Sự sụp đổ hệ thống kinh tế của Tổng thống Nga Putin
Đồng rúp mất giá kỷ lục và sự sụt giảm của nền kinh tế Nga đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế và những thành tựu mà Tổng thống Vladimir Putin xây dựng suốt 15 năm cầm quyền, theo Bloomberg ngày 17.12.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: AFP
Ông Putin tiếp nhận quyền lực từ ông Boris Yeltsin năm 1999 với cam kết chấm dứt sự hỗn loạn thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 1998. Putin đã có những thành công khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tăng lương cho người dân nhưng sự sụt giảm của giá dầu cùng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang là những thách thức lớn cho ông, báo hiệu sự sụp đổ của nền kinh tế 15 năm ông gây dựng, theo Bloomberg.
Tình hình trở nên nghiêm trọng
Trong một động thái bất ngờ ngày 16.12, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đã tăng lãi suất lên mức 17%, mức cao nhất trong 16 năm qua, nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng rúp từ 34 rúp/USD xuống 70 rúp/USD khi giá dầu giảm xuống dưới 60 USD/thùng. Theo báo cáo ngày 9.12 của Moody’s Investors Service, nước Nga có 1/4 tổng sản lượng nền kinh tế có liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng.
Bloomberg dẫn lời một chuyên gia tại Gazprombank cho biết việc đồng rúp mất giá và sự sụt giảm của nền kinh tế đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế dựa vào dầu mỏ của Tổng thống Putin trong 15 năm qua.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cùng quan chức và lãnh đạo Ngân hàng trung ương trong cuộc gặp hôm qua 16.12 – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Neil Shearing của Capital Economics Ltd nhận định mức lãi suất cao mà BoR đưa ra sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay hộ gia đình và cho vay doanh nghiệp, làm gia tăng dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Nga.
Video đang HOT
Ông Putin suốt thời gian qua đã đưa ra những chính sách để cứu vãn đồng rúp, từ việc chi tiền để ngăn sự mất giá, cho phép BoR tự do bán đồng USD, trừng phạt mạnh tay giới đầu cơ, và đỉnh điểm là ngày 16.12, BoR tăng lãi suất mức kỷ lục kể từ năm 1998. Thế nhưng, mọi thứ dường như vẫn không có biến chuyển tốt đẹp.
Tuần trước, Bộ Kinh tế Nga cho biết GDP của nước này sẽ giảm 0,8% trong năm 2015, còn theo BoR nếu giá dầu tiếp tục ở mức dưới 60USD/thùng, GDP có thể giảm tới 4,7%, theo Bloomberg.
Nghị sĩ Dmitry Gudkov chia sẻ trên trang Twitter của mình rằng: “Bao nhiêu ngân hàng sẽ phá sản trong tháng 1.2015? Mọi người sẽ mất việc làm và hết tiền. Cơn ác mộng mới chỉ thực sự bắt đầu”, theo Bloomberg.
Sự ủng hộ Putin
Số liệu cho thấy ông Putin được 85% người dân ủng hộ sau những chính sách đối với Ukraine, đặc biệt là việc ông sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
Theo ông Igor Bunin, người đứng đầu Trung tâm công nghệ chính trị Moscow, cuộc khủng hoảng trong tỷ giá đồng rúp có thể dẫn đến việc xói mòn trong tỷ lệ ủng hộ ông Putin nhưng nếu các cuộc biểu tình diễn ra thì sẽ nhằm vào các quan chức cấp thấp hơn là vào ông Putin.
Khủng hoảng đồng rúp Nga đặt chính sách kinh tế của Moscow trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” – Ảnh minh hoạ: Reuters
“Tổng thống Putin vẫn là biểu tượng của nước Nga và người dân Nga, do đó một số quan chức chính phủ Nga có thể bị sa thải do sự khủng hoảng của đồng rúp. Người dân coi ông Putin là ngôi sao may mắn sẽ giải thoát cho đất nước và mọi người lo sợ việc mất ông như việc mất đi may mắn”, Bloomberg dẫn lời ông Bunin
“Mọi người đều cho rằng ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đem lại trật tự và giúp cải thiện đời sống nhân dân. Hiện tại ông vẫn là Putin, ông vẫn có quyền lực nhưng mọi thứ đang sụp đổ”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia phân tích chính trị Dmitry Oreshkin.
