Sự thật bất ngờ về nước trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng
Nước được phát hiện ở bán cầu nam trên Mặt Trăng, gần miệng núi lửa Clavius.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã công bố phát hiện chưa từng có về Mặt Trăng. NASA xác nhận rằng nước có mặt trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng.
Paul Hayne, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Colorado, tác giả chính của một trong những nghiên cứu công bố về chủ đề này cho biết nước xuất hiện ở gần miệng núi lửa Clavius. Cứ khoảng 1 mét khối đất sẽ có lượng nước tương đương với một chai 355 ml.
NASA xác nhận rằng nước có mặt trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng
Paul Hertz, Chuyên gia của NASA, quản lý bộ phận vật lý thiên văn cho biết: “Chúng tôi có được bằng chứng cho thấy dấu hiệu của H2O-nước ở khu vực được chiếu sáng của Mặt Trăng. Khám phá mới này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về bề mặt Mặt Trăng và đặt ra những câu hỏi hấp dẫn về các nguồn tài nguyên liên quan đến việc khám phá không gian sâu”.
Video đang HOT
Một nghiên cứu khác do Honniball dẫn đầu đã tìm thấy sự hiện diện của nước trên bề mặt, trong khi nghiên cứu của Hayne suy đoán rằng nước có thể bị mắc kẹt trong các “không gian nhỏ” trên khắp bề mặt của Mặt Trăng.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết về sự tồn tại của nước trên Mặt Trăng. Họ phát hiện ra hơi nước lần đầu tiên vào năm 1971. Năm 2009, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có được bằng chứng về nước đóng băng trên bề mặt.
Jacob Bleacher, trưởng nhóm nhà khoa học thám hiểm, ban giám đốc nhiệm vụ hoạt động và khám phá con người của NASA, cho biết kết quả rất thú vị đối với hoạt động khám phá của con người và có nhiều ý nghĩa lớn hơn. Ông cho biết: “Biết được vị trí của nước sẽ giúp chúng tôi xác định được nơi gửi các phi hành gia Artemis lên Mặt Trăng”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nước có thể tiếp cận dễ hơn nhiều so với suy đoán trước đây. Nước có thể được dùng để uống, cung cấp nhiên liệu và một vài trường hợp sử dụng khác.
Trước đây, người ta tin rằng nước trên Mặt Trăng chỉ tồn tại ở những khu vực trong bóng tối, không nhận được ánh sáng Mặt Trời. Do vậy, các phi hành gia sẽ gặp nhiều nguy hiểm, khó khăn và đáng sợ hơn khi tiếp cận.
Nhà khoa học Honniball cho biết: “Trước khi quan sát từ đài SOFIA chúng tôi biết rằng có một số phản ứng hydrat hóa nhưng không biết có bao nhiêu. Nếu thực sự thì chứng tỏ có sự tồn tại của phân tử nước. ”
Khám phá mới thực hiện từ Đài quan sát thiên văn Hồng ngoại (SOFIA) của NASA, mà người ta mô tả rằng đó là “đài quan sát trên không lớn nhất thế giới.”
SOFIA vốn là một chiếc máy bay Boeing 747 đã được sửa đổi có khả năng bay cao trong bầu khí quyển của Trái Đất. Do vậy, kính thiên văn dài 2,75 mét trên đó có thể cho cái nhìn rõ nét về vũ trụ cũng như các vật thể khác trong hệ Mặt Trời.
Vào năm 2018, một nhóm các nhà khoa học đã công bố một nghiên cứu cho thấy nước trên Mặt Trăng có thể dễ tiếp cận hơn so với suy đoán trước đây. Phát hiện này đưa ra trước chương trình Artemis của NASA, chương trình dự định đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng vào năm 2024, cũng như thiết lập cần thiết cho sự hiện diện bền vững của con người trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất này.
Băng trên Mặt trăng của sao Mộc phát sáng đủ màu sặc sỡ
Nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) cho thấy phần băng trên Mặt trăng Europa của sao Mộc có thể phát sáng trong bóng tối.
"Bề mặt của Europa liên tục tiếp nhận các luồng hạt tích điện cao do từ trường mạnh của Sao Mộc. Các hạt tích điện năng lượng cao này, tương tác với bề mặt dồi dào băng và muối dẫn đến các quá trình vật lý và hóa học phức tạp", nhóm nghiên cứu cho hay.
Băng trên bề mặt sao Mộc có thể phát sáng vào ban đêm. (Ảnh: NASA)
Theo nhóm nghiên cứu, từng "hợp chất mặn" trong băng bề mặt của Europa phản ứng theo cách khác nhau, từ đó phát ra ánh sáng tương ứng với các màu xanh lục, xanh lam hoặc trắng ở cường độ khác nhau.
Việc Mặt trăng phát sáng trên bầu trời đêm nghe không có gì lạ vì chúng ta đã quá quen với cảnh tượng này. Nhưng cơ chế cơ bản đằng sau sự phát sáng của Europa lại tương đối khác biệt bởi ngay cả khi hướng ra xa mặt trời, mặt tối có nó vẫn phát sáng.
Với sự trợ giúp của quang phổ kế so sánh các bước sóng phát ra từ Mặt trăng, các nhà khoa học tới từ JPL đang tìm hiểu về các hợp chất cụ thể trong băng tương ứng với các loại màu mà chúng tạo ra.
Loại phân tích này thường được thực hiện vào ban ngày, nhưng kết quả mới nhất cho thấy Europa trông ra sao trong bóng tối.
"Chúng tôi có thể dự đoán rằng sự phát sáng của băng vào ban đêm này có thể cung cấp thêm thông tin về thành phần bề mặt của Europa. Thành phần đó thay đổi như thế nào có thể cung cấp cho chúng ta manh mối về việc liệu Europa có chứa đựng các điều kiện thích hợp cho sự sống hay không" Murthy Gudipati, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Các nhà khoa học của NASA từ lâu đặt giả thuyết bề mặt băng giá của Europa có khả năng được tạo thành từ hỗn hợp băng và muối quen thuộc với chúng ta trên Trái đất, như magie sunfat (muối Epsom) và natri clorua (muối ăn).
Tiểu hành tinh giống Mặt trăng nấp sau sao Hỏa Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện một tiểu hành tinh gần sao Hỏa với thành phần rất giống với Mặt trăng của chúng ta. Tiểu hành tinh có ký hiệu là (101429) 1998 VF31. Nó có thể là một mảnh Mặt trăng bị vỡ ra trong quá trình va chạm vũ trụ, trong giai đoạn hình thành Hệ...