Sự sống khắc nghiệt nơi tận cùng dãy Himalaya
Cảnh quan cùng cuộc sống ở một trong những khu vực xa xôi và hẻo lánh nhất dãy Himalaya đã được tiết lộ trong bộ ảnh của nhà thám hiểm Darius Radkevicius.
Nhà thám hiểm người Litva Darius Radkevicius đã ghi lại khung cảnh hùng vĩ ở Upper Mustang, một trong những vùng đất xa xôi và hẻo lánh nhất dãy Himalaya. Đây là khu vực bán tự trị của Nepal từng mở cửa cho khách du lịch vào năm 1992. Nhà thám hiểm đã khám phá nơi đây cùng hướng dẫn viên Karma, 2 trợ lý, đầu bếp, người điều khiển 10 con la và một con ngựa. Một trong những điều đầu tiên Darius chú ý về việc trekking ở Upper Mustang là điều kiện khắc nghiệt.
Ông nói: “Ở độ cao khoảng 4.000 m, nắng gắt vào ban ngày và gió lạnh khắc nghiệt bắt đầu từ 13h. Không khí trong những đỉnh núi băng giá của dãy Himalaya nguội dần và biến thành những cơn gió khắc nghiệt, lạnh và rất mạnh”.
Dù môi trường khắc nghiệt, Darius vẫn rất háo hức trở lại Upper Mustang để ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp một lần nữa. Ông nói thêm: “Bạn sẽ cảm thấy như đang du hành thời gian hoặc lạc trong một số bộ phim giả tưởng”. Mustang có những ngọn núi tuyệt đẹp với các con đường quanh co. Mỗi ngày, màu sắc của các ngọn núi thay đổi vàng, đỏ, xanh lá cây và xám. Himalaya là một nơi bí ẩn cần được khám phá. Tới đây, con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên. Cảnh quan thay đổi hàng ngày trên từng bước chân của bạn.
Video đang HOT
Sự sống tồn tại giữa khí hậu khắc nghiệt
Vào lúc chạng vạng, không khí lạnh ở nhiệt độ âm nhưng các ngôi nhà ở đây không có thiết bị sưởi ấm. Đốt củi không phải là lựa chọn tốt bởi trên độ cao hơn 1.500 m, cây cối ngừng phát triển và việc di chuyển chúng từ dưới lên rất tốn kém. Người dân địa phương nấu ăn trên phân khô được chọn lọc bởi những người chăn cừu. Nước sinh hoạt sẽ đóng băng vào ban đêm.
Bạn không thể dùng nước trong nhà vệ sinh hoặc vòi cho đến khi mặt trời mọc. Không khí khô với độ ẩm khoảng 30% khiến cho mũi bị khô và bị phủ vảy máu. Cuộc sống ở đây không dễ dàng. Sự vĩ đại trong quá khứ của con đường tơ lụa một thời giờ chỉ có thể nhìn thấy trong những tàn tích còn sót lại xung quanh.
Tuy nhiên, con người nơi đây mến khách và thân thiện. Họ dường như vẫn tồn tại theo cách tổ tiên từng sống bằng việc chăn gia súc, trồng trọt và buôn bán nhỏ. Nếu du lịch ở Mustang vào cuối tháng 11, bạn có thể không tìm thấy người dân địa phương. Họ thường di cư đến vùng đất thấp của Nepal vì việc sống trong mùa đông ở Mustang gần như không thể.
Anh Tú
Ảnh: Darius Radkevicius
Biến thành thị trấn ma vì nhiệt độ quanh năm luôn trên 35 độ C
Mặc dù nơi này có tài nguyên muối, có nguồn nước dồi dào nhưng nhiệt độ quanh năm luôn cao đã khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.
Hiện tại có quá nhiều nơi trên thế giới rơi vào tình trạng không người ở, nguyên nhân có thể vì vị trí địa lý, kinh tế, khí hậu, cạn kiệt tài nguyên... Và cũng có một nơi như vậy, cả một vùng đất rộng lớn bỗng dưng biến thành thị trấn ma mà nguyên nhân của nó lại là do nhiệt độ. Nơi này được gọi là Dallol, một thị trấn nhỏ ở Ethiopia, thấp hơn mực nước biển 130m.
