“Sự ra đi của Đại tướng đã thức tỉnh chúng con”
“ Những ngày này, đi qua số 30 Hòang Diệu mới thấy sao những tháng ngày qua mình sống quá vô nghĩa. Tiền tài danh lợi có là gì? Đại tướng! Xin cám ơn Người đã thức tỉnh chúng con.” – một trong số hàng ngàn người đã thể hiện cảm xúc trên trang Facebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hàng ngàn lời tiếc thương đã được viết trên trang Facebook mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trên trang facebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp do người thân của Đại tướng vừa lập ra, ngay trong chiều và đêm 8/10, cả chục ngàn người đã bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn với Đại tướng. Đặc biệt, có rất nhiều người đã hứa với Đại tướng sẽ sống xứng đáng với Người…
Chiều muộn ngày 8/10, thông tin gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lập trang facebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp để chia sẻ thông tin về Đại tướng nhanh chóng được cư dân mạng biết đến. Hàng chục nghìn người đã vào đọc, và hàng trăm người đã viết những dòng tận gan ruột để tỏ lòng tiếc thương Đại tướng.
Trong trang Facebook mang tên Đại tướng, hàng trăm bài thơ, có bài làm từ cách đây nhiều năm, có bài vừa được những người kính yêu Đại tướng viết sau khi nghe tin Đại tướng qua đời… đã được người dân đưa lên. Những lời thơ da diết, những lời thơ tràn nước mắt tiễn biệt con người kiệt xuất. Đặc biệt, trong số đó, có rất nhiều bài thơ, lời ca ngợi và nước mắt của thế hệ con cháu những người từng là người lính Cụ Hồ, những người cựu chiến binh Điện Biên…
“Người về với cõi Vĩnh hằng.
Sương đêm đã chít khăn tang trắng trời.
Biển đừng vỗ sóng, Biển ơi!
Gió kia ngừng lặng! để Người tĩnh Tâm.
Trần gian ủ rũ khóc thầm.
Bạn bè, đồng chí, người thân đau lòng.
Văn-Nhân-Võ-Đức, vô song.
Cả đời Người chỉ ước mong Hòa Bình.
Tiễn Người, Đại tướng anh minh.
Vần Thơ nhòa lệ, nặng tình Nước non.
Người đi, Danh-Tiếng mãi còn.
Video đang HOT
Non sông nước Việt dấu son một thời.
Người về một cõi xa xôi….
Thu buồn ứa lệ tiễn Người…Vĩ Nhân!
Lớp con cháu của các cựu chiến binh nhớ Đại tướng.
“Đại tướng là thần tượng của cháu. Cháu là người yêu lịch sử và yêu Đại tướng vô cùng. Bố cháu là một người lính Trường Sơn năm xưa, bố cháu rất cứng rắn nhưng bố cháu đã khóc, nước mắt của một người lính đã ở tuổi cổ lai hi ngay tại sân vườn nhà Đại Tướng chiều 6/10/2013, con cháu cũng khóc mặc dù mới chỉ học cấp I. Hiện tai, khi cháu viết những dòng này, cháu cũng đang khóc. Đại tướng là một nhân cách rất lớn, một người quá vĩ đại. Cháu yêu Đại tướng, ngưỡng mộ và tôn kính không sao kể hết. Cháu xin phép được bái vọng người. Cháu yêu Đại tướng. Kính mong Đại tướng được bằng an.”
“Một cựu chiến binh Điện Biên Phủ năm xưa, nay đã ngoài 80 tuổi đang rất đau lòng trước sự ra đi của Đại tướng. Hàng chục năm nay không lúc nào không nhắc về Đại tướng, luôn yêu cầu con cái sưu tầm tư liệu, phim ảnh về Đại tướng. Khi được thông báo tin ngay tối 4/10, Đại tướng đã mãi mãi ra đi, cả hai bố con đều khóc. Nhớ Đại tướng lắm, bác ơi.”
