Sự sao chép mạo hiểm
Quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) in thêm 60 tỉ euro mỗi tháng trong 19 tháng liền để mua vào trái phiếu nhà nước và cổ phần doanh nghiệp trong khu vực đồng euro (Eurozone) không phải là thí nghiệm chính sách tiền tệ mới, mà là sự sao chép những gì Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã làm nhiều năm nay và giờ đang chuẩn bị kết thúc.
Logo đồng tiền chung châu Âu euro trước Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Đức – Ảnh: AFP
Với chính sách đó, ECB đã thay thế chính phủ các quốc gia thành viên để thực thi chính sách kinh tế. Về phương diện này thì đây lại chính là thí nghiệm chính sách mới nhất của ECB.
Dẫu là gì thì nó cũng đều rất mạo hiểm đối với ECB, đầy rủi ro đối với Eurozone và số phận của chính đồng euro. Để giúp các thành viên Eurozone thoát khỏi khủng hoảng và phát triển kinh tế, ECB hạ lãi suất cơ bản và hỗ trợ tín dụng. Chính sách tiền tệ không đưa lại kết quả như mong đợi nên ECB thực hiện luôn cả chính sách kinh tế mà lẽ ra thuộc phạm vi thẩm quyền của chính phủ các quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Ý tốt và tình ngay thật đấy, nhưng nếu kết quả chỉ là giảm nợ công cho các chính phủ chứ không kích thích được nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh thì không thể xoay chuyển được chiều hướng lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ giảm phát tiếp tục tăng, không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà chỉ làm cho thị trường cổ phiếu và bất động sản thêm sôi động. Nếu như thế thì đâu có khác gì ECB in tiền cho chính phủ các quốc gia thành viên chi tiêu, ECB và chính sách tiền tệ của ECB sẽ không còn được tin cậy nữa. Khi đó, mạo hiểm sẽ trở nên nguy hiểm đối với ECB, đồng euro và thậm chí cả EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tòa án Bồ Đào Nha ra phán quyết bắt giam cựu Thủ tướng Socrates
Tòa án Bồ Đào Nha ngày 24/11 ra lệnh bắt giam cựu Thủ tướng Jose Socrates do nghi án trốn thuế và mở tài khoản ngân hàng phi pháp.
Ông Jose Socrates bị bắt giữ tại sân bay Lisbon
Ông Jose Socrates đã bị tạm giam kể từ sau vụ bắt giữ đột ngột hôm 21/11 vừa qua tại sân bay Lisbon khi vừa trở về từ Paris (Pháp).
Sau đó, nhà chức trách Bồ Đào Nha đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh và nơi ở của ông Socrates tại Lisbon, trong đó bao gồm các khoản tiền gửi của ông Socrates so với số tiền thu nhập mà ông khai báo với các cơ quan thuế, và một căn hộ mà ông Socrates từng sống tại Paris vào năm 2012 có giá trị ước tính 3 triệu euro (3,7 triệu USD).
Kết thúc thời gian thẩm vấn kéo dài song song với hoạt động điều tra, tòa án Bồ Đào Nha đã ra phán quyết giam giữ cựu chính trị gia này, cùng án tù dành cho lái xe riêng của ông và doanh nhân Carlos Santos.
Luật sư bào chữa của ông Socrates, Joao Araujo, cho rằng quyết định của tòa là "bất công, phi lý," đồng thời đề nghị trả tự do cho thân chủ của mình.
Chính phủ trung hữu của Thủ tướng Pedro Passos Coelho thể hiện thái độ khá thận trọng trước vụ án này với việc cho rằng vụ án thiên về vấn đề luật pháp hơn về vấn đề chính trị, đồng thời nhấn mạnh Bồ Đào Nha có những tổ chức uy tín để điều tra vụ việc này.
Hoạt động bắt giữ ông Socrates là vụ việc mới nhất gây xôn xao trong giới chính trị Bồ Đào Nha, tiếp ngay sau một vụ bê bối "thị thực vàng" khiến Bộ trưởng Nội vụ Miguel Macedo phải từ chức.
Ông Socrates, 57 tuổi, giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 2005-2011 và đã giúp nước này ký thành công gói cứu trợ 78 tỷ euro với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Tuy nhiên, phe đối lập cho rằng Bồ Đào Nha phải tìm đến cứu trợ là vì chính ông Socrates đã đẩy đất nước vào khủng hoảng.
Uy tín của chính phủ bị suy giảm nghiêm trọng khiến ông thất cử và phải di cư sang Pháp năm 2011.
Theo TTXVN/(Vietnam )
Trung Quốc "nhái" tượng Nhân sư nổi tiếng của Ai Cập Một bức tượng khổng lồ "nhái" tượng Nhân sư nổi tiếng ở Giza, Ai Cập đã xuất hiện tại một ngôi làng ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc. Tượng Nhân sư tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tượng Nhân sư "nhái" cao 20 mét và dài 60 mét. Nó được xây dựng tại một khu vực có nhiều cây cối và...