Chính phủ thiếu năng lực
Bà Tatiana Barusheva, một người dân 63 tuổi tại thành phố Gelendzhik, đã đổ lỗi cho ông Putin về sự khủng hoảng tiền tệ do những chính sách thiếu thận trọng. “Người dân không thể trông đợi vào chính phủ Nga, nó không đủ năng lực. Bất kể ông Putin cố gắng thế nào đi chăng nữa thì những chính sách của ông cũng vô dụng”, Bloomberg dẫn lời bà Barusheva.
Nền kinh tế Nga đang lâm vào tình trạng khó khăn (hình minh họa) – Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin đã từng đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới khiến GDP của Nga giảm 7,8% và giá dầu cũng giảm mạnh. Trong tình hình đó, đồng rúp đã giảm 1/3 giá trị nhưng nền kinh tế Nga đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng đó.
Trong khi đó, chuyên gia xã hội học Olga Kryshtanovskaya của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) cho rằng mặc dù ông Putin đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng những biện pháp trừng phạt khiến tình hình lần này khó khăn hơn trước. Theo chuyên gia, những biện pháp nhằm cứu vãn tình hình như áp đặt lệnh kiểm soát vốn hay có những lập trường mềm mỏng tại Ukraine đều có những rủi ro riêng.
Một chuyên gia nghiên cứu cấp cao khác khẳng định tình hình kinh tế Nga đã hồi phục nhanh chóng sau năm 2009 nhưng hiện nay Nga đang phải đối mặt với sự bất ổn không thể kiểm soát và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ mô hình kinh tế của ông Putin.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc sẽ không can thiệp nếu Triều Tiên sụp đổ
Bắc Kinh sẽ không can thiệp nếu chinh quyên Bình Nhưỡng bị sụy đổ hoặc phát động chiến tranh, một vị tướng về hưu thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) tuyên bố.
Binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) diễu hành tại Bắc Kinh - Anh: AFP
"Trung Quôc không phải là vị cứu tinh. Nếu Triêu Tiên sụp đổ, thì ngay cả Trung Quôc cũng không thể cứu họ", tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Vương Hồng Quang, cựu phó tư lệnh quân khu Nam Kinh, khẳng định.
AFP bình luận phát biểu này nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo cho thấy Bắc Kinh đang mất kiên nhẫn với đồng minh của mình.
Ông Vương trước đây đã từng có những bình luận gay gắt về Triêu Tiên, nhưng không rõ phát biểu lần này có dẫn đến sự thay đổi về chính sách đối với Bình Nhưỡng của Bắc Kinh hay không.
Trung Quôc trở thành nguồn viện trợ cho Triêu Tiên trong thời gian xảy ra Chiến tranh Triêu Tiên (1950-1953), theo AFP. Tuy nhiên, Trung Quôc cũng đã tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại với Han Quôc, kình địch của Triêu Tiên, AFP bình luận.
Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình và Tông thông Han Quôc Park Geun-hye đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận song phương, trong khi ông Tập vẫn giữ khoảng cách với Lãnh đạo Triêu Tiên Kim Jong-un.
Tướng Vương nói Trung Quôc sẽ không dính líu đến bất kỳ cuộc chiến mới nào tại bán đảo Triêu Tiên. "Trung Quôc không thể can thiệp vào tình hình tại bán đảo Triêu Tiên. Trung Quôc không cần nhóm lên một ngọn lửa, để rồi bị bỏng. Ai tạo ra xung đột thì phải chịu trách nhiệm ... Thế hệ trẻ Trung Quôc không cần phải tham gia vào một cuộc chiến vì một nước khác", vị tướng về hưu này cho hay.
Ông Vương còn chỉ trích chương trình phát triển hạt nhân của Triêu Tiên, cho rằng nước này "đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng về nguy cơ phát sinh ô nhiễm hạt nhân ở vùng biên giới Trung Quôc". Ông cũng chỉ trích phương Tây lấy cớ nhân quyền để can thiệp vào nội bộ Triêu Tiên.
Bắc Kinh sẽ "ủng hộ cái cần ủng hộ và sẽ phản đối cái cần phản đối" đối với tình hình Triêu Tiên, ông này cho biết, hàm ý nói Trung Quôc không hoàn toàn từ bỏ láng giềng.
Hoang Uy
Theo Thanhnien
Nước Đức kỷ niệm 25 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ Đức đã mở màn các hoạt động kỷ niệm 25 năm sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ, với tâm điểm một bữa tiệc ngoài trời quy mô lớn có sự tham gia của các ngôi sao nhạc rock, các nhân vật biểu tượng cho tự do và hàng triệu người khác. Những quả bóng được đặt tại nơi từng tồn tại Bức...