“Sự sống hoàng hôn” đang ngự trị ở hành tinh hai mặt?
Một thiết kế hành tinh hoàn toàn khác với Trái Đất – dạng hành tinh nhãn cầu cực đoan – vẫn có thể nuôi dưỡng sự sống theo cách bất ngờ.
Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Ana Lobo từ Trường Đại học California Irvine (UCI – Mỹ) đã để cử thứ mà họ gọi là “hành tinh nhãn cầu” vào danh sách các thế giới nên được nghiên cứu sâu trong các cuộc tìm kiếm “miền đất hứa” của sự sống.
Các kính viễn vọng của NASA đã tìm ra khoảng 5.300 ngoại hành tinh, tức các hành tinh thuộc các hệ sao khác. Để tìm hiểu toàn bộ chúng là một công việc khổng lồ nên các nhà khoa học luôn cố tìm ra các “bộ lọc” phù hợp để xác định những loại nào có khả năng sinh sống cao nhất.
” Hành tinh nhãn cầu” mà nhóm nghiên cứu đề cập thường bị coi là khó sống.
Ảnh đồ họa mô tả một “hành tinh nhãn cầu” trông giống con mắt, với một nửa ban ngày, nửa ban đêm chủ yếu đóng băng nhưng có một vành đai lúc đóng băng lúc không ở phần tiếp giáp nửa ban ngày – Ảnh: Ana Lobo
Chúng là dạng hành tinh hai mặt, một nửa luôn là ban ngày, một nửa luôn là ban đêm, vì bị khóa thủy triều với ngôi sao mẹ, giống như cách Mặt Trăng bị khóa thủy triều với Trái Đất khiến chúng ta luôn nhìn thấy nó với một mặt duy nhất.
Video đang HOT
Mặt ban ngày quả thật khó để sống bởi hành tinh bị khóa thủy triều thường gần sao mẹ, do đó mặt này sẽ là một thế giới “hỏa ngục” quá nóng bỏng.
Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal hướng tới nơi có tiềm năng hơn: Mặt ban đêm.
Đó phải là dạng hành tinh hai mặt có nhiều đất, bởi nếu quá nhiều nước thì số nước bị bốc hơi ở mặt ban ngày đủ bao phủ hành tinh trong một biển mây dày đặc, gây ra hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt.
Một hành tinh hai mặt nhiều đất sẽ hội đủ điều kiện để các sông băng ở mặt ban đêm lạnh giá có thể tan chảy vào các mùa mà nhiệt độ tăng lên trên mức đóng băng, tạo ra một vành đai có thể ở được ở dải ban đêm tiếp giáp với ranh giới mặt ban ngày, khu vực “hoàng hôn” của hành tinh.
Trước đó, nhiều nghiên cứu từ chính các sinh vật cực đoan của Trái Đất cho thấy nhiều sinh vật vẫn có thể tồn tại mà không cần có đủ đầy các yếu tố như nhiệt độ ôn hòa, ánh sáng ban ngày rực rỡ, thức ăn phong phú như chúng ta. Với một số, một chút ánh sáng hoàng hôn, một chút nước có thể đủ.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các ngoại hành tinh hai mặt tốt nhất để nghiên cứu sẽ là những cái quay quanh sao lùn đỏ, dạng sao nhỏ, mờ, mát hơn Mặt Trời rất nhiều, giúp các hành tinh ở gần tới mức bị khóa thủy triều không đến nỗi bị thiêu đốt bởi sao mẹ.
Ngôi sao nhỏ, mát tức vùng sự sống Goldilocks của nó cũng gần sao mẹ hơn, như vậy các hành tinh bị khóa thủy triều có thể lọt giữa vùng sự sống của hệ sao đó, như cách Trái Đất nằm ngay giữa vùng sự sống của Mặt Trời (vùng không gian từ Sao Kim tới Sao Hỏa).
Cực hiếm: Trái Đất trúng "cầu lửa bóng tối" bắn ngược từ vũ trụ
Quả cầu lửa không bắn về phía Trái Đất mà về phía ngược lại, nhưng nó quá mạnh tới nỗi sóng xung kích đã lan tỏa tới tận Trái Đất và được xác định là nguyên nhân của một vụ mất sóng vô tuyến đột ngột gần đây.
Theo Science Alert, dữ liệu ngày 13-3 từ Đài quan sát Mặt Trời và nhật quyển (SOHO) của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và NASA đã ghi lại một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) cực mạnh, hiện ra như một vầng mây sáng mở rộng với tốc độ cực cao - 2.127 km/giây.
Việc Mặt Trời phun ra các CME - dạng cầu lửa vũ trụ bằng plasma - không có gì lạ, nhưng thông thường Trái Đất chị bị ảnh hưởng khi các CME này hướng thẳng vào nó.
Vụ phóng CME hôm 13-3 - Ảnh: SOHO/NASA/ESA
CME này được tờ Space gọi là quả cầu "plasma bóng tối", bởi nó được bắn vào hướng ngược lại với Trái Đất. Tuy nhiên vụ phun trào quá mạnh đến nỗi sóng xung kích của nó lan tỏa khắp không gian, dội vào cả hướng ngược lại và tạo ra một cơn bão địa từ cấp G2 tấn công Trái Đất.
Sự kiện được cho là đã tạo ra cực quang và một vụ gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn được ghi nhận ở các nước Âu - Mỹ gần Bắc Cực hôm 15-3.
CME lần này được xếp vào loại R, rất hiếm, phát ra từ một vết đen Mặt Trời ở phía kia của ngôi sao mẹ.
Tàu SOHO - Ảnh: ESA
Thủ phạm tiềm năng của sự kiện này là AR3234, một vết đen Mặt Trời đã khuất tầm mắt theo góc nhìn từ Trái Đất từ ngày 4-3, sau khi tuôn ra 49 quả pháo sáng cấp C, 12 quả pháo sáng cấp M và 1 quả cấp X (loại mạnh nhất), kèm theo nhiều CME, trong đó nhiều cái đã trúng Trái Đất.
Theo NASA, tàu thăm dò Mặt Trời khác của họ là Paker sẽ ở ngay tầm ngắm của vết đen AR3234, trong ngày 17-3 và có cơ hội thu thập dữ liệu kỹ càng hơn về họng súng vũ trụ hung dữ này. Sẽ mất một ít thời gian để dữ liệu ngày 17-3 của tàu được tải về Trái Đất và phân tích.
Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA và Tàu quỹ đạo Mặt Trời của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cũng sẽ cùng tham gia với hai tàu SOHO và Paker trong cuộc nghiên cứu này.
Mỹ: Chụp được "vườn ươm sự sống" ngoài hành tinh cách 1.305 năm ánh sáng Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (NRAO - Mỹ) đã xác định được dấu hiệu của "suối nguồn sự sống" trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao trẻ mang tên V883 Orions. Theo Sci-News, dữ liệu đột phá được ghi nhận bởi hệ thống quan sát thiên văn vô tuyến mạnh nhất thế...