm cho ra bằng được “cây nhân sâm” và tạo ra những trái cây hình em bé.
Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành,đạo diễn đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi tìm địa điểm quay cảnh cây nhân sâm. Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, không được phép chặt phá, cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay.
Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.
Về những quả nhân sâm trong nguyên tác, hình thù đã được Dương Khiết đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức và tạo ra số lượng lớn quả nhân sâm như yêu cầu của nữ đạo diễn. Trương và đạo diễn Dương cùng bàn bạc và quyết định sử dụng củ đậu để của vùng Tứ Xuyên tạo hình nên những quả nhâm sâm huyền thoại.
Video đang HOT
Củ đậu là “cha đẻ” của quả nhân sâm.
Ban đầu, Trương Liệt Quân dùng dao và điêu khắc những củ đậu cho có hình những em bé trong tư thế ngồi, sau đó phủ lớp màu thực phẩm ra bên ngoài một cách khéo léo sao cho thật giống một loại trái cây nhất có thể. Và nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài ông đã tạo ra hàng trăm quả nhân sâm. Những khán giả tinh mắt nếu để ý kỹ trên màn ảnh sẽ thấy sau khi Tôn Ngộ Không cắn một miếng từ quả nhân sân và xuất hiện lớp phẩm màu trong lòng bàn tay.
Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy “cây nhân sâm”, đó chính là cây ngân hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m. Cây nằm ngay trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Bất ngờ hơn là địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
“Diễn viên” đặc biệt thủ vai cây nhân sâm năm xưa.
Sau khi quay xong các quảnh quay trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây ngân hành trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà.
Thời kháng chiến, ngày 7.12.1949, phụ thân của Dương Khiết cùng hơn 30 chiến sĩ khác đã hy sinh tại khu Thập Nhị Kiều ở Thành Đô. Sau giải phóng, chính phủ đã cho chôn cất các liệt sĩ và dựng bia liệt sĩ ngay trong công viên.
Theo Danviet
13 bức ảnh hậu trường có thể bạn chưa xem của "Tây Du Ký"
"Tây Du Ký" 1986 là bộ phim đỉnh cao về mặt nghệ thuật và giải trí của nền điện ảnh Trung Quốc. Đến nay, dù đã qua hơn 30 năm nhưng những bức ảnh hậu trường được công bố ra ngoài vẫn khiến khán giả vô cùng quan tâm.
Tây du ký là một tác phẩm điện ảnh đỉnh cao gắn liền với ký ức tuổi thơ của không ít các thế hệ khán giả Việt trong gần ba thập kỷ qua. Dù nhiều năm trôi qua, các thế hệ diễn viên người còn, người mất, thế nhưng sự quan tâm và tri ân của khán giả dành họ vẫn không giảm đi chút nào. Mới đây, một loạt ảnh hậu trường của đoàn làm phim Tây Du Ký được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hút được rất nhiều sự chú ý của người hâm mộ.
Qua nhiều năm, đã có rất nhiều phiên bản mô phỏng Tây Du Ký 1986 nhưng chưa một tác phẩm nào thành công, bởi đây là bộ phim gian nan, diễn viên cực khổ nhưng tâm huyết nhất. Trong ảnh, Bát Giới đang xoa cái đầu trọc của sư phụ Đường Tam Tạng lúc nghỉ trưa.
Sư phụ cũng tranh thủ xoa bụng Bát Giới và nói vui rằng chẳng cần hóa trang Mã Đức Hoa cũng giống nhân vật.
Bức ảnh chụp gần như đầy đủ nhất của Ngộ Không và Bát Giới với những thành viên chủ chốt của đoàn làm phim bao gồm đạo diễn Dương Khiết, phụ trách kỹ xảo Lưu Lễ,... Đây hầu hết là hạt giống đỏ của nền điện ảnh Trung Quốc sau này.
Ngộ Không, Bát Giới, đạo diễn Dương Khiết cùng "ban quản lý... Thiên Đình" trong một bức ảnh chụp chung sau giờ giải lao.
Mặc dù phim tạo được ấn tượng và được phát lại nhiều lần nhất trong lịch sử Trung Quốc nhưng nữ đạo diễn Dương Khiết khi còn sống có lần chia sẻ, bà từng không muốn xem bộ phim do chính mình chỉ đạo. (Ảnh: Đạo diễn Dương Khiết cùng bốn thày trò Đường Tăng).
Đạo diễn Dương Khiết thường nhắc đi nhắc lại vì thiếu kinh phí nên không thể làm phim Tây Du Ký đẹp hơn, do đó với kỹ xảo thô sơ, nhiều cảnh quay trong phim không được như ý. Trong ảnh, bà đang nhìn biểu cảm khó đỡ của Tôn Ngộ Không- Lục Tiểu Linh Đồng cùng Bát Giới Mã Đức Hoa.
Đạo diễn Dương Khiết đeo kính râm cực ngầu đang chỉ đạo diễn xuất cho bốn vị "phượt thủ" gấu nhất Trung Quốc thời bấy giờ và kể cả là... hiện tại.
Với tỷ suất khán giả 89,4%, Tây Du Ký thực sự là một quả bom tấn điện ảnh thời bấy giờ. Chính vì vậy, mỗi bước chân của đoàn làm phim đều được sự theo dõi sát sao cùng chào đón nồng nhiệt của khán giả địa phương. Thậm chí, tụi trẻ còn bỏ học, người già bỏ làm chỉ để được ngắm nhìn những thần tượng của mình bằng xương bằng thịt.
Kinh phí ít ỏi và trình độ kỹ xảo điện ảnh vẫn còn kém nên những cảnh bay lượn trên không trung như thế này đem lại không ít khó khăn cho đoàn làm phim.
"Đường Tăng" cởi bỏ áo cà-sa ra là lại giống dân chơi ngồi cạnh mỹ nhân.
Vào thời điểm bấy giờ, mức kinh phí 6 triệu là khoản đầu tư rất lớn, nhưng vẫn không đủ trang trải cho 25 tập phim. Vì thế, thù lao trả cho các diễn viên rất thấp. Thế nhưng, để được ngồi trên chiếc xe có tấm biển "Đài truyền hình trung ương- Đoàn làm phim Tây Du Ký" như thế này lại là mong ước của hàng ngàn diễn viên trẻ.
Đạo diễn Dương Khiết đang chỉ đạo trong tập phim "Chân Giả Mỹ Hầu Vương".
Có thể nói, Tây Du Ký 1986 đã ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Đây là bộ phim duy nhất làm cho tất cả các đài truyền hình của Việt Nam đều ít nhất trình chiếu một lần và thậm chí là... chiếu đi lại suốt nhiều năm liền.
Theo Danviet
Đại mỹ nhân nào hóa thân xuất sắc nhất khi vào vai Hằng Nga? Trịnh Sảng trong phiên bản mới nhất liệu có phải là Hằng Nga xinh đẹp nhất? Vai Hằng Nga trên màn ảnh Hoa ngữ luôn nhận được lời khen vì hình tượng đẹp thánh thiện. Mỗi nàng Hằng Nga đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Hãy cùng chiêm ngưỡng nhan sắc của mỹ nhân trong vai diễn thần tiên này từ bản...