Tự hào là người Việt Nam, nơi có Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Tôi đang du lich, thăm hai chau ngoai tai Auckland, N.Z thi đuoc hung tin vê sự ra đi vê coi vinh hăng cua người anh Ca thân yêu cua dân tôc Việt Nam, môt siêu đai tuong cua thê ky Hai mươi. Tôi hanh diên vi người anh hung dân tôc được nhiêu ban be năm châu kinh nê. Tôi vinh hanh la môt công dân Viêt Nam”
“Tối nay lúc 23h30 đi qua nhà Đại tướng để được cúi lạy người. Vẫn còn rất đông người dân đứng trước cổng nhà bác vái lạy bác từ xa. Từng tốp từng tốp đứng nói chuyện về những chiến công hiển hách của người. Lời nói xúc động, mắt ai cũng đỏ hoe. Thật cảm động và đáng tự hào. Và cháu là người Việt Nam”.
“Chúng cháu sẽ sống xứng đáng với Bác!”
“Trước sự ra đi của Đại tướng, cháu bỗng suy nghĩ lại rất nhiều về những điều đã và sẽ làm. Đất nước sẽ không thể thay đổi tốt đẹp hơn nếu chỉ toàn những người sống cho bản thân, bon chen lợi lộc. Cháu sẽ noi theo gương Bác mà sống tốt hơn, và biết cống hiến. Cháu nghĩ nhiều người trẻ cũng nghĩ như cháu”
“ Xã hội có thể còn những điều xấu xa, nhưng tấm gương sáng ngời của Đại tướng là kim chỉ nam để chúng con tìm được đường đi đúng đắn cho mình. Con nguyện đứng thẳng làm người, sống xứng đáng với Người”.
“Con xin nghiêng mình trước anh linh Đại Tướng và nguyện xin hứa luôn luôn sống xứng đáng với những hi sinh của Đại Tướng và những bậc tiền nhân đã dày công un đắp, cho Dân Tộc và cho Tổ Quốc này”.
“Ngày hôm nay người dân nói về bác trong sự đau buồn mất mát, trong giọt nước mắt đau thương. Nhưng ngày mai, điều đó sẽ biến thành sức mạnh, thành niềm tự hào của cả dân tộc”.
Những đức tính cao đẹp, nhân cách một vị thánh hiền của Đại tướng đang lan tỏa, thấm đẫm trong trái tim của hàng triệu người dân nước Việt hôm nay…Và, khi Người nằm xuống thì cũng chính là lúc những mầm thiện lại đang bắt đầu nảy nở…
“Con bỗng thấy mình quá nhỏ bé, quá tầm thường. Đại tướng!, con sẽ tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với hai tiếng Việt Nam, xứng đáng với những gì mà bác đã làm vì đất nước này”
“ Xin cảm ơn người, Đại tướng! Niềm tin cho chúng con, niềm tin còn cho nhiều thế hệ. Biểu tượng của người mãi sống trong ký ức của chúng con! Giọt nước mắt mặn mòi này xin vì Người mà chảy xuống…”
“Những ngày này, đi qua số 30 Hòang Diệu mới thấy sao những tháng ngày qua mình sống quá vô nghĩa. Tiền tài danh lợi có là gì? Đại tướng! Xin cám ơn Đại tướng đã thức tỉnh chúng con.”
“Xin Đại tướng hãy yên lòng ra đi
Cháu con đoàn kết, sẽ nghĩ suy
Chung sức đồng tâm xây đất nước
Sánh với năm châu chẳng kém gì”
“Cảm tạ cụ và các vị anh linh cùng thời đã mang tới tự do độc lập, chúng con sẽ làm hết sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.”
“Cháu ở xa không có cơ hội đến viếng bác, xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của bác, người con vĩ đại của Tổ Quốc, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa tư tưởng lớn của đất nước, niềm tự hào của cả dân tộc. Xin luôn học tập và noi theo tấm gương của Đại tướng.”
