Sự tàn khốc của Thế chiến II qua ảnh
Những bức ảnh đã lột tả sự khốc liệt của chiến tranh khi ghi lại sự tàn phá của bom đạn, các tội ác tàn nhẫn, và cả những phút giây xúc động khi gia đình đoàn tụ.
Năm 1940, Đức muốn phá hủy không lực của Anh trước khi dự tính xâm lược nước này. Khi kế hoạch đổ bể, Hitler chuyển sang tấn công dân thường bằng những đợt đánh bom trên diện rộng ở London và các thị trấn khác, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Ảnh: Life
Trẻ em vùng ngoại ô đông London ngồi bên ngoài đống đổ nát của căn nhà bị bom Đức phá hủy. Ảnh: National archives
6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi, khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản ngày 19/2 – 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những hình ảnh quan trọng và ấn tượng nhất về cuộc chiến, đồng thời là một trong những bức hình được đăng lại nhiều nhất ở Mỹ. Ảnh: AP
Thủy quân lục chiến Mỹ núp trên một sườn đồi ở Iwo Jima giữa khu rừng đã bị thiêu rụi, khi một cơ sở của Nhật bị xóa sổ tháng 3/1945. Life gọi đây là một trong những bức ảnh thể hiện sự ác liệt và tàn phá ghê gớm nhất của chiến tranh mà tạp chí này từng đăng. Ảnh: Life
Bức ảnh chụp một nhóm người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan bị quân phát xít lôi ra khỏi nơi trú ẩn là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Holocaust, nạn diệt chủng khiến 6 triệu người Do Thái thiệt mạng. Ảnh: United States Holocaust Museum
Tù nhân bị bỏ đói trong một trại tập trung ở Ebensee, Áo tháng 7/1945. Các bác sĩ trong trại này thường xuyên thực hiện thí nghiệm “khoa học” tàn nhẫn trên cơ thể người. Ảnh: NARA
Video đang HOT
Người lính Liên Xô trong bức ảnh được cho là đã đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu, sau khi chỉ huy đơn vị thiệt mạng năm 1942. Ảnh: Pravda
Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa, tháng 6/1942. Ảnh: Life
Một lính Đức 16 tuổi khóc khi bị lực lượng Mỹ bắt năm 1945. Ảnh: AP
Lính thủy đánh bộ Mỹ bế một em bé gần chết, được kéo ra từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan, mùa hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống, giữa hàng trăm xác chết trong hang động. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana, là thuộc địa của Nhật Bản từ sau Thế chiến I. Cho đến cuối năm 1943, nơi này có hơn 29.000 người Nhật sinh sống. Tháng 6-7/1944, Mỹ đổ bộ vào Saipan, đánh bại quân đội Nhật Bản và kiểm soát hòn đảo này cho đến nay. Ảnh: Life
Máy bay Mỹ ném bom đường sắt ở Áo tháng 12/1944. Ảnh: AP
Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944. Ảnh: Omaha World Herald
Hiroshima sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6/8/1945. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai của Mỹ phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ảnh: AP
Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin ngày 2/5/1945. Hỉnh ảnh này là biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô và là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Một tù nhân Đức được Liên Xô thả đoàn tụ với con gái 12 tuổi của mình năm 1956. Cô bé đã không gặp bố kể từ năm một tuổi. Bức ảnh của Helmuth Pirath đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1956. Ảnh: Keystone Press.
Bức ảnh của Alfred Eisenstaedt ghi lại cảnh tượng một thủy thủ Mỹ bất ngờ hôn một nữ y tá tại quảng trường Thời đại, New York khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố khối Đồng minh đã chiến thắng trước Nhật, kết thúc Thế chiến II ngày 14/8/1945. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ, xuất hiện cả trong điêu khắc và các bộ phim. Ảnh: Life
Phương Vũ
Theo VNE
Cuộc chiến giành trực thăng sau động đất ở Nepal
Khi chiếc trực thăng định chở những người nước ngoài khỏi thung lũng Langtang - một trong những địa điểm bị tàn phá dữ dội nhất trong trận động đất vừa qua ở Nepal - người dân địa phương đu vào càng máy bay, không cho nó cất cánh.
Cả ngôi làng Langtang chỉ còn là một đống đất đá - Ảnh: Reuters
Rồi họ kéo những người nước ngoài xuống, đưa lên máy bay những người bản địa đang bị thương nặng, bao gồm một em bé gãy cả 2 chân.
Chính những người nước ngoài đã dùng điện thoại vệ tinh để gọi trực thăng đến 3 ngày sau trận động đất khủng khiếp mạnh 7,8 độ Richter. Họ bị mắc kẹt ở thung lũng Langtang, một địa điểm bị cô lập rất lâu sau trận động đất ngày 25.4, hầu như mọi thông tin liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt trong nhiều ngày.
Hãng tin Reuters hôm 7.5 dẫn lời Lhakpa Jangba, một thợ cắt tóc ở Langtang, đã được đưa tới thủ đô Nepal: "Hầu hết trực thăng đến là để chở những người nước ngoài, trong khi họ khỏe mạnh, chứ không chở những người dân đang bị thương của chúng tôi. Chúng tôi đã nói với những người nước ngoài: Các anh khỏe mạnh, hãy ở đây thêm một, hai ngày nữa và để những người bị thương được đi trước".
Cuộc tìm kiếm những nạn nhân bị chôn vùi ở Langtang vẫn đang tiếp diễn - Ảnh: Reuters
Tại làng Langtang, một trong những địa điểm thuộc thung lũng Langtang, các nhân viên cứu hộ vẫn đang vất vả tìm kiếm xác của gần 300 người, trong đó gồm khoảng 110 người nước ngoài (chỉ mới 9 xác người nước ngoài được tìm thấy). Thi thể của các nạn nhân được cho là bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày, có khi đến 6 mét.
Động đất đã kéo theo lở tuyết ở khu vực này. Những khối băng, tuyết, đất, đá khổng lồ đã đổ ụp lên làng Langtang, nơi có 55 nhà khách, chủ yếu dành cho người nước ngoài, xóa sổ luôn ngôi làng trong tích tắc.
Hầu hết những người nước ngoài đến đây là để leo núi, đi bộ đường dài vì Langtang là một địa điểm nổi tiếng cho loại hình du lịch này. Tháng 4 lại là thời điểm bắt đầu cho "mùa leo núi", khi lượng du khách tập trung ở đây rất đông.
Chỉ mới tìm được một số ít thi thể tại làng Langtang - Ảnh: Reuters
Kat Heldman, công dân Mỹ, là một trong những du khách may mắn rời khỏi làng Langtang vào buổi sáng sớm ngay trong ngày xảy ra động đất. Cô kinh hoàng nhớ lại: "Chúng tôi nhìn thấy một đám mây khổng lồ màu trắng. Nó di chuyển rất nhanh. Chúng tôi biết rằng đó là tuyết lở. Hướng dẫn viên của chúng tôi la lên: Lở tuyết, chạy đi! Chúng tôi chạy thục mạng nhưng không thể chạy nhanh hơn trận lở tuyết được".
Cô kể đã chạy được chừng 30 mét rồi nấp sau một bức tường khi thấy đống băng, tuyết, đá khổng lồ sắp đổ ập về phía mình. Cô cúi mình xuống nhưng đưa 2 tay lên trời "để tôi biết đâu là chiều hướng lên mặt đất nếu tôi bị chôn vùi".
Khi trận lở tuyết kết thúc, Heldman nhìn quanh và thấy chồng đang cố đào xuống tuyết để lôi một người trong đoàn lên mặt đất. "Nếu ở phía bên kia của bức tường, chúng tôi đã bị chôn vùi", Heldman nói.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thung lũng tại Nepal cao thêm 80 cm sau động đất Độ cao của thung lũng Kathmandu ở Nepal so với mặt nước biển tăng thêm 80 cm sau trận động đất kinh hoàng hôm 25/4. Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Ảnh minh họa: Adrmidia Việc bề mặt của mảng kiến tạo Ấn Độ dịch chuyển về phía mảng Tây Tạng khiến thung lũng Kathmandu của Nepal nâng cao hơn 80 cm, Xinhua dẫn...