Sự “quyến rũ” của kẻ mạnh và “giấc mơ Trung Hoa”
Thử tưởng tượng một ngày nào đó thế giới sẽ nằm dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc thay vì Mỹ.
Trung Quốc trong 20 năm trở lại đây là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Một trong những phỏng đoán về trật tự thế giới được nhiều người bàn tán nhất có liên quan đến việc Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới.
Thế nhưng, cơn bão Haiyan vừa qua đã nói với chúng ta điều gì về phỏng đoán này?
Năm 2008, một cơn lốc xoáy đã tàn phá nghiêm trọng Myanmar. Nhiều quốc gia lúc bấy giờ đã hướng về Myanmar với đôi tay tương trợ, và Mỹ cũng không là ngoại lệ. Nước này đã có tới 15 lần đề nghị chính phủ Myanmar được cho phép sử dụng hải quân để cứu trợ các nạn nhân.
Những lời đề nghị này khi đó đều không được chấp thuận bởi nhiều lí do nội tại của nhà nước Myanmar lúc đó.
Phản ứng của Mỹ sau thảm họa Haiyan tới Philippines vừa rồi cũng không khác mấy so với những gì diễn ra 5 năm trước. Họ đưa lính thủy đánh bộ và hải quân đến, đồng thời hứa trợ cấp một khoản tiền tương đương 20 triệu USD.
Trung Quốc trong khi đó chỉ gửi 100.000 USD viện trợ và không có động thái giúp đợ cụ thể nào khác, để rồi sau đó phải tăng khoản tiền này lên 1,6 triệu USD trước phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Sự so sánh này thật ra không có nhiều ý nghĩa. Mỹ và Philippines vẫn duy trì quan hệ đồng minh thân cận. Việc Philippines nhận được giúp đỡ từ Mỹ vì thế là điều không ngoài mong đợi. Trung Quốc trái lại trong quan hệ với Philippines gần đây đã có những sự đối đầu nhất định.
Cụ thể là trong vấn đề biển Đông, gần đây Philippines còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế liên quan đến vấn đề tranh chấp tại khu vực này.
Câu trả lời được tạm đưa ra cho câu hỏi ở đầu bài đến giờ phút này chỉ có thể là Trung Quốc thật sự chưa sẵn sàng cho vai trò lãnh đạo khu vực. Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hiện nay khó có thể nói là đáng ngại hơn quan hệ giữa Mỹ và Myanmar năm 2008.
Bên cạnh đó, sự việc trên diễn ra cũng nằm trong giai đoạn mà Trung Quốc đang nỗ lực thuyết phục quốc tế bằng “cuộc tấn công quyến rũ” của mình.
Trước hết, quyền lực lớn hơn đi cùng trách nhiệm lớn hơn. Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc còn gặp nhiều lúng túng trong việc xác lập quyền lực cũng như trách nhiệm của mình.
Video đang HOT
Thực tế, Trung Quốc cũng là một trong những bên chịu thiệt hại sau cơn bão. Sự thật này đã đào sâu thêm vào những đặc trựng nội tại của quốc gia này, đó là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và sự mất lòng tin vào chính phủ.
Việc chi ra một khoản tiền viện trợ lớn hơn có thể khiến người dân Trung Quốc đặt ra những câu hỏi tưởng chừng như “ngây ngô” về việc rằng liệu chính phủ của họ rốt cuộc quan tâm đến cuộc sống của họ hay người từ quốc gia khác.
Chưa kể, giúp đỡ Philippines với tư cách là một bên đối đầu tại biển Đông có thể tạo ra một làn sóng phản ứng tiêu cực trong bộ phận những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan.
2 năm trước đây, việc chính phủ Trung Quốc viện trợ xe buýt trường học cho Macedonia đã dấy lên những phản ứng như vậy, với những lập luận chủ yếu xoay quanh việc Trung Quốc bấy giờ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ xe buýt trường học nội địa.