“Hãy để cho tâm trí lắng xuống, để cùng nhau thấu hiểu những nỗi đau, lĩnh hội những điều trăn trở của Đại tướng, để thúc giục chính mình phải suy nghĩ, phải hành động!”
“Đại tướng mãi trong tim mỗi con người Việt Nam chúng ta. Đại tướng vẫn là ngọn cờ đầu cho phong trào đấu tranh Giải phóng dân tộc để đât nước ta mới có độc lập như ngày hôm nay. Chúng cháu sẽ mãi tiếp bước truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc Việt Nam.”
“Xin thắp 1 nén tâm hương dâng lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người làm rạng danh non sông, đát nước Việt Nam, làm cho bao quân thù khiếp vía. Thế hệ trẻ luôn tự hào và nguyện học tập theo gương của Đại tướng”. “Người là Đại tướng đầu tiên của đất nước. mong người an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng”.
“Chúng ta hãy biến đau thương thành hành động cùng nhau xây dựng nước Việt Nam mãi mãi giàu đẹp có như vậy từ nơi xa Đại Tướng mới vui được”
“Vĩnh biệt Người – Đại tướng của nền độc lập dân tộc và hòa bình nhân loại. Thế hệ chúng cháu sẽ tiếp bước con đường của Người.”
***
Gần 10 vạn người đã vào trang Facebook mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ sau một đêm. Hàng ngàn người đã viết những cảm nhận trước nỗi mất mát to lớn của cả dân tộc. Hàng trăm bài thơ thấm đẫm nước mắt khóc thương Người. Và ở nơi ấy, số 30 Hoàng Diệu, mỗi ngày, có hàng vạn người đến để tỏ lòng thành kính với vị Đại tướng của Nhân dân. Những đức tính cao đẹp, nhân cách một vị thánh hiền của Đại tướng đang lan tỏa, thấm đẫm trong trái tim của hàng triệu người dân nước Việt hôm nay…Và, khi Đại tướng nằm xuống thì cũng chính là lúc những mầm thiện lại đang bắt đầu nảy nở…
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Đếm nhịp tim giây phút cuối cùng của Đại tướng
Chừng 17 giờ 30 chiều ngày 4/10, mạch của Đại tướng chỉ còn 37 nhịp/phút. Rồi tiếp đến là 36, 39, rồi 35, 29 và 27 và cứ giảm dần, giảm dần...
Tất cả những người có mặt bên giường bệnh của Đại tướng đã không tránh khỏi xót xa, những tiếng nấc nghẹn, những cái quệt tay chùi nước mắt của người thân, điều dưỡng và cán bộ bệnh viện.
Và rồi nhịp tim của Đại tướng đã dừng lại lúc 18g09 chiều 4/10/2013. Những tiếng khóc vỡ òa ngay tại căn phòng tầng 2 nơi Đại tướng nằm.
Thiếu tướng - TS Nguyễn Trọng Chính (bìa trái), chính ủy Bệnh viện 108, đưa đoàn cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 7/2012.
Ký ức của những người cận kề bên Đại tướng giây phút cuối vẫn vẹn nguyên nỗi đau, mất mát về sự ra đi của vị tướng già.
"Giây phút ấy mọi người đều có mặt và tất cả chúng tôi hiểu rằng điều này rồi sẽ đến nhưng không ai cầm được nước mắt. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào tin được ông đã ra đi", chị Trần Ngọc Lan, một trong hai đầu bếp đã phục vụ những bữa ăn cho Đại tướng ở bệnh viện, bật khóc.
