Sự sùng bái kì dị
Santa Muerte, nữ thần chết được nhiều người Mexico sùng bái, đang được những di dân, những tay buôn lậu ma túy đem sang các nước trong khu vực, nhất là Mỹ. “Santa Muerte” được tin là sẽ giúp họ đáp ứng được mọi điều cầu xin.
Niềm tin mù quáng
Không một ai biết chính xác xuất xứ của Santa Muerte. Một số tín đồ cho rằng, Santa Muerte là hóa thân nữ thần chết của dân Aztec, cai quản cõi âm phủ. Các học giả cho rằng, dựa vào hình ảnh của nữ Thần chết La Parca (Tây Ban Nha) có thể phỏng đoán Santa Muerte xuất thân từ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đa số người Mexico tin vào quan niệm Santa Muerte là một sản phẩm của sự pha trộn nhiều nền văn hóa trong lịch sử cổ đại.
Santa Muerte là tượng một người đàn bà mặc chiếc áo nữ tu, tay cầm lưỡi hái tử thần. Trong một số hình tượng khác về Santa Muerte, bà lại xuất hiện với hình ảnh một cái cân. Các bức tượng của nữ Thần chết thường có màu rất đặc biệt: trắng, đỏ, vàng, xanh và đen. Màu trắng tượng trưng cho sức khỏe hay chữa bệnh; màu đỏ tượng trưng cho tình yêu; màu vàng dành cho quyền lực và sự ổn định kinh tế, màu xanh dành cho may mắn và màu đen là sự bảo vệ khỏi những ma thuật đen tối hay sự trả thù. Không khó hiểu khi nhiều học sinh còn đeo sợi dây gắn hình Santa Muerte màu xanh quanh cổ bởi màu xanh cũng tượng trưng cho hoài bão và thành công trong học hành.
Với niềm tin bà là một “vị thánh trinh nữ trong tôn giáo của tội phạm”, những băng đảng phạm tội tổ chức các lễ hiến tế bằng máu người. Chúng bắt cóc nạn nhân, lấy máu rải xung quanh bức tượng Santa Muerte dưới ánh nến vào ban đêm. Thứ nghi lễ quái đản tẩy chay hoa quả, thuốc lá và thịt thú rừng, trở về với nguyên thủy và tính chất man rợ với những chiếc đầu người được đem hiến tế, dâng hiến những linh hồn thuần khiết nhất nhằm cầu xin sự cứu rỗi của bậc thánh thần.
Tội ác khó dung tha
Los Zetas và Sinaloa có lẽ là cái tên nổi danh nhất về độ man rợ trong các vụ án mạng liên quan tới Thần chết Santa Muerte. Dấu hiệu đặc trưng của chúng là chặt đầu và cắt chân tay đối thủ, cảnh sát, binh lính và viên chức chính quyền. Bọn chúng cũng không tha dân thường vô tội, với những tội ác bắt cóc tống tiền và giết người tràn lan.
Điển hình là vụ 140 thi thể của người di cư từ Nam Mỹ và Trung Mỹ đã được phát hiện tại một trang trại ở bang Tamaulipas, gần biên giới với Mỹ. Bị bắt cóc trong lúc đang cố vượt biên qua Mexico trong một chiếc xe tải, vì từ chối gia nhập vào tổ chức Zetas nên họ bị chúng đánh đập trước khi hành hình. Cảnh sát Mexico đã bắt giữ 17 nghi can Zetas trong vụ thảm sát ghê rợn này.
Gần đây, cảnh sát Mexico bắt giữ David Romo (42 tuổi), thủ lĩnh của cái gọi là giáo phái Thần Chết (Santa Muerte) với tội danh bắt cóc và tình nghi là thành viên của tập đoàn buôn lậu ma túy khét tiếng Zetas. Theo cáo trạng, Romo đã trợ giúp trong vụ bắt cóc hai người lớn tuổi đòi tiền chuộc. Romo đã phủ nhận mọi lời buộc tội, chỉ công nhận hắn là thành viên của Giáo phái Thần Chết.
Vốn là hai băng đảng ma túy khét tiếng nhất Mexico, các đệ tử của “nàng tiên nâu” nghiện tôn thờ thần Santa Muerte để hoạt động buôn bán được thuận lợi. Theo điều tra của Mỹ và Mexico, Zetas cũng vươn vòi bạch tuộc từ biên giới Mexico đến khu vực Trung Mỹ để tuyển mộ nhân lực, bao gồm các cựu thành viên của Los Kaibiles – lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Guatemala được huấn luyện chiến đấu trong rừng rậm. Ngoài ra Zetas còn bắt tay với Ndrangheta – một trong những tập đoàn tội phạm hùng mạnh nhất Italia chuyên về phân phối cocaine và buôn lậu vũ khí.
Thành viên của Los Zetas dùng hình xăm nữ thần chết trên cánh tay hay ngực làm ám hiệu nhận biết riêng. Liên tiếp trong 3 năm (2010 – 2012), cảnh sát phát hiện thi thể các nạn nhân với chữ cái Z được khắc trên ngực và đầu, trong khi đó tim và não bị cắt bỏ hoàn toàn. Thậm chí nhóm tà giáo này còn lột sạch một bộ xương người, mặc váy cưới và đặt trước một chiếc bàn thờ có tượng của Santa Muerte để cúng tế bên cạnh hai chiếc đầu lâu.
Băng đảng Sinaloa cũng khát máu không kém và “cuồng” sắc đẹp vô hình của Thần chết tới mức đào tạo ra những cỗ máy giết người chuyên cướp trinh tiết của phụ nữ, phanh thây xác trẻ em và cúng tế bằng máu tươi nhằm giành lấy đặc ân được bảo vệ bằng ma thuật từ một bức tượng Thần chết.
Video đang HOT
Cuối tháng 2-2013 vừa qua, FBI đã cho xuất bản một tuyển tập cảnh báo về việc sùng bái Thần chết Santa Muerte trong mọi giai tầng ở Mexico và đang lan ra các nước trong khu vực. Điều đó dấy lên mối lo ngại đáng báo động về một thứ văn hóa ma quỷ đang lây lan và ăn mòn đạo đức…
Theo ANTD
Thịt chó Việt Nam trong mắt người nước ngoài
Báo Guardian (Anh) mới đây vừa có bài viết về món thịt chó được người Việt Nam rất ưa chuộng.
Thị trường thịt chó ở Việt Nam
Theo Guardian, mỗi năm có hàng trăm ngàn con chó được nhập từ Thái Lan về Việt Nam, sau đó phân phối về nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng ngoại ô.
Một chủ quán ở Hà Nội cho biết, không ít xe tải chở chó được vận chuyển từ Lào qua Việt Nam tiêu thụ.
Nguyễn Tiến Tùng, 42 tuổi, người luôn trong trang phục dính đầy máu đang kiểm tra "lò mổ" nằm khuất trong một con ngõ nhỏ. Vào đây, những con chó đã bị làm thịt, lông vương vãi khắp nơi.
Cũng trong khu này, những chiếc lồng nhỏ nhốt chó nằm la liệt. Nhiều con chó vẫn còn đeo chiếc vòng cổ, điều này chứng tỏ chúng từng là thú cưng của người nào đó.
Tùng bước tới lồng, lôi một chú chó và vuốt ve. Khi chú chó vẫy đuôi, Tùng dùng một chiếc gậy kim loại đánh mạnh phang vào đầu. Chó chết, công đoạn làm các món ăn 'khoái khẩu' bắt đầu.
Bên trong một cửa hàng thịt chó ở Hà Nội
Có mặt trên một tuyến phố của quận Cầu Giấy (Hà Nội), phóng viên Guardian vào một tiệm 'cầy tơ bẩy món'.
Ở đây, phóng viên này biết được nhiều món từ "mộc tồn" ăn cùng các loại rau thơm, trong đó có húng quế và lá mơ.
"Có vẻ là lạ khi một người nuôi chó như tôi lại ngồi đây ăn thịt chó. Nhưng tôi chẳng thấy có vấn đề gì. Thịt chó vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe", Đức Cường, 29 tuổi, một khách hàng, vừa nhồm nhoàm nhai vừa cho biết
Cũng theo phóng viên này, không người nào biết chính xác là thịt chó du nhập tới Việt Nam từ bao giờ. Giờ đây món thịt chó đang rất được thịnh hành tại dải đất hình chữ S.
Tổng cộng khoảng 5 triệu con chó bị giết mỗi năm.
'Đại tiệc' thịt chó thường được dùng vào dịp đoàn tụ gia đình, tụ họp bạn bè và đặc biệt là vào những ngày cuối tháng.
Đa số những người Việt Nam, theo Guardian, cho rằng, thịt chó được ưa chuộng không thua kém thịt gà, thịt bò bởi giàu protein.
Cách bán thịt chó cũng rất đa dạng. Những chú chó sau khi bị giết và thui được các chủ quán treo bằng một cái móc kim loại, hoặc đặt lên trên bàn và trưng bày cho người đi đường dễ nhìn thấy.
Theo tìm hiểu, mỗi cửa hàng tiêu thụ khoảng 100 con chó mỗi ngày.
Lợi nhuận 500%
Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có hơn 10 triệu chú chó. Giá thịt chó đang đắt hơn thịt lợn.
Thị trường tiêu thụ tăng cao buộc các nhà kinh doanh tìm nguồn cung cấp từ các vùng nông thôn, nơi chó được nuôi theo hình thức thả rông và những tay "cẩu tặc" vẫn hoạt động.
Đến khi nguồn cung cấp trong nước không đủ, các nhà kinh doanh tìm đến thị trường nước ngoài.
Đường dây kinh doanh chó xuyên quốc gia cũng được thành lập từ đây với khoảng 300.000 con chó được nhập trái phép từ Thái Lan, Lào về Việt Nam.
Khoảng 130 con chó nằm trong những chiếc lồng được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam.
Theo Guardian, việc kinh doanh chó ở Đông Nam Á dường như không gặp bất cứ khó khăn nào.
Chó là mặt hàng không đánh thuế do đó lợi nhuận từ việc kinh doanh vật nuôi này thậm chí lên tới 500%.
Ở Thái Lan, việc vận chuyển chó không có giấy tiêm chủng là trái pháp luật. Điều này cũng tương tự ở Lào.
Theo Guardian, ăn thịt chó không phải là phạm pháp.
Thị trường ở Thái Lan cũng phát triển và thịt chó có giá 200.000 đồng/ kg.
Để vận chuyển trót lọt sang Việt Nam, những chú chó này được vận chuyển qua đường sông Mê Kông sang Lào, rồi từ Lào đi theo quốc lộ 8.
Mỗi chiếc xe tải chở khoảng 8 chiếc lồng với mỗi lồng khoảng 12 đến 15 con chó.
Trung bình mỗi xe tải chở lượng chó giá trị khoảng 13 triệu đồng. Hành trình chở hàng trăm con chó về tới địa phương tiêu thụ ở Việt Nam đều rất thuận lợi và nguyên vẹn.
Tại Hà Nội, thịt chó xuất hiện ở nhiều nơi với hàng chục quầy hàng bày la liệt ngoài vỉa hè. Những người chủ quán luôn tay luôn chân thái, chặt, ướp thịt chó và phục vụ khách hàng.
Nhiều người còn thu thập chân chó để chữa bệnh.
Phóng viên Guardian cho rằng, việc chó ở Việt Nam bị giết nhằm phục vụ cho thị trường ẩm thực xuất phát từ những quy định về Quyền sở hữu vật nuôi chưa được áp dụng. Loài vật này thường được nuôi để làm thịt hoặc phục vụ cho ngành an ninh.
Nếu như ở phương Tây, chó được xem là người bạn thân thiết của con người thì ở Việt Nam, chó bị đưa ra giết và làm thịt một cách tràn lan.
Dường như, đây lại là một thói quen truyền thống ở quốc gia châu Á này.
Theo Nguyễn Thủy (Tiền Phong/Lược dịch từ Guardian)
Lập diễn đàn "thú cưng" để thịt thú rừng Nhiều diễn đàn "yêu thú cưng" trên mạng đang trở thành tụ điểm buôn bán và... "thịt" động vật hoang dã, quý hiếm. Tại cuộc trao đổi với báo chí hôm 23/7, đại diện Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society - WCS) cho hay: Hiện có tới 33 trang mạng về "yêu thú cưng" có các hoạt động...