Kế đến, bão Haiyan tiến vào Philippines đúng lúc hội nghị lần 3, đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần 18 đang diễn ra. Các quyết định đưa ra thời điểm đó có thể vì vậy mang nhiều tính cẩn trọng xét đến việc quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước không phải đang quá tốt đẹp.
Sự thiếu lòng tin giữa hai bên có thể gây cản trở trong trường hợp Trung Quốc đưa ra đề nghị về việc cử không quân hay hải quân sang Philippines giúp cứu trợ các nạn nhân.
Đó là chưa kể, không như Mỹ, khả năng điều động các lựng lượng này của Trung Quốc còn một số giới hạn nhất định.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc đã vẫn có thể làm tốt hơn trong việc thực thi quyền lực mềm của mình. Chưa cần nhắc đến vai trò lãnh đạo cùng với những trách nhiệm mà nó đem lại, muốn thực hiện thành công “cuộc tấn công quyến rũ”, Bắc Kinh không thể chỉ “nói lời hay ý đẹp” mà còn phải có các hành động thực tiễn.
Sự “quyến rũ” của một cường quốc không thể chỉ gói gọn ở góc độ kinh tế. Một cách tổng quát, nó bao gồm việc tạo lòng tin và tạo dựng hình ảnh của một “kẻ mạnh” có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.
Một trong số đó không thể xem nhẹ tầm ảnh hưởng của các hoạt động cứu trợ nhân đạo như vụ việc bão Haiyan vừa qua.
Nếu Trung Quốc chưa thể hoàn thiện vấn đề này, việc thay thế vị trí của Mỹ trong trật tự thế giới hiện nay như trong “ giấc mơ Trung Hoa” có lẽ vẫn còn xa tầm với.
Khi nào một cường quốc mới trở thành “cường quốc”?
Thông thường, sức mạnh quốc gia được đo đạc bởi nhiều yếu tố: đất đai, dân số, diện tích, chỉ số GDP, năng lực quốc phòng v.v
Trong quá khứ, có nhiều quốc gia hội tụ được đầy đủ các yếu tố trên và “mấp mé” trở thành cường quốc. Có thể kể tới Mỹ, Argentina cuối thế kỷ 19, đầu 20, Đức sau chiến tranh thế giới I, Liên Xô sau chiến tranh thế giới II, Nhật Bản những năm 1980, và gần đây nhất là Trung Quốc đầu thế kỷ 21.
Nhưng lịch sử chỉ ra rằng không phải quốc gia nào có những yếu tố kể trên đều có thể đạt ngưỡng cường quốc.
Nước Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có một thời gian được xem là cường quốc, nhưng Washington lại có lúc từ chối thực hiện vai trò lãnh đạo. Đó là khi nước Mỹ lựa chọn chủ nghĩa biệt lệ làm kim chỉ nam cho chính sách của mình trong suốt khoảng thời gian xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới và một khoảng thời gian trước đó. Mỹ khi đó có thể là mạnh nhất, nhưng cũng có thể không phải là cường quốc đúng nghĩa.
Đức, Liên Xô và Nhật Bản trong thế kỷ XX đã có những thời điểm khác nhau thể hiện ý chí cường quốc của mình: một nước Đức quân phiệt dười thời đệ Tam đế chế, một Liên Xô dựa trên ý thức hệ làm công cụ tuyên truyền, và một Nhật Bản phát triền “thần kỳ” về kinh tế.
Tuy nhiên cả ba trường hợp đều thất bại bởi nhiều lý do khác nhau, mà một trong những lý do chính là không thể tạo đủ sức hấp dẫn cần thiết – đôi khi lại trái ngược hoàn toàn – để các quốc gia khác chấp nhận.
Nước Mỹ trở thành cường quốc trong thế kỷ XX với hai khoảnh khắc khác nhau: khoảnh khắc sau thế chiến thứ hai, và sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Đây được coi là những “khoảnh khắc của cường quốc lãnh đạo”.