Sự im lặng, mất mát xâm lấn dần. Giáo sư, anh hùng lao động Phạm Gia Khải, người có mặt trong tất cả buổi hội chẩn liên quan đến sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: "Ngay cả lúc 15g chiều dù sức khỏe đã suy kiệt lắm rồi nhưng Đại tướng vẫn còn rất tỉnh táo. Tôi còn nhớ mỗi lần đến thăm ông trước đây, dù ông phải mở khí quản vì thở khó khăn nhưng lần nào ông cũng bắt tay tôi và cười rất đôn hậu. Nhưng trong lần gặp cuối cùng ấy, ông không bắt tay tôi nữa, nhưng khi chúng tôi chào thì trên gương mặt ông đã biểu lộ cảm xúc".
Sau những giờ phút thăm bệnh Đại tướng lần cuối cùng, 4 người con của đại tướng cùng toàn bộ êkip bác sĩ của Bệnh viện 108, bác sĩ riêng của Đại tướng đã gắn bó với sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được mời xuống phòng hội chẩn dưới tầng 1.
Sau khi nghe các bác sĩ báo cáo tình trạng tim mạch, huyết áp, nước tiểu, hồng cầu, tiểu cầu... từ kíp trực bệnh và các bác sĩ cũng đưa ra nhận định, đánh giá về sức khỏe của Đại tướng.
Sau đó bác sĩ hỏi ý kiến lần lượt các người con của Đại tướng rồi giáo sư Phạm Gia Khải mới đưa ra kết luận cuối cùng.
"Lúc ấy tôi đã nói rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là bệnh nhân mà ông còn là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Nhưng Đại tướng đã 103 tuổi, cơ thể cũng đã già nua và tất cả phương tiện hiện đại không thể chống chọi lại được với sự suy giảm này. Dù rất đau lòng nhưng chúng tôi phải chấp nhận thực tế ấy. Và các con của Đại tướng cũng thống nhất quan điểm đối với đội ngũ các bác sĩ", giáo sư Phạm Gia Khải kể về buổi hội chẩn cuối cùng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Buổi hội chẩn kéo dài hơn so với rất nhiều buổi hội chẩn khác. 17h chiều, buổi hội chẩn kết thúc. Lúc này toàn bộ người thân và các bác sĩ Bệnh viện 108 đã có mặt bên giường bệnh của Đại tướng chờ đợi giây phút đau lòng nhất.
"Dù biết giây phút ấy rồi cũng sẽ đến nhưng đội ngũ cán bộ y tế gắn bó với người cảm thấy rất đau đớn", thượng tá, bác sĩ Vũ Phi Hải, phó chủ nhiệm khoa A11, vẫn còn thảng thốt khi nói về tình cảm của những người ở lại đối với Đại tướng.
Bác sĩ Vũ Phi Hải rưng rưng khi nhắc đến mới hôm qua thôi, mọi người vẫn còn nhìn thấy ông: "Có lúc Đại tướng khỏe, có lúc Đại tướng yếu, đó là chuyện thường gặp ở người già. Trong 1.559 ngày ông ở viện, có nhiều lần ông trở bệnh nặng nhưng rất may mắn là những lần ấy đã điều trị cho ông thành công. Dù nhiều lần ông trải qua những giây phút rất nguy hiểm nhưng ông tỉnh táo đến giây phút cuối cùng".
Và đến giờ, sự mất mát ấy là có thật và rõ ràng là kể từ giây phút đó đến nhiều ngày sau, những điều dưỡng, bác sĩ, công vụ... có thể vẫn đi ngang qua căn phòng trên tầng 2 mà Đại tướng đã ở trong suốt 1.559 ngày qua, nhưng không ai còn có thể chạy vào đó mà gọi "ông ơi" nữa!.
Theo Đất Việt
Cả phố treo cờ rủ tưởng niệm Đại tướng 3 ngày nữa mới chính thức quốc tangĐại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội đã treo cờ rủ. Cờ đỏ sao vàng rợp những tuyến phố chính. Ông Nguyễn Duy Huê ở ngõ 148 đường Trần Duy Hưng đã treo cờ từ hôm 7/10. Không chỉ gia đình ông, những nhà khác nằm trên trục đường chính của...