Sư “rởm” đi khất thực về… nuôi vợ, con
Lý giải về hành vi giả nhà sư đi khất thực, 1 trong số các đối tượng đã lấy lý do đi khất thực về… nuôi vợ, con.
Theo báo Dân Việt, sáng 20/2, Ban Trị sự Phật giáo TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) nhờ sự hỗ trợ của các “hiệp sĩ đường phố” Bình Dương đã tìm ra và xử lý 3 sư giả. Thừa lúc dòng người đổ về Bình Dương đi chùa Bà rất đông, các đối tượng này đóng giả nhà sư để “khất thực”. Trong 3 “vị sư” bị tóm có vị trong bình bát chứa hơn 700 ngàn đồng.
Sư giả Khanh (trái) và sư giả Hường – Ảnh: báo Dân Việt
Liên quan đến vụ việc, báo Người lao động cho hay, đối tượng đầu tiên bị mời về là một người đàn ông trung niên đang “khất thực” trên đường Đinh Bộ Lĩnh. Khi phóng viên hỏi: “Thưa, ông là sư thật hay sư giả?”. Ông này tỏ vẻ trang nghiêm từ tốn bảo: “Tôi tên Xa Vi. Pháp danh Thích Từ Khanh, thế danh Trần Văn Khanh, 39 tuổi, ngụ ấp Xóm Chùa, xã An Phú, huyện Củ chi -TPHCM. Tôi là nhà sư thật!”.
Đại Đức Thích Mỹ Ý (1 trong 3 nhà sư được phân công dẹp nạn sư giả) kiểm tra đối tượng Trần Văn Khanh bằng vài câu hỏi liên quan tri thức nhà Phật thì y bối rối, ú ớ. Khi Đại Đức Thích Mỹ Ý bảo Khanh viết tên tuổi, quê quán, nơi thường khất thực ra giấy thì đối tượng viết chữ rất xấu và sai chính tả trầm trọng. Chữ “khất thực” bị viết nhầm thành “thất thật”. Chỉ cần nhìn sơ Đại đức Thích Mỹ Ý đã khẳng định Trần Văn Khanh là sư giả!
Khanh thừa nhận mình bắt đầu giả sư từ khoảng 10 năm trước. Lúc đó Khanh đang là công nhân một công ty sản xuất giày gần cầu Bình Triệu (TP HCM). Tại đây, Khanh quen biết với nhiều người quê Nghệ An, Thanh Hóa vào ở trọ và hành nghề giả sư.
Video đang HOT
Khanh khai: “Nhờ họ chỉ tôi mới biết cách làm. Nhưng tôi đi khất thực vài bữa thì bị bắt tại TP HCM. Tôi nghỉ đi làm thuê. Rồi tôi bị bệnh viêm gan B, không làm việc nặng được nên tôi quay lại hành nghề giả sư tiếp”.
Khanh khai một ngày đi khất thực từ 7 đến khoảng 9 giờ, kiếm được nhiều nhất tầm 400.000 đồng. “Tôi có vợ với 3 đứa con đang học. Giả sư tôi áy náy nhưng phải làm nuôi con thôi” – Khanh than vãn.
Nguyễn Thị Ngọc Hường là tên một trong những sư giả khác cũng bị vạch mặt vào sáng 20-2. Đối diện với Đại đức Thích Mỹ Ý, Hường khai: “Con mới sinh em bé. Không làm gì được nên đi khất thực. Mà dịp rằm này con mới đi. Mỗi ngày con đi khất thực kiếm một vài trăm về mua sữa cho con của con thôi”.
Hường khai mình 36 tuổi, ngụ phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, đã ly dị chồng. Hường kể mình ra đường thấy người ta khất thực dễ kiếm tiền quá nên bắt chước. Hường mua áo nhà sư rồi lên khu Chợ Lớn, TP HCM mua bình bát hành nghề.
Lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương khẳng định ở tỉnh này gần như không có nhà sư chính hiệu nào đi khất thực. Vì vậy, những nhà sư áo quần luộm thuộm, cầm bình bát xin tiền ngoài đường đều là sư giả.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo DSPL
Giả người tu hành khất thực, trong chớp nhoáng xin được cả bạc triệu
Chiều 9.7 Tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Đà Nẵng cho biết đã đưa 2 "nhà sư giả" vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố.
Ông Sửa (bên trái) và ông Sơn
Sáng cùng ngày, người dân đường Lương Ngọc Quyến phát hiện 2 người này đi xe gắn máy đến gửi trong bãi, gửi giày dép, khoác áo nhà sư rồi đi dọc đường Lương Ngọc Quyến, vào trong chợ Đống Đa xin tiền người dân và tiểu thương.
Nhận tin báo, Tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn cùng Công an Q.Hải Châu, P.Thanh Bình mời cả 2 về Công an P.Thanh Bình.
Qua kiểm tra, 2 ông này là Dương Văn Sửa (61 tuổi, quê Hưng Yên, tạm trú xã Phước Tân, TP.Biên Hòa) và Lê Thanh Sơn (49 tuổi, quê ấp 3, xã An Phước, H.Long Thành, tạm trú xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Mời 2 ông về Trung tâm Bảo trợ xã hội trong khi chờ thủ tục bàn giao về địa phương
Ông Sử và ông Sơn đều cho rằng mình là người tu hành thật trong chùa ở Đồng Nai ra Đà Nẵng để khất thực, tuy nhiên họ không xuất trình được giấy giới thiệu cũng như không báo cáo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương khất thực theo quy định.
Tiếp tục làm rõ, đến trưa cùng ngày, 2 ông này thú nhận do thất nghiệp nên ra Đà Nẵng đóng giả nhà sư xin tiền.
Chỉ trong ít phút "hành nghề" tại chợ Đống Đa, ông Sửu xin được hơn 726.000 đồng, ông Sơn xin được hơn 200.000 đồng.
Hiện Sở Lao động Thương binh và Xã hội đang làm thủ tục thông báo về địa phương cư trú để bàn giao 2 ông này.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Lại giả danh nhà sư đi khất thực Ngày 16.3, Công an huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cho biết công an đã lập biên bản và buộc cam kết không tái phạm đối với Phạm Văn Chiếu (33 tuổi, ngụ ấp 1 xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) về hành vi giả danh nhà sư đi khất thực. Chiếu tại cơ quan công an - Ảnh cắt...