Nước Mỹ cũng có một khoánh khắc đáng nhớ khác, bị chối bỏ và “chán ghét” trong và sau các cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq. Đây được xem là một sự thể hiện hoàn chỉnh của một cường quốc mang tính “cơ bắp”. Từ năm 2009 khi ông Obama lên làm Tổng thống, công việc đầu tiên mà ông thực hiện chính là cố gắng tái lập lại hình ảnh của nước Mỹ với tư cách là một siêu cường lãnh đạo, vốn tạo được sự đồng thuận bởi các nước nhỏ hơn.
Trung Quốc đang trỗi dậy và không chỉ đơn thuần bằng sức mạnh. Bắc Kinh đã có một số khoảnh khắc thể hiện vai trò lãnh đạo nhất định của mình từ năm 1997 ở khu vực: không phá giá đồng nhân dân tệ trong khủng hoảng tài chính 1997-1998, thiết lập FTA giữa Trung Quốc và ASEAN 2002 hay việc giảm nhiệt phần nào căng thẳng trên biển Đông thông qua ký kết DOC với ASEAN.
Tuy vậy, xu hướng bá quyền quay lại từ năm 2008-2009 khi Trung Quốc cảm nhận được cán cân quyền lực đang thay đổi. Bài học “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình đang dần bị thay thế bằng chính sách ngoại giao chủ động cứng rắn mang nhiều yếu tố bá quyền. Bản thân chính sách bá quyền này lại bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc nước lớn: Trung Quốc có thể nói không; người Trung Quốc không vui hay giấc mơ Trung Hoa.
Muốn trở thành cường quốc thực thụ, một quốc gia cần tích lũy đầy đủ năng lực và cả nhận thức trong một thời gian dài. Và một siêu cường lãnh đạo để đạt được đầy đủ vị thế cùa mình cần một quá trình với kết hợp của nhiều yếu tố. “Cường quốc” bản thân nó không phải là một khái niệm “tự phong”, mà nó đại diện cho một vị thế phụ thuộc vào sự chấp nhận và đi theo từ các quốc gia khác.
Theo Người đưa tin
6 cường quốc kỳ vọng đạt thỏa thuận với Iran về hạt nhân
Ngày 23.11, ngoại trưởng 6 cường quốc tập trung tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự một cuộc đàm phán với Iran, kỳ vọng đạt được một thỏa thuận với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Một nhà máy điện hạt nhân của Iran - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng nhóm P5 1 bao gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức kỳ vọng đã "gần đạt được" một thỏa thuận với Iran. Theo đó, Tehran ngừng các chương trình hạt nhân, cụ thể là làm giàu uranium, để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt Iran, theo BBC.
Nhưng Iran luôn khẳng định nước này có quyền được làm giàu uranium vì mục đích dân sự, dùng cho các nhà máy điện hạt nhân.
Iran cũng bác bỏ các cáo cuộc của Mỹ và phương Tây cho rằng các chương trình hạt nhân của nước này là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trước đó, các phiên đàm phán cấp thấp giữa đoàn đàn phán P5 1 và Iran đã diễn ra từ ngày 20 - 22.11.
Những vòng đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran hồi đầu tháng 11.2013 đã không thể đưa ra kết luận hay đạt được thỏa thuận gì.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22.11 cho biết ông nhìn thấy ở cuộc đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran có một "cơ hội thật sự" để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.
Các nhà phân tích cho rằng các cuộc đàn phán P5 1 với Iran lâu nay bế tắc, không đạt được thỏa thuận gì do Tehran luôn khẳng định nước này có quyền làm giàu uranium, nhưng uranium có thể được dùng để sản xuất điện hạt nhân và cả vũ khí hạt nhân.
Theo TNO
Ảo giác siêu cường của Trung Quốc Trong khoảng thời gian 35 năm cải cách, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không phải những biểu hiện bề ngoài mà chính những nhân tố bên trong mới quyết định một nước có trở thành cường quốc đúng nghĩa hay không. Chỉ trong vòng 3 năm từ 2007 cho đến 2010,...