Trên thực tế, Dallol trong quá khứ luôn là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới. Kỷ lục nhiệt độ trung bình ở đây luôn cao hơn 35 độ C nhưng vẫn có người sinh sống. Điều kỳ lạ là mặc dù thị trấn này gần biển, nhưng nó vẫn là một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới.
Sở dĩ nơi này vừa xa xôi vừa khắc nghiệt là do nó dù gần biển nhưng xung quanh không có thành phố nào cả, tách biệt hoàn toàn với nhiều nơi khác. Người dân sinh sống ở đây muốn đến thành phố gần nhất phải tốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt, phương tiện chủ yếu ở đây là lạc đà, do đó tốc độ di chuyển rất chậm.
Dù điều kiện thời tiết ở đây quanh năm nóng bức, nếu là người bình thường thì rất khó có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, tài nguyên ở đây rất phong phú, không chỉ có năng lượng địa nhiệt mà còn có mỏ muối kali có trữ lượng rất lớn.
Bên cạnh đó, có một dòng suối chảy qua đây nên người dân có thể sử dụng nước suối và buôn bán muối kali để sống qua ngày. Chính vì lý do vậy mà Dallol vẫn có nhiều người chấp nhận ở lại đây sinh sống.
Vào đầu thế kỷ trước, sản lượng muối kali tại Dallol đạt 5,1 tấn nhưng không kéo dài được lâu, khiến cuộc sống của người dân cũng bấp bênh theo. Nhà cửa ở đây được xây dựng bằng những khối muối lớn, nhưng vì điều kiện khắc nghiệt và chi phí xây dựng cao nên cuối cùng rất nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang.
Năm 2004, kênh National Geographic đã làm một bộ phim tài liệu và Dallol đột nhiên trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến. Tuy vậy, không phải ai cũng muốn đến nơi này để du lịch hay sinh sống. Khí hậu ở đây ngày càng khắc nghiệt, rất ít người muốn tiếp cận. Do đó, người ta dự đoán cuộc sống của người dân bản địa ở đây không thể kéo dài trong tương lai. Một nơi cực kỳ khó sống.
Tại Dallol, trước đây ban đêm nhiệt độ có thể giảm đi ít nhiều nên cuộc sống của người dân cũng dễ chịu hơn. Nhưng theo dữ liệu đo được trong 6 năm trước, tháng lạnh nhất ở đây có nhiệt độ từ 24,6 độ đến 36,1 độ, tháng nóng nhất từ 30,4 đến 46,7 độ, thậm chí đỉnh điểm lên tới 49 độ cũng đã từng xuất hiện. Bây giờ dù là ban đêm hay ban ngày thì nhiệt độ cũng không chênh lệch bao nhiêu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Với điều kiện sống ngày càng khắc nghiệt như vậy, không có gì lạ khi Dallol sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một thị trấn ma. Bây giờ nơi này không còn nhiều người ở nữa, trở thành một vùng đất hoang, mặc dù tài nguyên ở đây vẫn còn.
Cảnh quan ở đây thực sự rất đẹp, nhiều người tin rằng nếu đầu tư vào thì du lịch sẽ rất phát triển, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, Ethiopia là một quốc gia nghèo, vì thế sẽ còn rất lâu mới có thể biến nơi này trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Phan Hằng
Theo baogiaothong.vn/QQ
Khung cảnh làng quê miền Trung thơ mộng, đẹp say lòng Núi Ấn, sông Trà thơ mộng, con don, cái hến ngọt ngào, biển xanh, cát trắng bao la và những làng quê yên bình sau lũy tre đã tạo nên bức tranh Quảng Ngãi đẹp say lòng. Bức tranh làng quê yên bình, dân dã Giữa mảnh đất miền Trung khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng...