Sự sụp đổ ở Ai Cập – cơ hội vàng của Obama?
Hôm 3/7, trong cuộc họp với những trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu để xác định xem nên phản ứng thế nào với việc tiếp quản quân sự ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một sự lựa chọn khó khăn.
Một là cáo buộc những gì đã diễn ra ở Ai Cập là một cuộc đảo chính chống lại một tổng thống được bầu cử hợp pháp ở Cairo và sẽ ngừng viện trợ cho Ai Cập. Hai là, coi sự việc trên là một động thái thể hiện sự bất mãn với chính phủ do Anh em Hồi giáo kiểm soát.
Tổng thống Barack Obama họp với các thành viên của đội an ninh quốc gia để thảo luận về tình hình tại Ai Cập hôm 03/7/2013.
Giải pháp an toàn
Nhưng ông Obama đã lựa chọn giải pháp trung hòa bằng cách kêu gọi Ai Cập nhanh chóng quay trở lại chính phủ dân sự và ra lệnh xem xét lại viện trợ của Mỹ. Quyết định này đã phản ảnh sự e ngại rằng nếu công khai đứng về phía nào đó có thể khiến bạo lực bùng phát khi các chiến binh lấy cớ sự can thiệp của Mỹ để hành động và đây cũng là một phản ứng cân bằng cần thiết nhằm duy trì sự linh hoạt trong ngoại giao.
Hơn thế nữa quyết định này cũng thể hiện cách tiếp cận của ông Obama đối với Mùa xuân Ả Rập: Theo dõi cẩn thận và không mang theo một cây gậy lớn.
Phong cách ngoại giao an toàn của Tổng thống Obama đã cho phép ông ngăn chặn việc đưa thêm quân đội Mỹ vào vòng nguy hiểm. Nó cũng khiến ông tránh được những lời chỉ trích rằng ông đã &’đổ thêm dầu’ vào những suy yếu trong khu vực này hay can thiệp quá muộn vào những sự kiện có tính quan trọng và giảm truyền thống ảnh hưởng tới Trung Đông của Washington.
Tổng thống bị lật đổ Morsi
Video đang HOT
Những tiết lộ của cựu điệp viên Edward Snowden về các chương giám sát bí mật của Mỹ đối với công dân Mỹ và Chính phủ các nước, trong đó có cả những nước đồng minh gần gũi đang làm tổn thương hình ảnh của Mỹ trong thời gian gần đây.
Hôm 4/7, Nhà Trắng thông báo, Trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã ép quan chức Ai Cập hành động nhanh chóng để tiến tới một chính phủ dân chủ sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Một tuyên bố Nhà Trắng cho biết:”Các thành viên của đội ngũ an ninh quốc gia của tổng thống đã liên lạc với các quan chức Ai Cập và các đối tác khu vực của chúng tôi để truyền đạt tầm quan trọng của việc quay trở lại nhanh chóng và có trách nhiệm một chính phủ dân sự có toàn quyền được bầu cử dân chủ càng sớm càng tốt”.
Theo hãng tin Reuters, không còn nghi ngờ gì nữa về việc chính quyền Obam đang xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương và bận rộn với các sự kiện ở Mỳ từ việc &’đại tu’ luật nhập cảnh đến mở rộng dịch vụ chăm sóc y tế.
Và các quan chức Nhà Trắng luôn phản ánh lập trường của ông chủ của họ, thường xuyên nói về những hạn chế trong khả năng của Mỹ nhằm định hình các cuộc cách mạng Ả Rập ở Bắc Phi, Syria và Yemen .
Cơ hội thứ hai?
Việc Tổng thống Morsi bị lật đổ ở Ai Cập có thể đang cung cấp cơ hội thứ hai cho Obama. Trước đó, ông Obama đã rút sự ủng hộ ông Hosni Mubarak trước khi ông bị lật đổ vào năm 2011.
Ví dụ, với cơ hội này, ông Obama có thể tăng viện trợ phi quân sự cho Ai Cập mà hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 250 triệu USD trong tổng số 1,5 tỷ USD mà Mỹ viện trợ cho Cairo hàng năm, và cử các phái viên đến để cố vấn về quá trình chuyển đổi sang chính phủ dân sự.
Tuy nhiên, đến mức độ nào để người Ai Cập lắng nghe Mỹ vẫn còn là một câu hỏi mở.
Ông Jon Alterman, giám đốc chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nghĩ rằng: “Với tình hình Ai Cập bây giờ thì thật khó cho Hoa Kỳ có thể can thiệp. Khả năng sẵn sàng lắng nghe tiếng nói bên ngoài là rất khó”.
Trước khi Tổng thống Morsi bị lật đổ, các quan chức Mỹ đã nhận thức được rằng vấn đề ở Ai Cập rất nghiêm trọng khi nhìn vào số lượng ngày càng tăng của những người biểu tình phản đối chính phủ của ông Morsi. Washington đã thất vọng khi nhà lãnh đạo này dường như không thể đưa ra những quyết định về chính trị và kinh tế.
Vào thời điểm đó, một số nhà phân tích còn cho rằng liệu các quan chức Mỹ có nên kêu gọi gặp gỡ với Anh em Hồi giáo để tìm ra một con đường tương lai cho chính phủ Ai Cập hay không và có nên tìm một số người mạnh mẽ bên cạnh ông Morsi để giúp đỡ ông ấy hay không.
Nhưng tất cả đã đổ vỡ khi đám đông tăng lên và quân đội bắt đầu can thiệp.
Đánh giá sai lầm
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama có thể đã đánh giá sai về tâm trạng của công chúng khi đại sứ Mỹ tại Ai Cập, bà Anne Patterson, gần đây cho biết các cuộc biểu tình đường phố sẽ không tạo lên một sự thay đổi nào. Nhận xét này của bà đã bị nhiều người cho là một hành động ủng hộ ông Morsi. Bà đã bị nhạo báng trong các biểu ngữ ở các cuộc biểu tình.
Các quan chức Mỹ cho biết nếu xem xét đầy đủ những đánh giá của bà Patterson sẽ thấy bà không đứng về phe nào trong chính trị Ai Cập.
Tuy nhiên, bất kỳ sai lầm nhận thức nào về Ai Cập cho đến nay dường như không gây rắc rối đối với ông Obama. Các thành viên của Quốc hội đều không chỉ trích tổng thống mà thay vào đó họ bày tỏ sự giận dữ đối với Anh em Hồi giáo vì sự vụng về khi sử dụng cơ hội củng cố nền dân chủ ở Ai Cập.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Barbara Boxer của California nói: “Thật đáng buồn là sự hứa hẹn của mùa xuân Ả Rập Ai Cập đã không thực hiện được bởi Anh em Hồi giáo Ai Cập. Chúng ta hãy hy vọng rằng các bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi của Ai Cập thực sự phản ánh được những hy vọng và ước mơ của đại đa số người dân Ai Cập”.
Theo VNE
Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở ba thành phố
Tổng thống Ai CậpMohamed Morsi tối 27.1 (giờ địa phương, tức rạng sáng nay 28.1 theo giờ VN) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một tháng ở ba thành phố Suez, Ismailia và Port Said (cùng ở phía bắc), theo AFP.
Theo quyết định này, trong thời gian này, hằng ngày, chính quyền địa phương cũng sẽ áp dụng thời gian giới nghiêm từ 21 giờ tối đến 6 giờ sáng của ngày hôm sau.
Quyết định này được đưa ra sau khi bạo loạn bùng phát tại Ai Cập kể từ ngày 25.1, nhân "kỷ niệm" hai năm phong trào chống đối chính phủ từng làm Tổng thống Ai Cập khi đó là ông Hosni Mubarak phải ra đi.
Đặc biệt, tại thành phố Port Said, tình hình rất bất ổn sau khi 21 cổ động viên của đội bóng địa phương Al-Masry bị tòa tuyên án tử hình vào ngày 26.1. Tính đến ngày 28.1, các vụ đụng độ giữa thân nhân những người này với cảnh sát trong dịp cuối tuần qua đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng và 467 người khác bị thương.
Hai năm sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, Ai Cập vẫn còn bất ổn - Ảnh: AFP
Từ ngày 26.1, quân đội đã được điều đến các thành phố Port Said và Suez để bảo vệ những khu vực quan trọng như nhà máy điện, nhà tù, trạm bơm nước, ngân hàng và các tòa nhà công sở. Cả hai thành phố này đều nằm ở vị trí chiến lược củakênh đào Suez, vốn được xem là "huyết mạch" kinh tế của Ai Cập với 3.500 lượt tàu chở dầu đi qua hằng năm, theo AFP.
Tình trạng bất ổn những ngày qua tiếp tục cho thấy khủng hoảng chính trị vẫn còn rất "nóng" tại Ai Cập. Từ giữa tháng 11.2012, nhiều cuộc biểu tình chống Tổng thống Mohamed Morsi cùng Hiến pháp mới cũng kết thúc trong bạo loạn.
Lần này, phe đối lập, đứng đầu là đảng Mặt trận Cứu quốc (NSF) tiếp tục nhân ngày "kỷ niệm" để kêu gọi phản đối.
NSF nhận định kết quả phong trào biểu tình cách đây hai năm chỉ là "con số không" vì lực lượng Huynh đệ Hồi giáo của ông Mursi đang có ảnh hưởng quá lớn tại chính trường Ai Cập nhờ bản Hiến pháp mới.
Trước đó, phe đối lập từng đe dọa tẩy chay kỳ tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào tháng 4.2013 nếu Cairo không tổ chức chỉnh sửa lại văn bản này (tức Hiến pháp - PV).
Bên cạnh đó, theo tờ Les Echos, kinh tế suy thoái cũng là nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập thêm nghiêm trọng, mà cụ thể là ngành du lịch của nước này vẫn chưa phục hồi, trong khi phần lớn đầu tư nước ngoài bị trì hoãn và thâm hụt ngân sách đang ở mức tương đương 10% GDP.
Theo TNO
Ai Cập điều tra tổng thống bị lật đổ tội giết người Một ngày sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở Ai Cập để lật đổ tổng thống Morsi, các công tố viên đã mở cuộc điều tra nhằm vào ông Morsi với cáo buộc giết người. Truyền thông Ai Cập ngày 5.7 đưa tin, các công tố viên hàng đầu của Ai Cập đã mở một cuộc điều tra vào thứ Năm tuyên...