Sự thật bất ngờ thông tin thanh tra giao thông xử phạt người dừng xe ô tô đi vệ sinh
Trước thông tin Thanh tra giao thông quận Đống Đa (Hà Nội) xử phạt tài xế dừng xe ô tô đi vệ sinh công cộng trên đường Hoàng Cầu, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lên tiếng.
Câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh kèm theo thông tin người dân đỗ xe vào nhà vệ sinh công cộng trên đường Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) để giải quyết nhu cầu vệ sinh, quay ra bị Thanh tra giao thông quận Đống Đa lập biên bản xử phạt.
Thông tin trên nhanh chóng lan truyền trên mạng, dù chưa rõ thực hư câu chuyện, nhiều người đã bày tỏ bức xúc về hành động xử phạt không linh động của thanh tra giao thông. Số khác bình tĩnh hơn thì bày tỏ sự hoài nghi về câu chuyện lan truyền trên mạng.
Hình ảnh Thanh tra giao thông quận Đống Đa xử phạt xe vi phạm.
Chiều 22/7, trao đổi với PV, lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phủ nhận thông tin lan truyền trên mạng và cho biết, không có chuyện người dân đỗ xe, vào nhà vệ sinh công cộng ven đường Hoàng Cầu bị thanh tra giao thông lập biên bản xử phạt.
Video đang HOT
Theo vị lãnh đạo này, sau khi nắm bắt được thông tin, đơn vị đã cho xác minh, kiểm tra, cách đây 3 hôm, Thanh tra giao thông quận Đống Đa có lập biên bản xử phạt 2 xe kinh doanh vận tải với lỗi dừng đỗ sai quy định trên đường Hoàng Cầu (gần nhà vệ sinh công cộng).
Hai xe vi phạm dừng, đỗ sai quy định bị xử phạt cách đây 3 hôm.
“Trong 2 xe này, có 1 xe Grab chạy hợp đồng và 1 xe taxi nhóm G7. Hai trường hợp này bị xử phạt 900.000 đồng, sau khi vi phạm đã ký vào biên bản và có giải thích là đi vệ sinh”, vị lãnh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông tin.
Vị lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội giải thích thêm, trên đường Hoàng Cầu có một nhà vệ sinh công cộng, cách nhà vệ sinh có biển cho phép xe con, taxi, đỗ xe không quá 5 phút, dưới biển dừng, đỗ có kẻ vạch để các xe được phép dừng, đỗ.
Nhà vệ sinh công cộng trên đường Hoàng Cầu.
Hai trường hợp vi phạm bị lập biên bản, xử phạt trên đã dừng, đỗ ngoài khu vực cho phép xe con, taxi, đỗ xe không quá 5 phút. Các trường hợp dừng, đỗ ngoài phạm vi dừng đỗ, khi bị cơ quan chức năng làm việc lại biện minh cho việc đi vệ sinh thì không thể thông cảm.
Biển cho xe con, taxi đỗ xe không quá 5 phút vào giải quyết nhu cầu vệ sinh.
Ngoài ra, lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho hay, khu vực này có biển cấm đỗ xe nhưng các lái xe taxi hay lợi dụng đường này để dừng, đỗ. Chính quyền quận Đống Đa đã phản ánh nhiều lần với Thanh tra giao thông và đơn vị thường xuyên rà soát, kiểm tra, xử lý.
Dưới biển dừng, đỗ có kẻ vạch cho phép các xe dừng, đỗ trong vạch màu trắng
“Trường hợp đỗ ngoài phạm vi dừng, đỗ dưới 5 phút nên chúng tôi mới lập biên bản. Bình thường, những ai có nhu cầu đi vệ sinh mà đỗ quá 5 phút những vẫn trong phạm vi được đỗ chúng tôi vẫn linh động”, vị lãnh đạo này thông tin.
Vì sao cầu Thăng Long cấm phương tiện lưu thông từ ngày 28/7?
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, sẽ dừng các hoạt động lưu thông qua cầu Thăng Long để phục vụ công tác sửa chữa.
Trả lời VTC News, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, mọi công tác sửa chữa mặt cầu được chuẩn bị sẵn sàng. Tổng cục Đường bộ sẽ phân luồng giao thông thử từ ngày 28/7 đến 8/8. Thời điểm này sẽ cấm các phương tiện lưu thông qua cầu.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư dự án sửa chữa cầu Thăng Long là 269,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là kinh phí sự nghiệp chi cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Nhà thầu thi công là nhà thầu Việt Nam. Thời gian thực hiện sửa chữa là 150 ngày.
Mặt cầu Thăng Long bị xuống cấp nghiêm trọng.
Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cải tạo mặt cầu Thăng Long, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho hay, đơn vị đã thực hiện việc nghiên cứu sửa chữa mặt cầu Thăng Long căn cơ nhất để khai thác êm, an toàn, bền vững lâu dài đối với công trình này. Cầu Thăng Long cũng sẽ được khai thác đồng bộ với đường vành đai 3.
Để công tác thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là lớp bê tông siêu tính năng (UHPC), theo Tổng cục cần thiết phải tổ chức phân luồng giao thông và cấm các phương tiện lưu thông trên mặt cầu (tầng 2) và điều chỉnh lại tốc độ chạy tàu ở tầng 1 trong quá trình thi công xây dựng.
Để đảm bảo điều kiện thi công và tránh những vấn đề về thời tiết mưa, nắng gây bất lợi trong quá trình thực hiện dự án, toàn bộ cầu Thăng Long sẽ được lập mái che bằng tôn.
Công tác tổ chức thi công sửa chữa cầu Thăng Long sẽ do Tổng cục Đường bộ và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp, lên phương án phân luồng giao thông từ xa, hướng dẫn xe tải, xe khách liên tỉnh từ phía Nam ra Bắc và ngược lại đi theo cầu Hưng Hà, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Thịnh để tránh cầu Thăng Long.
Riêng nội thành Hà Nội có 16 tuyến xe buýt đi qua cầu Thăng Long sẽ chuyển sang đi cầu Nhật Tân ở hạ lưu cầu Thăng Long. Các tuyến xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa đi qua cầu Nhật Tân thay vì cầu Thăng Long.
Xe chở công nhân đi làm 2 bên sông Hồng cũng đi theo cầu Nhật Tân. Còn xe máy, xe thô sơ vẫn đi ở tầng 1 cầu Thăng Long.
Đảm bảo trật tự ATGT phục vụ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3763/SGTVT-QLKCHTGT về phối hợp đảm bảo trật tự ATGT, phục vụ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020-2021. Theo đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông chủ động phối hợp với UBND các...